Người rất mệt tại sao ko ngủ được

Tình trạng ngủ dậy vẫn thấy mệt khá phổ biến, gặp ở rất nhiều người. Thế nhưng không ai biết nguyên nhân tại sao và cải thiện tình trạng này như thế nào? Dưới đây là những nguyên nhân khiến bạn cảm thấy ngủ dậy vẫn mệt.

Ban ngày lao động quá sức

Do ban ngày lao lực và lao tâm quá nhiều nên khi màn đêm buông xuống, cơ thể vẫn chưa xả hết được stress và mệt mỏi nên khiến giấc ngủ chập chờn, không sâu. Vì thế nhiều người ngủ dậy vẫn thấy mệt.

Tác dụng phụ của một số thuốc khiến bạn ngủ dậy vẫn thấy mệt

Một số thuốc men như thuốc cảm lạnh, thuốc dị ứng, thuốc điều trị bệnh thiếu chú ý và quá hiếu động (ADHD) và một số loại thuốc theo toa khác có thể dẫn đến cảm giác mệt mỏi, ảnh hưởng đến nhịp sinh học của giấc ngủ.

Cảm thấy chán nản

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu như trong bạn vẫn còn những chán nản, buồn rầu trước khi đi ngủ thì dù có trốn vào chăn, nhắm chặt mắt, đếm đến hàng vạn… thì mệt mỏi vẫn bám riết lấy.

Người rất mệt tại sao ko ngủ được

Hội chứng rối loạn giấc ngủ khiến ngủ dậy vẫn thấy mệt

Những dấu hiệu cảnh báo tình trạng rối loạn giấc ngủ như: ngủ ngáy, khó thở  hoặc hội chứng nóng ruột, bồn chồn ….có thể ảnh hưởng đến tất cả các cơ hội để bạn có một giấc ngủ đêm ngon giấc và không mệt mỏi đấy.

Đang có nghi vấn về sức khỏe

Nếu như bạn đang gặp một trong những vấn đề về sức khỏe như: hội chứng mệt mỏi mãn tính, phẫu thuật, sốt … cũng khiến cho bạn cảm thấy giấc ngủ đầy khó khăn vì cơ thể bải hoải chưa hồi phục.

Có thể bạn quan tâm:

    • 10 cách giúp bạn có giấc ngủ sâu, ngon giấc
    • 20 phút ngủ trưa ngon giấc với 7 mẹo vàng
    • Tình trạng mất ngủ vào cuối giấc

Người rất mệt tại sao ko ngủ được

Lạm dụng thuốc ngủ khiến bạn ngủ dậy vẫn thấy mệt

Thuốc ngủ tuy giúp bạn dễ ngủ ngay cả khi cơ thể mệt mỏi nhưng phụ thuộc quá nhiều vào thuốc ngủ sẽ không phải là một ý tưởng tốt cho sức khỏe lâu dài. Bởi khi thức giấc sẽ dễ xuất hiện tình trạng lơ mơ, mất tập trung do tác dụng kéo dài của thuốc.

Bên cạnh đó, dùng thuốc ngủ lâu ngày gây nhờn thuốc nhưng không dùng thì thấy uể oải, khó chịu (phụ thuộc vào thuốc). Vậy nên hãy tìm cảm giác thư giãn giảm mệt mỏi trước khi ngủ trong các thức uống thảo dược như trà hoa cúc, hoặc trong một ly sữa ấm nóng.

Lời khuyên để cải thiện tình trạng ngủ dậy vẫn thấy mệt

Nếu nhận thấy rằng đã cố gắng duy trì một thói quen đi ngủ đúng giờ nhưng vẫn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và giấc ngủ ngày một tồi tệ thì phải nhanh chóng  nói chuyện với người thân để có cách chăm sóc tốt hơn.  Nếu không cải thiện được tình hình, bạn phải thu xếp ghé thăm bác sỹ khám bệnh càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, bạn cũng nên nhớ rằng giấc ngủ là một phần thực sự quan trọng để duy trì và tăng cường sức khỏe cho bạn. Thường xuyên tập thể dục và một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn xóa tan mệt mỏi, cảm thấy thoải mái, sẵn sàng để ngủ vào ban đêm và sẵn sàng cho bất cứ điều gì bất thường nhất xảy đến trong ngày.

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Nhiều bệnh lý giấc ngủ biểu hiện với mất ngủ và buồn ngủ ban ngày quá mức (EDS).

  • Mất ngủ là khó bắt đầu hoặc khó duy trì giấc ngủ, thức dậy sớm, hoặc cảm giác ngủ không thoải mái.

  • EDS là tình trạng ngủ thiếp đi trong những giờ thức giấc bình thường.

Mất ngủ có thể là một bệnh lý, thậm chí xuất hiện trong hoàn cảnh các bệnh lý khác hoặc có thể là một triệu chứng của các bệnh lý khác. EDS không phải là bệnh lý mà là triệu chứng của nhiều loại bệnh lý về giấc ngủ.

Bệnh lý giấc ngủ có thể là do các yếu tố bên trong cơ thể (nội tại) hoặc bên ngoài cơ thể (bên ngoài).

Giấc ngủ bị ảnh hưởng bởi các hành vi nhất định. Chúng bao gồm

  • Sử dụng caffein hoặc các chất kích thích khác (đặc biệt gần giờ đi ngủ thậm chí là buổi chiều với những bệnh nhân nhạy cảm)

  • Tập luyện hoặc hưng phấn quá mức (ví dụ: chương trình truyền hình hấp dẫn) vào cuối buổi tối

  • Lịch ngủ không đều đặn

Bệnh nhân bù đắp cho giấc ngủ thiếu bằng việc ngủ dậy muộn hoặc ngủ trưa có thể nhiều hơn giấc ngủ ban đêm.

Người mất ngủ nên tuân theo một thời gian thúc giấc thường xuyên và tránh ngủ trưa dài quá thời gian ngủ đêm.

Những stress cảm xúc đột ngột (ví dụ như mất việc làm, nhập viện, một trường hợp tử vong trong gia đình) có thể gây mất ngủ. Các triệu chứng thường hết sau khi những căng thẳng giảm đi; mất ngủ thường thoáng qua và ngắn ngủi. Tuy nhiên, nếu buồn ngủ ban ngày và mệt mỏi xuất hiện, đặc biệt nếu chúng ảnh hưởng đến hoạt động ban ngày, khuyến cáo điều trị bằng thuốc ngủ lúc đi ngủ trong thời gian ngắn. Tình trạng lo lắng có thể cũng cần điều trị đặc hiệu.

Mất ngủ bất kể nguyên nhân, có thể dai dẳng kể cả kiểm soát các yếu tố thúc đẩy, thường là vì bệnh nhân cảm thấy lo lắng về một đêm mất ngủ tiếp theo và sau đó là một ngày mệt mỏi. Thông thường, bệnh nhân dành hàng giờ trên giường tập trung và suy nghĩ về sự mất ngủ của họ, và khó ngủ ở trong phòng của mình hơn so với ngủ xa nhà.

Điều trị tối ưu kết hợp

  • Các chiến lược hành vi nhận thức

  • Thuốc gây ngủ

Các chiến lược hành vi nhận thức khó thực hiện và mất nhiều thời gian hơn nhưng hiệu quả kéo dài lâu hơn sau khi điều trị kết thúc.

Những chiến lược này bao gồm

  • Giáo dục

  • Tập luyện thư giãn

  • Kiểm soát các kích thích

  • Liệu pháp nhận thức

Điều trị bệnh lý nền và triệu chứng (ví dụ dùng thuốc giảm đau trước khi đi ngủ).

Bệnh nhân trầm cảm có thể bị mất ngủ do khó vào giấc ngủ hoặc mất duy trì giấc ngủ. Đôi khi trong trầm cảm giai đoạn rối loạn lưỡng cực và rối loạn cảm giác theo mùa, giấc ngủ không bị gián đoạn, nhưng bệnh nhân phàn nàn về sự mệt mỏi không đỡ vào ban ngày.

Nếu trầm cảm đi kèm với mất ngủ, thuốc chống trầm cảm có tác dụng an thần (ví dụ citalopram, paroxetine, mirtazapine) có thể giúp bệnh nhân ngủ. Để điều trị trầm cảm những loại thuốc này được sử dụng thường xuyên với liều thấp. Tuy nhiên, bác sĩ lâm sàng nên lưu ý rằng các thuốc này không có khả năng gây ngủ và có thể có tính kích thích. Ngoài ra, thuốc an thần có thể có tác dụng lâu hơn tác dụng điều trị của nó gây ra EDS và các thuốc này có thể có các tác dụng phụ khác như tăng cân. Ngoài ra, bất kỳ thuốc chống trầm cảm nào cũng có thể được sử dụng với một loại thuốc ngủ.

Nếu trầm cảm đi kèm với EDS, có thể lựa chọn thuốc chống trầm cảm có tính hoạt hóa (ví dụ như bupropion, venlafaxine, một số thuốc ức chế tái hấp thu serotonin [SSRI] như fluoxetine và sertraline) có thể được chọn.

Bệnh nhân mắc hội chứng ngủ không đủ giấc không ngủ đủ giấc vào ban đêm để tỉnh táo khi thức. Nguyên nhân thường là các vấn đề xã hội hoặc việc làm. Hội chứng ngủ không đủ giấc này có thể là nguyên nhân phổ biến nhất của EDS, sẽ mất khi thời gian ngủ tăng lên (ví dụ vào cuối tuần hoặc ngày nghỉ). Sau một thời gian dài thiếu ngủ, bệnh nhân cần ngủ nhiều tuần hoặc vài tháng để hồi phục lại sự tỉnh táo vào ban ngày.

Mất ngủ và EDS có thể do sử dụng lâu dài các thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương (CNS) (ví dụ, amphetamine, caffeine), thuốc ngủ (ví dụ, benzodiazepine), thuốc an thần khác, hóa trị liệu chống chuyển hóa, thuốc chống co giật (ví dụ: phenytoin), methyldopa, propranolol, rượu và các chế phẩm hormone tuyến giáp (xem bảng Một số thuốc gây khó ngủ Một số loại thuốc ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Người rất mệt tại sao ko ngủ được
). Thuốc uống thông thường được kê đơn có thể gây khó chịu, thờ ơ và giảm sự tỉnh táo. Nhiều loại thuốc thần kinh có thể gây cử động bất thường trong thời gian ngủ.

Mất ngủ có thể xuất hiện trong ngừng thuốc ức chế thần kinh trung ương (ví dụ barbiturates, opioid, thuốc an thần), thuốc chống trầm cảm ba vòng, chất ức chế monoamin oxidase hoặc thuốc cấm (ví dụ cocain, heroin, cần sa, phencyclidine). Việc dừng đột ngột thuốc ngủ hoặc thuốc an thần có thể gây căng thẳng, run và co giật.