Nguyên nhân gây nổ pin

Câu chuyện nguy cơ xảy ra cháy nổ khi vừa sử dụng điện thoại vừa sạc pin đã được các phương tiện truyền thông, chuyên gia cảnh báo nhiều lần, song năm nào cũng xảy ra những tai nạn đáng tiếc.

Nguyên nhân gây nổ pin
Sử dụng điện thoại khi đang sạc pin có nguy cơ gây cháy nổ, nguy hiểm cho người sử dụng. (Ảnh minh hoạ)

Mới đây, một nam công nhân xây dựng tại Hà Nội đã bị cháy sém toàn thân, tổn thương nhiều cơ quan và có nguy cơ bị mù mắt do điện thoại phát nổ khi anh này vừa sạc pin vừa sử dụng. Gia đình đưa bệnh nhân vào Bệnh viện Việt Đức để cấp cứu, loại bỏ nhiều dị vật trên cơ thể. Tuy nhiên, do 2 mắt của người bệnh không nhìn thấy nên được chuyển sang Khoa Mắt (Bệnh viện Bạch Mai) điều trị.

Qua thăm khám, các bác sỹ phát hiện rất nhiều dị vật trong mắt: Dị vật giác mạc và nội nhãn gây đục thể thủy tinh bong võng mạc. Bệnh nhân có chỉ định mổ lấy dị vật giác mạc, nội nhãn và lấy thể thủy tinh. Theo các bác sỹ của Bệnh viện Bạch Mai, khả năng hồi phục thị lực của bệnh nhân là rất thấp, nguy cơ mù cao, mất khả năng lao động. Ngoài mắt, tay trái của bệnh nhân cũng bị gãy phải xử lý nẹp đinh, thủng màng nhĩ 2 bên và lấy được nhiều dị vật thủy tinh trên mặt.

Trong những năm trước đó cũng đã xảy ra nhiều vụ tai nạn thương tâm do điện thoại phát nổ. Ngày 14/10/2021, em N.V.Q. - học sinh lớp 5 Trường tiểu học Nam Anh, huyện Nam Đàn đang vừa học online vừa sạc điện thoại ở nhà thì chiếc điện thoại phát nổ, khiến em tử vong sau khi được đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Ngày 28/2/2021, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên tiếp nhận bệnh nhân Trần Minh Chí (12 tuổi, trú tại xã Ea H’đing, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk) trong tình trạng chấn thương dập nát bàn tay trái, mất 2 ngón tay 4-5, mất rất nhiều da cơ. Nguyên nhân dẫn đến sự việc là do thấy điện thoại của mẹ gần hết pin nên Chí cắm sạc. Trong lúc đang sạc, Chí cầm điện thoại để chơi trò chơi được khoảng 10 phút thì điện thoại nóng dần lên và phát nổ.

Có thể nói, ngày nay, điện thoại thông minh đã trở thành “vật bất ly thân” đối với nhiều người, điện thoại không chỉ phục vụ mục đích kết nối mà còn đáp ứng nhu cầu công việc, giải trí và cả học tập. Tuy nhiên, cũng chính vì tính chất “đa zi năng” của điện thoại như vậy, cho nên tần suất, thời gian sử dụng điện thoại thông minh cũng ngày một nhiều khiến viên pin nhỏ bé không đủ đáp ứng nhu cầu của người dùng.

Cũng bởi vậy, trong nhiều trường hợp, dù biết nguy cơ xảy ra cháy nổ khi vừa sử dụng vừa sạc pin điện thoại có thể xảy ra, nhưng người dùng vẫn “tặc lưỡi” cho qua. Đó cũng là tâm lý chủ quan của một bộ phận không nhỏ người dùng khi cho rằng “đen lắm thì dính”, “điện thoại xịn chắc không sao đâu”.

Tuy nhiên, nguy cơ xảy ra cháy nổ khi vừa sạc vừa sử dụng điện thoại có thể xảy đến với bất cứ ai, bất cứ lúc nào. Do vậy, cần loại bỏ ngay tâm lý chủ quan, lơ là, coi thường sự an toàn của chính bản thân mình và những người xung quanh.

Ngoài ra, trong nhiều vụ cháy nổ điện thoại gây thương tích, thậm chí tử vong cho người sử dụng, có nhiều nạn nhân là trẻ em, học sinh. Đây là điều rất đáng tiếc, bởi ở lứa tuổi này, đa phần các em chưa có đủ nhận thức, kiến thức cũng như kỹ năng để nhận diện nguy cơ, phòng, tránh tai nạn thương tích gây ra do cháy nổ điện thoại.

Do vậy, vai trò của nhà trường, gia đình trong việc quản lý, giáo dục kiến thức, kỹ năng sống cho các em là rất quan trọng, đặc biệt trong việc sử dụng các thiết bị điện, điện tử có nguy cơ gây tai nạn cháy nổ.

Theo các chuyên gia, có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn khi vừa sạc pin vừa dùng điện thoại. Thứ nhất, nếu sử dụng điện thoại khi đang sạc pin, thì điện thoại sẽ phải tiêu thụ một nguồn năng lượng lớn, nếu không có hệ thống ngắt tự động thì pin sẽ nóng lên và đến một mức nào đó sẽ phát nổ. Trường hợp này dễ xảy ra với các dòng điện thoại không có chế độ tự ngắt nguồn điện khi pin nóng.

Thứ hai, sử dụng pin, cục sạc, dây sạc trôi nổi không rõ nguồn gốc. Những bộ sạc kém chất lượng, không đáp ứng đúng, đủ tiêu chuẩn dành cho điện thoại sẽ gây lỗi pin hoặc cung cấp dòng điện lớn hơn khả năng tiếp nhận của máy. Từ đó, dễ dẫn đến tình trạng hỏng hóc, thậm chí pin phát nổ sau một thời gian sử dụng.

Ngoài ra, khi sử dụng điện thoại để chơi game, có nhiều game nặng làm cho bộ nhớ bị quá tải. Cho nên nếu chơi những loại game này trong thời gian dài trong lúc đang sạc pin sẽ khiến cho nhiệt độ pin tăng lên làm pin không còn chịu được sức nóng dẫn đến phát nổ. Bên cạnh đó, sạc pin tại khu vực có có nhiệt độ cao cũng dễ khiến điện thoại nổ vì quá nóng.

Những vụ cháy nổ pin trong thiết bị di động vẫn liên tục xảy ra, gây nên nhiều tổn thất về mặt tài sản lẫn con người, song không phải ai cũng nắm rõ nguyên nhân.

Nguyên nhân gây nổ pin

Bài viết xin điểm qua 4 nguyên nhân gây cháy nổ pin trên thiết bị di động và đề ra phương pháp phòng tránh.

1. Chất lượng pin là vấn đề, vì thế hãy dùng hàng chính hãng

Hầu hết nguyên nhân những vụ cháy nổ thiết bị di động đều do chúng ta sử dụng pin kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, hay còn gọi là hàng “lô” – dân trong nghề gọi loại này là pin “for”. Vì vậy, hãy luôn sử dụng pin của các hãng sản xuất uy tín, có xuất xứ rõ ràng. Đừng vì tiết kiệm một vài đồng nhỏ mà phải trả giá bằng những tổn thất lớn hơn do cháy nổ pin. Bạn nên chú ý rằng mặt hàng này có thời gian khấu hao dài, tức viên pin có thể dùng từ 1-3 năm, do vậy đầu tư số tiền lớn tính theo thời gian sử dụng thì lại rất rẻ.

2. Tránh đặt gần nguồn nhiệt lớn, cũng như sớm giải nhiệt cho thiết bị

Nguyên nhân gây nổ pin

Cần nhất là bạn không nên để thiết bị di động ở những nơi có khả năng toả nhiệt cao, ví dụ như để tablet gần bếp gas, lò lửa, cắm sạc điện thoại để trên nệm,… Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sự toả nhiệt của pin, cũng như tuổi thọ của chúng. Điều này đồng nghĩa với việc bạn nên hạn chế vừa sử dụng điện thoại vừa sạc pin, đây là nguyên nhân chính gây cháy nổ ở các thiết bị di động hiện nay, bởi khi đó pin vừa nạp vừa xả dòng liên tục và nóng lên rất nhanh.

3. Bộ sạc kém chất lượng, không chính hãng cũng dễ sinh cháy nổ

Nguyên nhân gây nổ pin

Một mẹo nhỏ nữa để bảo vệ pin là hãy sử dụng những bộ sạc chính hãng hoặc từ những hãng sản xuất phụ kiện uy tín. Khi pin được cung cấp đủ cường độ dòng điện và điện áp thì bạn sẽ không phải lo pin bị sinh nhiệt quá lớn gây ra cháy nổ. Bạn hoàn toàn có thể dùng sạc của Sony cho máy Samsung, sạc của LG cho Oppo hoặc ngay cả cục sạc iPhone cho HTC… khi cục sạc mà bạn định dùng có cường độ dòng điện tương ứng với sạc chính thì bạn sẽ càng yên tâm hơn dù có sử dụng sạc khác hãng đi nữa.

Và:

Không bao giờ sạc điện thoại qua đêm, việc này ngoài làm giảm tuổi thọ còn làm tăng nguy cơ cháy nổ pin.

4. Không nên thường xuyên để điện thoại cạn sạch pin rồi mới sạc

Nếu muốn kéo dài tuổi thọ cho pin, bạn không nên để điện thoại tắt ngúm rồi mới sạc. Mỗi loại pin đều có số lần sạc giới hạn trước khi hiệu suất bắt đầu giảm dần, vì thế bạn nên giữ pin trong khoảng 50-80% như bài viết trước mà Techsignin.com có chia sẻ. Các chuyên gia từ Apple đưa ra lời khuyên nên tắt điện thoại mỗi tuần một lần vào ban đêm để bảo vệ tuổi thọ pin, và smartphone Android cũng không ngoại lệ việc khởi động lại máy cũng giúp pin được khôi phục lại năng lượng của nó.

Mục lục nội dung

  • 1. Chất lượng pin là vấn đề, vì thế hãy dùng hàng chính hãng
  • 2. Tránh đặt gần nguồn nhiệt lớn, cũng như sớm giải nhiệt cho thiết bị
  • 3. Bộ sạc kém chất lượng, không chính hãng cũng dễ sinh cháy nổ
  • 4. Không nên thường xuyên để điện thoại cạn sạch pin rồi mới sạc