Nghị định 37 hướng dẫn thi hành luật quy hoạch

Bổ sung một số điều của Nghị định 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch

Ngày cập nhật 04/09/2023

Ngày 12/8/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 58/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch. Cụ thể:

03 nguyên tắc hỗ trợ và sử dụng nguồn lực hỗ trợ hoạt động quy hoạch của tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài:

- Bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch; đúng mục tiêu, mục đích; tiết kiệm, hiệu quả.

- Tự nguyện; vì lợi ích chung của cộng đồng và xã hội, không vụ lợi;

- Không tiếp nhận hỗ trợ nguồn lực của tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài cho việc xây dựng và thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch.

Sửa đổi thời hạn lập quy hoạch như sau:

- Thời hạn lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch vùng không quá 36 tháng tính từ ngày nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt;

- Thời hạn lập quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh không quá 30 tháng tính từ ngày nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt.

- Trường hợp cần gia hạn thời gian lập quy hoạch, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch quyết định điều chỉnh kéo dài nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Bổ sung quy định về trình tự, thủ tục lập kế hoạch thực hiện quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng. Cụ thể:

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng dự thảo kế hoạch thực hiện quy hoạch; gửi lấy ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương liên quan;

- Các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương liên quan có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bảnlấy ý kiến về dự thảo kế hoạch thực hiện quy hoạch;

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý và hoàn thiện dự thảo kế hoạch thực hiện quy hoạch trình Chính phủ ban hành đối với quy hoạch tổng thể quốc gia; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành đối với quy hoạch vùng.

Ngày 12/8/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 58/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch.

Nghị định số 58/2023/NĐ-CP bổ sung quy định về nguồn lực hỗ trợ hoạt động quy hoạch như sau: 1- Nguồn lực hỗ trợ hoạt động quy hoạch của tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài bao gồm kinh phí, kết quả nghiên cứu của cơ quan, tổ chức, chuyên gia (kể cả chuyên gia tình nguyện), tài trợ giải thưởng cho tổ chức, cá nhân có ý tưởng quy hoạch được lựa chọn trên cơ sở kết quả thi tuyển ý tưởng quy hoạch do cơ quan lập quy hoạch tổ chức (nếu có); đầu vào để tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, nghiên cứu, khảo sát, đào tạo và được tiếp nhận, quản lý, sử dụng như sau: - Nguồn lực hỗ trợ hoạt động quy hoạch của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài được tiếp nhận, quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi và viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam. - Nguồn lực hỗ trợ hoạt động quy hoạch bằng kinh phí của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước được tiếp nhận, quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. - Nguồn lực hỗ trợ hoạt động quy hoạch bằng hình thức kết quả nghiên cứu của cơ quan, tổ chức, chuyên gia; tài trợ giải thưởng cho tổ chức, cá nhân có ý tưởng quy hoạch được lựa chọn trên cơ sở kết quả thi tuyển ý tưởng quy hoạch do cơ quan lập quy hoạch tổ chức (nếu có); đầu vào để tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, nghiên cứu, khảo sát, đào tạo được tiếp nhận, quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật về quy hoạch và pháp luật khác có liên quan. 2- Nguyên tắc hỗ trợ và sử dụng nguồn lực hỗ trợ hoạt động quy hoạch của tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài: Bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch; đúng mục tiêu, mục đích; tiết kiệm, hiệu quả; Tự nguyện; vì lợi ích chung của cộng đồng và xã hội, không vụ lợi; Không tiếp nhận hỗ trợ nguồn lực của tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài cho việc xây dựng và thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch. 3- Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan có liên quan quyết định hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quyết định việc tiếp nhận nguồn lực hỗ trợ hoạt động quy hoạch của tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật. 4- Cơ quan tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn lực hỗ trợ hoạt động quy hoạch của tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm về việc quản lý và sử dụng nguồn lực hỗ trợ theo quy định của pháp luật về quy hoạch và pháp luật khác có liên quan. 5- Nội dung quy hoạch và việc lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, đánh giá, điều chỉnh quy hoạch trong trường hợp có sử dụng nguồn lực hỗ trợ hoạt động quy hoạch của tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài phải phù hợp với nhiệm vụ lập quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch. 6- Nguồn lực hỗ trợ hoạt động quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn của tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài được tiếp nhận, quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị và pháp luật về xây dựng. Về quy trình lập quy hoạch ngành quốc gia, Nghị định quy định như sau: 1- Quy hoạch ngành quốc gia được lập theo quy trình quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Quy hoạch. 2- Đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch ngành quốc gia thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều 26 Luật Bảo vệ môi trường. Cơ quan lập quy hoạch chịu trách nhiệm lấy ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường bằng văn bản đồng thời với việc lấy ý kiến về quy hoạch. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trả lời bằng văn bản bao gồm nội dung về quy hoạch và nội dung báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch. 3- Cơ quan lập quy hoạch ngành quốc gia lựa chọn tổ chức tư vấn đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược. Về quy trình lập quy hoạch vùng: 1- Quy hoạch vùng được lập theo quy trình quy định tại khoản 3 Điều 16 Luật Quy hoạch. 2- Thẩm định hợp phần quy hoạch vùng: - Cơ quan tổ chức lập hợp phần quy hoạch thành lập Hội đồng thẩm định để thẩm định hợp phần quy hoạch. Hội đồng thẩm định làm việc theo chế độ tập thể, thảo luận công khai, biểu quyết theo đa số để thông qua hợp phần quy hoạch. Thành phần và quy chế hoạt động của Hội đồng thẩm định do cơ quan tổ chức lập hợp phần quy hoạch quyết định; - Nội dung thẩm định hợp phần quy hoạch bao gồm sự phù hợp với nhiệm vụ lập quy hoạch, sự phù hợp với quy định của pháp luật về quy hoạch và quy định của pháp luật khác có liên quan; - Báo cáo thẩm định hợp phần quy hoạch phải thể hiện rõ ý kiến của Hội đồng thẩm định hợp phần quy hoạch về nội dung thẩm định quy hoạch tại điểm b khoản này và kết luận về việc hợp phần quy hoạch đã đủ kiện hoặc chưa đủ điều kiện để gửi cơ quan lập quy hoạch vùng và được gửi tới cơ quan lập hợp phần quy hoạch để tiếp thu, giải trình và hoàn thiện hợp phần quy hoạch; - Cơ quan tổ chức lập hợp phần quy hoạch có trách nhiệm gửi cơ quan lập quy hoạch vùng báo cáo thẩm định và báo cáo hợp phần quy hoạch đã được tiếp thu và hoàn thiện theo ý kiến của Hội đồng thẩm định hợp phần quy hoạch. 3- Đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch vùng thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều 26 Luật Bảo vệ môi trường. Cơ quan lập quy hoạch chịu trách nhiệm lấy ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường bằng văn bản đồng thời với việc lấy ý kiến về quy hoạch. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trả lời bằng văn bản bao gồm nội dung về quy hoạch và nội dung báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch. 4- Cơ quan lập quy hoạch vùng lựa chọn tổ chức tư vấn đánh giá môi trường chiến lược. Về quy trình lập quy hoạch tỉnh: 1- Quy hoạch tỉnh được lập theo quy trình quy định tại khoản 4 Điều 16 Luật Quy hoạch. 2- Đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch tỉnh thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều 26 Luật Bảo vệ môi trường. Cơ quan lập quy hoạch chịu trách nhiệm lấy ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường bằng văn bản đồng thời với việc lấy ý kiến về quy hoạch. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trả lời bằng văn bản bao gồm nội dung về quy hoạch và nội dung báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch. 3- Cơ quan lập quy hoạch tỉnh lựa chọn tổ chức tư vấn đánh giá môi trường chiến lược. Về thời hạn lập quy hoạch, Nghị định sửa đổi như sau: Thời hạn lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch vùng không quá 36 tháng tính từ ngày nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt, trong đó thời hạn lập hợp phần quy hoạch không quá 20 tháng đối với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch vùng. Thời hạn lập quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh không quá 30 tháng tính từ ngày nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt. Trường hợp cần gia hạn thời gian lập quy hoạch, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch quyết định điều chỉnh kéo dài nhưng tối đa không quá 12 tháng trên cơ sở báo cáo của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.