Ngôn ngữ kiến trúc là gì năm 2024

Thị trường F&B khốc liệt buộc các chủ đầu tư phải không ngừng gia tăng sức cạnh tranh trên nhiều phương diện. Một trong số đó là đầu tư cho thương hiệu, xây dựng bản sắc riêng, tối ưu trải nghiệm khách hàng thông quan yếu tố không gian, ngôn ngữ thiết kế. Vậy ngôn ngữ thiết kế không gian cụ thể là gì, tác động thế nào đến các thương hiệu nhà hàng, quán cà phê trong việc vượt mặt các đối thủ cùng ngành? Hãy cùng Phong Cách Mộc phân tích.

Ngôn ngữ thiết kế không gian là gì?

Ngôn ngữ thiết kế không gian là tập hợp các yếu tố được sử dụng để truyền tải ý tưởng và cảm xúc trong nội thất, kiến trúc. Trong lĩnh vực nhà hàng, quán cà phê, ngôn ngữ thiết kế đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra trải nghiệm độc đáo và thu hút khách hàng.

Mặt tiền dự án Súp Bào Ngư Vi Cá Ông Sủi do Phong Cách Mộc thực hiện

Ngôn ngữ thiết kế không gian thường thể hiện qua các tiêu chí sau:

  • Phong cách thiết kế: phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu; thể hiện rõ nét bản sắc thương hiệu thông qua màu sắc, vật liệu, nội thất, phụ kiện trang trí,...
    • Theo văn hóa: Nhật Bản, Việt Nam, Trung Quốc,...
    • Theo phong cách: đương đại, hiện đại, retro, tối giản,...
  • Bố cục và hình khối:
    • Bố cục: tỷ lệ, nhịp điệu, điểm nhấn của nội thất.
    • Hình khối: vuông, tròn, tam giác, vát cạnh, bo góc,... tạo sự cân bằng, tương phản hoặc chuyển động trong không gian.
  • Phân chia công năng:
    • Front of house: Khu vực phục vụ cần bố trí bàn ghế hợp lý, đảm bảo sự thoải mái cho khách hàng và thuận tiện cho việc di chuyển của nhân viên; khu vực quầy bar cần nổi bật như "trái tim" của dự án, đồng thời nhân viên phải dễ dàng thao tác.
    • Back of house: Khu vực bếp cần bố trí khoa học, hợp vệ sinh và an toàn cho nhân viên; Khu vực vệ sinh sạch sẽ, tiện nghi và mang lại trải nghiệm tốt cho khách hàng.

  • Ánh sáng: tạo ra hiệu ứng thị giác và cảm xúc khác nhau với
    • Loại ánh sáng: tự nhiên, nhân tạo.
    • Hướng chiếu sáng: từ trên xuống, từ dưới lên.
  • Màu sắc:
    • Hệ thống màu: nóng, lạnh, trung tính hay phối hợp.
    • Kết cấu màu sắc: sử dụng các loại vật liệu có kết cấu và màu sắc khác nhau tạo sự đa dạng, chiều sâu cho không gian.
  • Vật liệu:
    • Loại vật liệu: gỗ, đá, kim loại, kính,... phù với đặc tính của từng phong cách.
    • Kết cấu vật liệu: bề mặt mịn, sần sùi, bóng, trơn láng,...
  • Nội thất và phụ kiện trang trí
    • Kiểu dáng nội thất: hiện đại, cổ điển, tối giản, retro,...
    • Chất liệu nội thất: da, nỉ, vải, solid surface,...

Ngoài ra, âm nhạc, cây xanh, mùi hương,... cũng là những tiêu chí góp phần vào ngôn ngữ thiết kế không gian, tạo ra xúc cảm cho thực khách khi đến trải nghiệm tại nhà hàng, quán cà phê, bên cạnh chất lượng sản phẩm dịch vụ.

Xem thêm:

\>> Ý Nghĩa Của Kịch Bản Vật Liệu Trong Thiết Kế Thi Công Nhà Hàng, Quán Cafe

\>> Tầm Quan Trọng Của Tính Bản Sắc Riêng Trong Không Gian Kinh Doanh F&B

Ngôn ngữ thiết kế không gian nói gì về thương hiệu?

Các tiêu chí cấu thành nên ngôn ngữ thiết kế không gian cần được sử dụng một cách hài hòa và thống nhất; phù hợp với phong cách, đối tượng khách hàng mục tiêu. Nếu làm được điều này, thiết kế không gian sẽ là chất liệu, là nền tảng tuyệt vời để thể hiện bản sắc và tính cách thương hiệu; thể hiện sứ mệnh, tầm nhìn của thương hiệu và góp phần gia tăng sức cạnh tranh so với các đối thủ.

Thể hiện bản sắc và tính cách thương hiệu

Vượt xa mục đích chức năng thông thường, ngôn ngữ thiết kế không gian đóng vai trò như một "bản giao hưởng" đầy cảm xúc, góp phần định hình bản sắc và truyền tải thông điệp của thương hiệu một cách tinh tế và ấn tượng. Từng chi tiết trong không gian, từ cách bố trí, màu sắc, vật liệu, ánh sáng đến âm nhạc, mùi hương đều có tác động đến việc tạo một trải nghiệm độc đáo, khơi gợi cảm xúc và ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng khách hàng.

Hơn cả sự thu hút về mặt thị giác, ngôn ngữ thiết kế không gian còn là lời chào nồng nhiệt, là câu chuyện thương hiệu được kể một cách sinh động, là sự kết nối tinh tế giữa thương hiệu và khách hàng.

Hãy tưởng tượng ra một nhà hàng sang trọng với ánh đèn vàng ấm áp, nội thất tinh tế và vật liệu cao cấp. Không gian đó sẽ khơi gợi cảm giác đẳng cấp và sang trọng, khiến khách hàng cảm thấy được trân trọng và nâng niu. Hay một quán cà phê trẻ trung với màu sắc tươi sáng, âm nhạc sôi động và nội thất hiện đại sẽ tạo nên bầu không khí tươi mới, đầy sự kết nối và cho phép thực khách trẻ thoải mái thể hiện bản thân mình, cũng như kết nối với những vị khách có cùng tần số.

Thể hiện sứ mệnh, tầm nhìn của thương hiệu

Ngôn ngữ thiết kế không gian không chỉ thể hiện bản sắc thương hiệu mà còn là công cụ mạnh mẽ, khéo léo để truyền tải sứ mệnh và tầm nhìn đến khách hàng.

Một cửa hàng của thương hiệu Phê La

Mỗi phong cách thiết kế thể hiện một tầm nhìn khác nhau. Chẳng hạn như, thương hiệu Phê La mang sứ mệnh “Đánh thức những nốt hương đặc sản của nông sản Việt Nam”. Hướng đến tinh thần thủ công, thô mộc, thuần Việt trong mỗi sản phẩm, không gian của Phê La cũng mộc mạc, gần gũi với tông nâu trầm ấm.

Đồng thời, thiết kế mở giúp cho mỗi cửa hàng Phê La như một ốc đảo xanh mát giữa lòng phố thị ồn ào. Diện tích tuy không quá rộng, nhưng không gian luôn thoáng đãng và ngập tràn hoa lá, mang đến cho khách hàng cảm giác thư thái và bình yên.

Là công cụ gia tăng sức cạnh tranh

Trong thị trường F&B khốc liệt, việc tạo dựng lợi thế cạnh tranh là điều sống còn cho mỗi nhà hàng, quán cà phê. Và ngôn ngữ thiết kế không gian chính là "vũ khí bí mật" giúp bạn chinh phục khách hàng ngay từ ánh nhìn đầu tiên.

Cộng Cà Phê dù bày trí ở đâu cũng nhất quán được tinh thần thương hiệu đầy hoài niệm

Giữa "rừng" đối thủ cạnh tranh, việc sở hữu ngôn ngữ thiết kế độc đáo sẽ giúp bạn tạo nên sự khác biệt, thu hút sự chú ý, định vị vị trí trên thị trường và tạo dấu ấn khó phai trong lòng khách hàng. Chẳng hạn như Cộng Cà Phê mang đến không gian hoài cổ, gợi nhớ về Việt Nam những năm 1975-1980, khơi gợi cảm xúc và ký ức tuổi thơ. Trong khi, Highlands Coffee với màu nâu và đỏ trầm ấm, tạo cảm giác sang trọng và đẳng cấp, đồng thời mang đến sự gắn kết, hàn huyên của những hội bạn.

Một góc tại Runam Thảo Điền [TP Thủ Đức, TPHCM]

Khách hàng không chỉ đến nhà hàng, quán cà phê để thưởng thức món ăn, thức uống mà còn để tìm kiếm trải nghiệm. Không gian đẹp, tiện nghi và phù hợp với sở thích sẽ giúp khách hàng cảm thấy thoải mái, thư giãn và muốn quay lại lần nữa. Chẳng hạn như Runam Bistro mang đến góc thư giãn xanh mát, gần gũi với thiên nhiên, giúp thư thái đầu óc sau những giờ làm việc căng thẳng. Còn Starbucks lại nổi tiếng với không gian sang trọng, thể hiện vị thế một thương hiệu cà phê cao cấp.

Một cửa hàng Starbuck tại Thượng Hải [Trung Quốc]

Không chỉ vậy, thiết kế không gian đẹp còn là background lý tưởng để khách hàng chụp ảnh, check-in và chia sẻ lên mạng xã hội. Hình ảnh đẹp được chia sẻ rộng rãi giúp quảng bá, tạo dựng uy tín cho thương hiệu và thu hút thêm khách hàng tiềm năng. Đây là một cách marketing hiệu quả mà gần như không tốn chi phí.

Có thể nói, ngôn ngữ thiết kế không gian không chỉ thể hiện bản sắc thương hiệu mà còn là chìa khóa để tạo dựng lòng tin và sự gắn kết với khách hàng. "Thổi hồn" vào thương hiệu thông qua thiết kế không gian là một trong những cách khôn khéo để xây dựng vị thế thương hiệu và tạo nên lợi thế cạnh tranh trong thị trường đầy biến động.

Vai trò của ngôn ngữ thiết kế không gian trong việc tạo ra trải nghiệm khách hàng

Ngôn ngữ thiết kế không gian đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo ra trải nghiệm khách hàng. Nó không chỉ đơn thuần là sắp xếp nội thất hay trang trí, mà còn là nghệ thuật sử dụng các yếu tố thiết kế để tác động đến cảm xúc, nhận thức và hành vi của người đến trải nghiệm.

Cảm xúc: Thiết kế không gian có thể khơi gợi nhiều cảm giác như thoải mái, sang trọng, ấm cúng, hiện đại, nhiều năng lượng. Màu sắc tươi sáng, ánh sáng dịu nhẹ và đồ nội thất mềm mại sẽ tạo cảm giác thư giãn. Trong khi sử dụng màu sắc mạnh mẽ, ánh sáng rực rỡ và đồ nội thất hiện đại sẽ tạo cảm giác năng động, hứng khởi.

Nhận thức: Bản sắc thương hiệu được phản ánh thông qua ngôn ngữ thiết kế. Nội thất gỗ với đèn vàng nhẹ nhàng, tiếng nhạc du dương sẽ định hình một không gian fine-dining sang trọng. Trong khi những chiếc bàn tròn quây quần, khói tỏa nghi ngút, decor tông đỏ trắng sẽ mang đến hình dung về nồi lẩu nóng hổi, lý tưởng để hội họp bạn bè, ăn uống hàn huyên.

Hành vi: Nếu cảm xúc và nhận thức là những điều khiến khách hàng ấn tượng về thương hiệu, thì sự thoải mái khi trải nghiệm trong không gian lại là yếu tố quyết định khách hàng có tiếp tục lựa chọn và trung thành với thương hiệu hay không. Điều này được tạo ra từ nhiều chi tiết nhỏ. Ví dụ, bố trí chỗ ngồi hợp lý có thể khuyến khích khách hàng giao tiếp và tương tác với nhau [1], trong khi bố trí chỗ ngồi riêng tư lại lý tưởng cho nhóm khách hàng tập trung vào công việc hoặc đọc sách hơn [2]. Tùy nhóm khách hàng tiềm năng là ai mà cách [1] hay [2] sẽ được yêu thích hơn.

Phân tích case study thực tế

Hãy cùng phân tích cách mà thương hiệu Pizza 4P’s và Katinat đã làm trong việc xây dựng ngôn ngữ thiết kế không gian để có được những thành công nhất định trên hành trình chinh phục trái tim khách hàng.

  1. Thương hiệu Pizza 4P’s

Thương hiệu Pizza 4P's khởi nguồn từ thông điệp “Pizza For Peace” - Làm cho thế giới mỉm cười vì hạnh phúc. Không chỉ tập trung vào việc tạo ra những chiếc pizza chất lượng cao theo tiêu chuẩn từ vườn đến bàn ăn [from-farm-to-table], Pizza 4P’s còn muốn gửi đi sự tích cực và trải nghiệm không gian gần gũi, mang tính bản địa tại từng nơi mà thương hiệu có mặt. Do vậy, mỗi chi nhánh Pizza 4P's hầu như có thiết kế khác nhau, sử dụng vật liệu và câu chuyện địa phương, hoặc tạo ra kiến trúc độc đáo, thổi luồng gió tươi mới cho địa điểm ấy.

Một góc ngập tràn ánh sáng của Pizza 4P's chi nhánh Long Biên [Hà Nội]

Concept hang động tại Pizza 4P's chi nhánh Hà Đông [Hà Nội]. Công trình được thiết kế với mong muốn mang những giá trị nguyên bản của tự nhiên, yếu tố bền vững gắn kết con người và thiên nhiên.

Pizza 4P’s Bình Dương là không gian xanh mát, hướng đến mô hình không rác thải, bao quanh bởi các vườn cây ăn quả.

Thương hiệu cà phê Katinat

Khác với Pizza 4P’s, mỗi cửa hàng Katinat có những điểm độc đáo riêng, thể hiện qua cách bài trí nội thất, sắp xếp công năng, sử dụng các mảng màu và họa tiết,... Nhưng nhìn chung, chuỗi cà phê này vẫn giữ được sự đồng nhất trong phong cách thiết kế tổng thể trên toàn hệ thống.

Không gian thương hiệu cà phê Katinat mang phong cách retro kết hợp bistro. Có sự pha trộn độc đáo giữa nét cổ điển hoài niệm của thập niên 70-80 và sự hiện đại, tinh tế của phong cách bistro. Sử dụng gam màu trung tính chủ đạo như xanh cổ vịt, xám, be tạo cảm giác thanh lịch, sang trọng. Bàn ghế được thiết kế đơn giản, tinh tế và chú trọng nhiều vào ánh sáng để tạo ra bầu không khí ấm cúng.

Katinat Bình Dương vẫn giữ được màu xanh cổ vịt đặc trưng ở quầy bar trung tâm, đồng thời phối kết ăn ý với văn hóa gốm sứ bản địa.

Vượt ngoài yếu tố thẩm mỹ, thiết kế không gian là câu chuyện thương hiệu được kể bằng hình ảnh, màu sắc và bố cục. Đó là cách thương hiệu tạo bản sắc riêng, nổi bật giữa vô vàn đối thủ, thu hút và giữ chân khách hàng, đồng thời truyền tải sứ mệnh và tầm nhìn một cách rõ nét.

Hãy đầu tư vào thiết kế không gian để tạo nên điểm nhấn giúp bạn chinh phục thị trường F&B đầy tiềm năng. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn giải pháp không gian với bản sắc độc đáo dành riêng cho thương hiệu của bạn.

Ngôn ngữ tạo hình kiến trúc là gì?

Ngôn ngữ tạo hình kiến trúc là loại hình ngôn ngữ nghệ thuật, cũng thuộc phạm trù ngôn ngữ học. Là thông tin về trạng thái, tính chất của không gian kiến trúc thông qua bố cục hình khối, tổ hợp đường nét, sử dụng chất liệu, màu sắc, ánh sáng… chủ thể của KTS sáng tác.

Bình Điền trần là gì?

Bình diện trần là yếu tố nổi trội trong không gian với hình thể, màu sắc, chất liệu và kết cấu bề mặt.

Ngôn ngữ thiết kế nội thất là gì?

Ngôn ngữ thiết kế không gian là tập hợp các yếu tố được sử dụng để truyền tải ý tưởng và cảm xúc trong nội thất, kiến trúc. Trong lĩnh vực nhà hàng, quán cà phê, ngôn ngữ thiết kế đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra trải nghiệm độc đáo và thu hút khách hàng.

Chủ Đề