Người lái xe đang điều khiển xe trên đường mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá bao nhiêu thì bị nghiêm cấm?

Công ty Luật Hùng Thắng chuyên tư vấn doanh nghiệp, tư vấn luật doanh nghiệp, tư vấn thành lập công ty, tư vấn pháp lý thường xuyên, tư vấn thay đổi đăng ký kinh doanh, tư vấn đất đai, tư vấn hợp đồng, tư vấn hôn nhân, tư vấn ly hôn, tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình, luật sư bào chữa..

(ĐSPL) – Một chuyên gia y tế cho biết, với nồng độ cồn ở mức 0,05mg/lít khí thở, người uống đã bị giảm sút suy nghĩ và bị kích động nhẹ, nói nhiều.

Vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông đã và đang là một trong những nguyên nhân chính, đáng báo động gây nên tai nạn giao thông hiện nay. Dù đã được cảnh báo và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về tác hại của việc sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông, tuy nhiên vì thói quen, sở thích và vì chủ quan, nhiều người vẫn bỏ qua, coi thường tính mạng của mình và bất chấp hậu quả sẽ xảy ra.

Tại Điều 8 Luật Giao thông đường bộ (GTĐB) quy định về nhóm các hành vi bị nghiêm cấm đối với người điều khiển phương tiện xe cơ giới, trong đó có hành vi điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc 0,25 miligam/ 1lít khí thở.

Người lái xe đang điều khiển xe trên đường mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá bao nhiêu thì bị nghiêm cấm?

Nồng độ cồn bao nhiêu thì bị phạt? – Ảnh minh hoạ

Đối với người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở chịu mức phạt 2 triệu – 3 triệu đồng. Tước bằng lái xe 01 – 03 tháng.

Vượt quá 50 miligam – 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam – 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt 7 triệu – 8 triệu đồng. Tước bằng lái xe 03 – 05 tháng.

Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt 16 triệu – 18 triệu đồng. Tước bằng lái xe 04 – 06 tháng.

Đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.

Tại sao lượng cồn không được vượt quá 50mg/100ml?

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, khoảng 40% số vụ tai nạn giao thông và 11% số người tử vong do tai nạn liên quan đến rượu, bia.

Theo nghiên cứu của tổ chức WHO, khi tiến hành khảo sát trên hơn 18.000 nạn nhân nhập viện do tai nạn giao thông tại Việt Nam đã cho thấy, 36% số người lái xe máy có nồng độ cồn trong máu vượt ngưỡng cho phép, 66,8% số lái xe ô tô vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện.

Một chuyên gia y tế cho biết, tùy vào từng mức độ sử dụng rượu bia sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng khi tham gia giao thông.

Cụ thể, với nồng độ cồn ở mức 0,05mg/lít khí thở, người uống đã bị giảm sút suy nghĩ và bị kích động nhẹ, nói nhiều; ở mức 0,1mg/lít khí thở, người điều khiển sẽ gặp khó khăn trong việc cầm nắm, đi lại vụng về.

Với nồng độ 0,2mg/lít khí thở, người điều khiển dễ bị ức chế, dễ giận dữ, đi lại loạng choạng. Nếu ở các mức độ cao hơn, người uống có thể bị lú lẫn khiến họ không thể tự chủ được hành vi cá nhân…

Bằng các thực nghiệm khoa học, người ta nhận thấy, chỉ cần nồng độ cồn trong máu đạt 50mg/100ml, người điều khiển phương tiện giao thông đã không còn khả năng điều khiển chính xác một số động tác khi tham giao thông.

Khi nồng độ cồn bắt đầu vượt ngưỡng từ 50mg/100ml trở lên, nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông bắt đầu xuất hiện do hệ thần kinh bị suy giảm khả năng điều phối chính xác.

Nồng độ cồn trong máu dao động từ 50-79mg/100ml máu, nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông thậm chí còn cao hơn người không uống rượu bia tới 7-21 lần. Và nếu từ 80mg/100ml máu trở lên thì nồng độ cồn này đủ khả năng gây cho người điều khiển phương tiện giao thông mất tầm kiểm soát và có thể gây ra những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.

4 trường hợp phải xét nghiệm nồng độ cồn trong máu

Thông tư liên tịch (26/2014/TTLT-BYT-BCA) quy định về xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng (viết tắt là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ).

4 trường hợp phải xét nghiệm nồng độ cồn trong máu là: người điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn hoặc bị tai nạn giao thông; người điều khiển phương tiện giao thông có liên quan đến vụ tai nạn giao thông; người điều khiển phương tiện giao thông có dấu hiệu sử dụng chất có cồn; người điều khiển phương tiện giao thông bị tai nạn giao thông được đưa đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được bác sĩ chỉ định xét nghiệm nồng độ cồn trong máu.

Người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm Luật Giao thông đường bộ phải chi trả chi phí xét nghiệm nồng độ cồn trong máu theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hiện hành.