Nguyễn thị kim ngân là con nguyễn văn linh năm 2024

Gặp nhau được vài lần, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh gửi thư cầu hôn bà Ngô Thị Huệ. 50 năm là vợ chồng nhưng ông bà sống cảnh người Bắc, kẻ Nam hơn 15 năm ròng.

Bà Huệ tên thật là Ngô Thị Ngỡi, sinh năm 1918 tại xã Mỹ Qưới, huyện Ngã Năm, tỉnh Kiên Giang (nay là huyện Phước Long, tỉnh Sóc Trăng). Bà là con thứ 7 trong một gia đình có 8 con, nên thường được gọi là Bảy Huệ. 11 tuổi bà đã thoát ly gia đình đi cách mạng với vai trò giao liên và vào đảng khi mới 18 tuổi. 22 tuổi, bà Ngô Thị Huệ đã là Phó bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long, tham gia lãnh đạo cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ. Bà đã nhiều lần bị bắt và bị kết án tù chung thân khổ sai. Đến tháng 6/1945, sau một số lần tổ chức phá khám vượt ngục, bà được giải thoát về Bạc Liêu. Bà tham gia Tỉnh ủy lâm thời, tổ chức cách mạng tháng Tám và cướp chính quyền ở Bạc Liêu.

Đầu năm 1941, ông Nguyễn Văn Cúc (tức Mười Cúc - Nguyễn Văn Linh) bị địch bắt ở Vinh, đưa về Sài Gòn xử án 5 năm tù và đày ra Côn Đảo lần thứ hai. Cách mạng tháng 8/1945 thành công, ông và các bạn tù ở Côn Đảo được đưa về Nam Bộ hoạt động và đây là lần đầu tiên ông gặp bà Ngô Thị Huệ.

Bà Huệ kể lại: "Ngày đó, khi đoàn tàu đưa các đồng chí bị giam cầm từ Côn Đảo về Sóc Trăng, tôi là người được thay mặt Tỉnh ủy Bạc Liêu đi đón. Tôi được gặp đồng chí Mười Cúc cùng với các anh Lê Duẩn, Lê Văn Sỹ, Phạm Hùng... đều ở Ban Xứ ủy Đảng Cộng sản Đông Dương".

Nguyễn thị kim ngân là con nguyễn văn linh năm 2024

Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và phu nhân Ngô Thị Huệ. Ảnh tư liệu.

Một năm sau hai người gặp lại nhau trong lần bà đi họp Quốc hội khóa đầu tiên trở về. Bà là một trong 3 nữ đại biểu Quốc hội đại diện miền Nam Việt Nam trong số 10 nữ đại biểu Quốc hội khóa I của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. "Hôm đó tôi được giao liên đưa vào Bến Phú Lâm, qua cầu An Lạc đến rạch Chanh đi xuồng tới trạm dừng chân đã thấy anh Mười ngồi đợi sẵn. Thái độ ân cần, lo lắng của anh khiến tôi xúc động. Nhưng mờ sáng hôm sau tôi lại phải theo giao liên lên Chiến khu Đồng Tháp Mười, đến Xứ ủy và cơ quan Phụ nữ Nam Bộ", bà cho hay.

Trong xấp thư nhờ chuyển đến hai cơ sở trên, ông Mười Cúc còn gửi riêng cho bà Huệ một lá. Phu nhân của Tổng bí thư bộc bạch: "Anh làm tôi bất ngờ khi ngỏ lời cầu hôn. Dù cảm động nhưng tôi vẫn hồi âm là chưa nghĩ đến hôn sự khi bản thân còn ngổn ngang công việc, còn mẹ già ly tán... Nhưng anh vẫn thành tâm giữ ý định".

Mãi đến khi có dịp công tác gần nhau, hiểu nhau hơn, bà Huệ mới nhận lời cầu hôn của ông Mười Cúc. Tháng 5/1948, đám cưới của bà Huệ và ông Mười Cúc - Bí thư Thành ủy Sài Gòn lúc bấy giờ được tổ chức giản dị tại nhà một đồng chí ở Gòn Xoài (nay là huyện Bình Chánh, TP HCM). Đôi vợ chồng trẻ được một người bạn tù Côn Đảo ở Đồng Tháp mừng cưới bằng... 100 trái gòn khô chở bằng thuyền lên để may gối.

Nguyễn thị kim ngân là con nguyễn văn linh năm 2024

50 năm là vợ chồng nhưng Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và phu nhân phải sống cảnh người Bắc, kẻ Nam hơn 15 năm ròng. Ảnh: Thư viện quốc gia.

"Nhưng lúc đó làm gì có vải để may, với lại 3 ngày sau chúng tôi đã phải chia xa. Tôi ra Bắc dự Hội nghị phụ nữ Nam Bộ, còn anh đảm nhiệm vai trò Bí thư Thành ủy Sài Gòn với những bộn bề trước mắt...", bà Huệ cho biết.

Năm 1955, vợ chồng bà vui mừng đón con gái đầu lòng, đặt tên là Nguyễn Thị Hòa, sau đó là người con thứ hai tên Nguyễn Thị Bình và con trai út là Nguyễn Văn Linh sinh tại Campuchia. "Do không được ở bên khi con trai chào đời nên anh lấy tên nó làm bí danh cho mình. Dù bận công tác liên tục nhưng anh là người chồng, người cha có trách nhiệm. Mỗi khi về thăm gia đình, anh luôn tự tay giặt tã cho con và nấu những món ăn tôi ưa thích", bà Huệ nhắc về chồng, giọng đầy trìu mến. Năm 1959, bà Huệ được phân công làm Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ thuộc Ban Tổ chức trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Năm 1961, khi con trai út được 18 tháng, bà Huệ đưa 3 con ra Bắc công tác trong hoàn cảnh rất khó khăn. Sau đó các con họ phải sơ tán mỗi người một nơi tận Sơn Tây. Mỗi chiều cuối tuần, bà lại đạp xe chở thực phẩm đến thăm các núm ruột của mình. Cứ thế, suốt 15 năm bà Huệ và ông Nguyễn Văn Linh sống cảnh kẻ Nam người Bắc, có khi 2-3 năm mới gặp nhau.

Nguyễn thị kim ngân là con nguyễn văn linh năm 2024

Bà Ngô Thị Huệ trao đổi với nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và lãnh đạo TP HCM tại hội thảo "Đồng chí Nguyễn Văn Linh với cách mạng miền Nam, với Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, TP HCM" được tổ chức hôm 22/6. Ảnh: A.P.

Gần đến ngày đất nước thống nhất, bà Huệ bị bệnh phải đi Đức chữa trị. Ngày về nước, bà được một đoàn cán bộ ra sân bay đón, trong đó có Mười Cúc nhưng phải sau một lúc ngỡ ngàng, bà mới nhận ra người chồng thương yêu của mình. Con gái đầu tròn 20 tuổi, gia đình ông bà mới được đoàn tụ.

"Sau khi nghỉ hưu, mọi người thuyết phục mãi anh Mười mới đồng ý tổ chức đám cưới vàng 50 năm. Nhưng chỉ còn vài hôm là đến ngày vui ấy anh lại ra đi, không kịp thực hiện lời hứa với con cháu", bà Huệ ngậm ngùi.

Luôn xem lý tưởng, ước mơ, lẽ sống của chồng là của mình, phu nhân cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh nói: "Tình yêu, hạnh phúc cũng như những tù tội, đau đớn, thử thách chúng tôi cùng trải qua trong ngục tối của cũng không thể bằng nỗi đau của dân tộc. Hiểu được như vậy sẽ dễ cảm thông, sẽ biết sống và hy sinh cho nhau hơn".

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân là con ai?

Thân thế Bà sinh ngày 12 tháng 4 năm 1954, quê quán tại xã Châu Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Mẹ của bà tên là Nguyễn Thị Sang (mất năm 2006), tên thường gọi là Má Sáu, là cơ sở bí mật của cách mạng tỉnh Bến Tre.

Chị Kim Ngân tên thật là gì?

Dù tâm thần, Kim Ngân vẫn nhớ tên thật của mẹ ruột, bà Hương là Võ Thị Nhơn. Ca sĩ nổi danh một thời hiện nay không còn minh mẫn, lúc nhớ lúc quên. Bà luôn miệng nhắc rất nhiều cái tên và kể những câu chuyện không đầu đuôi, lẫn lộn nhau. Thỉnh thoảng, bà hát vu vơ những ca khúc ngày xưa khi còn là ca sĩ.

Nguyễn Văn Linh quê ở đâu?

Hoạt động và sự nghiệp. Nguyễn Văn Linh tên thật là Nguyễn Văn Cúc, bí danh Mười Cúc, sinh tại làng Bần nay là thôn Yên Phú, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên. Ông xuất thân trong một gia đình công chức, cha là Nguyễn Đức Lan, mẹ là Nguyễn Thị Nghiêm.