Nguyên nhân dẫn đến băng tan

                      Ngày nay hiện tượng băng tan ở Bắc cực đang là một trong những vấn đề cấp bách của toàn cầu.

                  Tốc độ thay đổi khí hậu đang diễn ra nhanh hơn so với dự đoán của giới khoa học và tình trạng đó có thể gây nên những hậu quả đáng sợ sau nửa thập kỷ nữa.

                  Thực tế Bắc cực không hề có đất liền, nhưng từ lâu nay như bất kỳ ai vẫn nhìn thấy, nó có một khối băng khổng lồ bao phủ quanh năm. Các nhà khoa học đã quan sát thấy băng ở cực bắc này đang tan chảy mỗi năm một nhiều hơn.

       Theo các kết quả khảo sát khoa học, từ năm 1951 đến nay, Bắc cực nóng lên gần gấp hai lần so với mức bình quân toàn cầu, chẳng hạn như vùng đất Groenland nóng hơn 1,5 độ, trong khi các nơi khác ngoài Bắc cực chỉ nóng thêm 0,7 độ.

                Bề mặt băng Bắc cực đạt đến mức cực tiểu vào mùa hè, với diện tích 4,6 triệu km2. Diện tích băng Bắc cực đạt đến mức nhỏ nhất vào tháng 9 năm 2007, với khoảng 4,2 triệu km2². Mùa hè năm 2010 này, là mùa chứng kiến diện tích băng Bắc cực thu hẹp lại ở mức nhỏ thứ ba (sau hai năm 2005 và 2007

                 Trong tháng 9/2011, lớp băng bao phủ Bắc Băng Dương đã tan và co lại xuống mức mức thấp nhất trong lịch sử, kể từ khi có vệ tinh quan sát cách đây 40 năm. Với diện tích 4,4 triệu km2, lớp băng hiện nay nhỏ hơn 40% và có thể tích chỉ bằng khoảng 1/3 so với thập kỷ 1970-1980.

                 Một vài nghiên cứu trong những năm gần đây đã dự báo Bắc cực có thể sẽ không còn băng trong vài thập kỷ tới. Cảnh báo ngày càng khẩn cấp hơn vào mỗi mùa hè khi băng không ngừng mỏng đi. Trong một nghiên cứu công bố hôm 10/6, các nhà khoa học cho biết tốc độ tan chảy nhanh chóng ở Bắc cực có thể đe dọa tầng đất đóng băng vĩnh cửu ở các vùng đất liền trên vành đai Bắc cực.

by on 9 December, 2016 Posted in Chưa được phân loại, Hiện trạng biến đổi khí hậu, Tin quốc tế

Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính,… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở Bắc Cực.

Từ xưa đến nay con người thường lầm tưởng rằng băng ở hai cực sẽ không bao giờ tan, có chăng nếu bị tan thì chỉ tan ở thềm lục địa mà thôi. Tuy nhiên thì với tình trạng băng tan ở Nam Cực và Bắc Cực đang là vấn đề đáng lo ngại như hiện tại thì ý nghĩ đó đã sai hoàn toàn. Vấn đề này hiện giờ đang là vấn đề đáng quan tâm trên toàn thế giới và nó cũng gây ra không ít những hậu quả khôn lường.

Nguyên nhân dẫn đến băng tan

Các nhà khoa học đã cho thấy có khoảng trăm triệu tấn khí metan đang bị nhốt dưới tầng đóng băng vĩnh cửu ở Bắc Cực. Và điều lo ngại là hiện tượng băng tan vào mùa hè ở khu vực Bắc Cực và nhiệt đô đang gia tăng nhanh chóng trên khu vực đó sẽ làm cho lượng khí metan khổng lồ bị mắc kẹt dưới băng sẽ thải vào trong khí quyển dẫn tới sự thay đổi về khí hậu một cách nhanh chóng và nghiêm trọng.

Một số nguyên nhân gây ra hiện tượng trên có lẽ chủ yếu là do con người, con người hoạt động công nghiệp xả khí thải ra môi trường, hoạt động giao thông, chặt phá rừng bừa bãi, làm khí hậu toàn cầu bị biến đổi. Các khí nhà kính bị tích lũy quá nhiều mà chủ yếu là metan và CO2. Những khí này khi thải vào khí quyển sẽ ngăn bức xạ mặt trời phản xa ra ngoài làm cho nhiệt độ trái đất tăng lên. Điều đó càng cho ta thấy rõ được những thay đổi về khí hậu làm ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường sống, bầu khí quyển và khí hậu nói chung. Không những thế nó còn làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái và tác động trực tiếp đến đời sống của con người.

Hậu quả của hiện tượng băng tan:

  • Gây ảnh hưởng đến tàu thuyền qua lại trên biển. Các tảng băng trôi luôn là một mối lo ngại lớn đối với tàu thuyền khi hoạt động trên biển. Các con thuyền nếu va phải các tảng băng trôi có kích thước lớn sẽ bị hư hỏng nặng hoặc cũng có thể bị nhấn chìm.
  • Mực nước biển sẽ bị dâng lên. Khi băng trên hành tinh bị tan chảy do biến đổi khí hậu thì mực nước biển sẽ tăng lên khoảng 65m. Tác động này sẽ gây nhấn chìm nhiều thành phố ven biển trên thế giới. Ngoài ra nước biển dâng lên cao cũng sẽ làm cho nước biển xâm nhập vào nôi địa dẫn đến hiện tượng nhiễm mặn.
  • Nhiều loài động vật sẽ bị mất đi nơi cư trú. Và loài gấu Bắc Cực là một ví dụ điển hình. Với tình trạng lượng băng tan nhanh như hiện nay thì loài gấu này sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiếm ăn. Sự thay đổi về khí hậu đang dần tách loài gấu ra khỏi tảng băng và buộc chúng phải bơi ra xa hơn để sinh sống và kiếm ăn. Loài chim cánh cụt cũng có tình trạng tương tự như loài Gấu khi diện tích băng ngày càng giảm đồng nghĩa với việc chúng bị mất nơi cư trú và nguồn thức ăn.

Xem thêm: Hiệu ứng nhà kính – một nỗi lo toàn cầu

Hiện tượng băng tan ảnh hưởng đến toàn thế giới và Việt Nam chúng ta cũng không nằm ngoại lệ. Băng tan cộng với hiện tượng nóng lên của Trái Đất đã làm cho nước biển dâng cao đã đến hiện tượng biển lấn và nhiễm mặn, nhiều nơi thiếu nước ngọt để sản xuất và sinh hoạt. Trong tương lai nếu như tình trạng băng tan ngày càng tiếp diễn thì các đảo, quần đảo và vùng ven biển sẽ bị nhấn chìm, con người sẽ bị mất đất đai, nhà cửa.

Chính vì thế chúng ta hãy cùng chung tay bảo vệ sự trong lành của Trái Đất điều đó cũng chính là bảo vệ sự sống của chính mình và nhân loại. Chúng ta có thể làm từ những việc làm nhỏ nhất như không xả rác bừa bãi, trồng thật nhiều cây xanh hay các nhà máy cũng cần phải xử lý chất thải trước khi đưa ra ngoài môi trường để giảm thiểu các chất độc hại đưa ra ngoài môi trường.

Mua bán piano Nhật

, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun