Những điều cần biết khi làm thực tập sinh ngân hàng



Nhân viên kiểm toán nội bộ Vị trí nhân viên thực tập kiểm toán nội bộ thường không tuyển nhiều và phù hợp cho các bạn học kế toán - kiểm toán hơn. Nhiệm vụ của vai trò này là đánh giá nội bộ các hoạt động, giấy tờ, sổ sách trong ngân hàng; đối chiếu với quy định của Nhà nước, phát hiện sai sót, giám sát và báo cáo. Tuy nhiên, vì thực tập sinh ngân hàng chưa có kinh nghiệm nên ít khi thực sự được tiếp cận đầy đủ với tài liệu và nghiệp vụ ở vai trò nhân viên kiểm toán nội bộ, thường chỉ là hỗ trợ nhân viên, chuyên viên chính thức và thực hiện một số phần nhỏ trong tổng thể công việc.



Nhân viên vận hành Nhân viên vận hành là một vị trí cần khả năng đa nhiệm, quản lý thời gian và sắp xếp công việc hiệu quả. Công việc chính của vị trí này là: Giám sát, điều phối hoạt động hàng ngày của ngân hàng, đảm bảo sự phối hợp tốt nhất của nhân viên trong phòng ban và giữa các bộ phận với nhau, đảm bảo cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng và công việc của ngân hàng diễn ra trôi chảy. Bên cạnh đó, nhân viên vận hành cũng sẽ kiểm tra hoạt động tài chính ngân hàng, vừa hỗ trợ, điều phối nhân viên lại vừa hỗ trợ khách hàng.



Nhân viên phân tích tài chính Công việc phân tích tài chính tại ngân hàng cần trình độ chuyên môn cao và kĩ năng công nghệ , tầm nhìn nên khi đi thực tập thì không dễ. Bạn sẽ phân tích số liệu, thông tin khách hàng, đánh giá và tìm cách mở rộng danh sách khách hàng tiềm năng qua việc đưa ra lời khuyên cho bộ phận tiếp xúc với khách hàng; phát triển hệ thống quản trị, thông tin của ngân hàng...



Nhân viên quản lí rủi ro Vị trí nhân viên quản lý rủi ro ở ngân hàng là rất quan trọng. Cho dù chỉ mới là thực tập ngân hàng thì bạn cũng sẽ được tham gia vào các quá trình: Phân tích, đánh giá rủi ro của các khoản đầu tư dựa trên lịch sử tín dụng của khách hàng và các yếu tố khách quan khác; xây dựng quy trình đánh giá rủi ro, phát triển kỹ thuật phân tích rủi ro; đảm bảo các chính sách hạn chế rủi ro được thực hiện ở tất cả chi nhánh của ngân hàng...

Cơ hội để trở thành nhân viên ngân hàng chính thức là hoàn toàn có thể khi các bạn trải qua kì thực tập sinh với kết quả tốt. Hàng năm, các ngân hàng đều tổ chức các chương trình thực tập sinh rất hấp dẫn, bạn có thể tham khảo một số ngân hàng tuyển thực tập sinh với số lượng lớn trong năm dưới đây:


Các ngân hàng thương mại lớn tại Việt Nam

BIDV là 1 trong top 4 ngân hàng lớn nhất Việt Nam về quy mô, doanh thu, khối lượng tài sản,…Đây cũng là ngân hàng thuộc top 13 doanh nghiệp có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam, vì vậy, sự cạnh tranh khi ứng tuyển vào ngân hàng này là rất lớn. BIDV là nơi rất thích hợp cho các bạn sinh viên muốn học hỏi, trau dồi kinh nghiệm và phát triển các kĩ năng.

Hàng năm, từ tháng 9 cho đến tháng 11, Sacombank đều tổ chức ngày hội tuyển dụng thực tập sinh tiềm năng với quy mô lớn lên đến gần 1000 sinh viên thuộc các khoa, ngành liên quan trên địa bàn cả nước. Thống kê cho thấy 70% sinh viên sau khi thực tập tại Sacombank đều trở thành nhân viên chính thức. Đây là một cơ hội tốt cho các bạn sinh viên ứng tuyển!

Với lịch sử hình thành gần 30 năm, VP bank đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong lĩnh vực tài chính, tín dụng khi chú trọng phát triển các sản phẩm và cải thiện chất lượng dịch vụ. Đây là môi trường làm việc thích hợp với các bạn trẻ, năng động, ham học hỏi những kiến thức mới. Hàng năm, VP bank đều có các chương trình tuyển dụng thực tập sinh ở các vị trí khác nhau tùy từng vùng miền và thời gian tổ chức.

Đúng như cái tên “Tiên phong”, TP bank là ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực “ngân hàng số”. Là một ngân hàng trẻ nhưng TP bank những năm gần đây đã phát triển với tốc độ rất nhanh khi triển khai các dịch vụ tiện ích đi đầu trong các ngân hàng thương mại. TP bank mỗi năm đều có 4 kì nhận hồ sơ thực tập vào các tháng đầu tiên của mỗi quý. Đây là môi trường làm việc thích hợp cho các bạn sinh viên gen Z bởi sự trẻ trung, linh hoạt và ứng dụng công nghệ hiện đại.

Chương trình "The Next Banker" của Ngân hàng ACB Chương trình “The Next Banker” của ACB hàng năm là một chương trình trải nghiệm với quy mô lớn giúp các bạn sinh viên có nhiều cơ hội chủ động tìm hiểu về công việc tương lai của mình. Các ứng viên có thể tham gia chương trình bằng cách ứng tuyển vào các vị trí được tuyển dụng nhiều nhất như: Giao dịch viên, chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp,… Tuy nhiên, điều kiện để tuyển dụng khá cao, bạn cần trau dồi các kĩ năng và kiến thức cần thiết trước khi ứng tuyển.


Bạn có thể lên các trang tuyển dụng và hỗ trợ tạo CV online với những mẫu có sẵn rất đa dạng và đẹp mắt như: TopCV, JobOKO, CVonline,…để có thể chọn được mẫu CV ứng tuyển ngân hàng phù hợp.


- Thông tin cá nhân: Nên viết ngắn gọn, chính xác và đầy đủ. Lưu ý khi chọn ảnh CV phải là bức ảnh đẹp, rõ mặt, tươi sáng bởi đây là ấn tượng đầu tiên của bạn đối với nhà tuyển dụng.
- Mục tiêu nghề nghiệp: Trong phần này bạn nên ghi thành một đoạn văn ngắn và trình bày mục tiêu ngắn hạn và dài hạn khi tham gia kì thực tập là gì. Mục tiêu nên là mục tiêu thực tế, phù hợp với sinh viên thay vì những mục tiêu quá lớn lao trong tương lai.
- Trình độ học vấn: Ở mục này bạn sẽ cung cấp các thông tin về khoa, ngành, trường bạn đang theo học, có thể cung cấp thêm điểm GPA tính đến thời điểm đăng kí thực tập.
- Kinh nghiệm làm việc: Bạn nên liệt kê các kinh nghiệm liên quan đến lĩnh vực ngân hàng. Nếu chưa có kinh nghiệm, bạn có thể chia sẻ các hoạt động ngoại khóa, các dự án, chương trình bạn tham gia với vai trò gì và đạt kết quả thế nào.
- Kĩ năng: Liệt kê khoảng 4-6 kĩ năng cần thiết đối với vị trí bạn ứng tuyển tại ngân hàng. Các kĩ năng quan trọng cơ bản như tin học văn phòng, chứng chỉ tiếng Anh, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng tư vấn, CSKH,… Thực tập ngân hàng là một cơ hội tốt để bạn bước đầu được tiếp xúc và rèn luyện trong môi trường thực tế. Bài viết trên đây là một số thông tin, kiến thức cơ bản liên quan đến công việc thực tập sinh tại ngân hàng. Hi vọng sẽ giúp các bạn sinh viên kinh tế hiểu được phần nào về các vị trí, công việc và các kĩ năng khi chuẩn bị CV ứng tuyển thực tập sinh. Hãy cân nhắc kĩ các vị trí ứng tuyển, lựa chọn ngân hàng phù hợp và chuẩn bị thật tốt từ bước tạo CV nhé.

Chúc các bạn thành công!

Việc làm Ngân hàng - Chứng khoán - Đầu tư

Banker là từ tiếng anh có nghĩa là nhân viên ngân hàng. Với nhiều vị trí có nhiệm vụ cụ thể khác nhau nhưng tất cả đều có chức năng là duy trì hoạt động tài chính và kinh doanh của ngân hàng.

Sau đây là các thông tin cơ bản mà bạn có thể tham khảo về từng vị trí trong ngân hàng để có thể nắm rõ hơn và không bị bỡ ngỡ khi trở thành thực tập sinh.

1.1. Nhân viên vận hành

Nhân viên vận hành sẽ là người có chức năng đảm bảo việc thực hiện mọi giao dịch và hoạt động chung của ngân hàng được diễn ra quy củ và đúng cách.

Bạn sẽ phải giám sát các hoạt động hàng ngày để đảm bảo tuân thủ theo quy tắc và báo cáo lại cho cấp trên. Vị trí này có chức năng vô cùng quan trọng giúp cho ngân hàng hoạt động đúng cách.

Các công việc cụ thể của vị trí này gồm:

- Đảm bảo duy trì việc cung cấp các dịch vụ cho khách hàng.

- Kiểm tra các công việc giao dịch liên quan dịch vụ kinh doanh

- Đảm bảo ngân hàng hoạt động đúng quy chuẩn dựa vào các quy định của pháp luật, cách chính sách được ban hành

- Hỗ trợ thông tin cho nhân viên mới đến

- Hỗ trợ công việc liên lạc với khách hàng

Những người nắm giữ vị trí này có trách nhiệm phát hiện ra những sai sót trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, định hướng và tư vấn cho ban lãnh đạp cấp trên về việc kiểm soát rủi ro từ đó góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng ngân hàng. Nhân viên kiểm toán nội bộ cần có khả năng phân tích tài chính và các vấn đề rủi ro.

Các công việc cụ thể của vị trí này gồm:

- Theo dõi, giám sát các công việc và nghiệp vụ của đơn vị qua số liệu hệ thống và quy chiếu nó với chính sách của Nhà nước ban hành.

- Đánh giá nội bộ: kiểm tra chất lượng hoạt động công tác khắc phục sự cố của một số phòng ban

- Tổng hợp lại các báo cáo của các bộ phận theo sự quản lý của cấp trên

- Theo dõi và lập báo cáo theo kiến nghị của bộ phận kiểm toán nội bộ dưới sự giám sát của cấp trên

Việc làm kiểm toán nội bộ

1.3. Giao dịch viên

Hay còn có ten gọi khác là các cán bộ kế toán với các ngân hàng thương mại Nhà Nước. Vị trí này thường xuyên phải tiếp xúc với khác hàng nhất, thực hiện giao dịch và giải đáp các thắc mắc của khách hàng nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ tốt nhất.

Giao dịch viên tại ngân hàng thông thường là nơi thể hiện bộ mặt của doanh nghiệp và thường là đội ngũ các ngân viên nữ xinh đẹp. Công việc cụ thể bao gồm:

Công việc cụ thể bao gồm:

- Thực hiện các giao dịch bằng tiền mặt hoặc không cần tiền mặt với khách hàng

- Quản lý tiền mặt tại cây rút tiền ATM

- Giải quyết các thắc mắc của khách hàng

- Đảm bảo chất lượng các dịch vụ khi giao dịch với khách hàng

- Tìm kiếm khách hàng

Việc làm giao dịch viên ngân hàng

1.4. Chuyên viên tư vấn đầu tư

Nhân viên thuộc bộ phận này giữ vai trò quan trọng với các quỹ đầu tư dự án, công ty tư vấn hoặc tổ chức tài chính của ngân hàng. Công việc này rất phổ biến và được đánh giá cao về mặt năng lực. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện chưa có nhiều người biết đến công việc này. Ví dụ, vị trí chuyên viên tư vấn Sacombank sẽ có các nhiệm vụ như:

- Bán hàng và thực hiện tư vấn những giải pháp về tài chính phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

- Hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan đến chứng từ hợp đồng, bổi thường cho khách hàng và các dịch vụ khác.

- Phối hợp hỗ trợ các nhân viên bán hàng tìm ra các cơ hội bán hàng

- Báo cáo cho giám đốc các công việc được yêu cầu

Việc làm chuyên viên tư vấn đầu tư

1.5. Nhân viên Telesales

Đây là bộ phận không thể thiếu trong mỗi ngân hàng có chức năng chào mời và bán hàng cho khách hàng ngoài hình thức trực tiếp.

Nhân viên telesale được coi là những người có tinh thần thép bởi nhiều khi công việc rất khó khăn và đầy căng thẳng. Bạn phải có khả năng giao tiếp và thuyết phục khách hàng thực hiện vay tín chấp qua điện thoại.

>>> Bạn đọc có thể xem thêm ngay rất nhiều việc làm telesale mới nhất, cập nhật liên tục bởi timviec365.vn. Những tin được chia sẻ đều được kiểm duyệt, đảm bảo uy tín, chất lượng của các nhà tuyển dụng. 

1.6. Nhân viên tín dụng ngân hàng

Hàng năm, tại các trường đại học chuyên ngành ngân hàng thú hút rất nhiều thí sinh đăng ký và hầu hết công việc các bạn chọn là trở thành nhân viên tín dụng ngân hàng. Có lẽ cũng vì thế mà nhân viên tại vị trí này thường được tuyển dụng thực tập sinh nhiều nhất.

Công việc cụ thể của vị trí này gồm:

- Tìm kiếm các khách hàng tiềm năng muốn thực hiện vay vốn

- Đánh giá mức độ vay vốn của khách hàng

- Tư vấn và giải thích rõ cho khách hàng về các hình thức vay vốn

- Thực hiện giao dịch vay vốn

- Báo cáo lại cho bộ phận cấp trên

Việc làm nhân viên tín dụng ngân hàng

1.7. Nhân viên phân tích tài chính

Một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác cao để đưa ra những tư vấn tầm nhìn đúng đắn cho ban lãnh đạo quản trị của ngân hàng. Bạn sẽ chủ yếu phân tích các thông tin về tài chính, các xu hướng, các bản báo cáo và số liệu thống kê và nhận xét chúng.

Công việc cụ thể bao gồm:

- Tìm kiếm và chăm sóc khách hàng là cá nhân hoặc doanh nghiệp

- Phát triển mối quan hệ với khách hàng để khiến họ sử dụng tối đa các sản phẩm của bên mình

- Phát triển các hệ thống thông tin quản trị

- Hoạt động với các dự án phát triển hệ thống và quy trình nghiệp vụ của bộ phận tài chính kế toán

- Các công việc được phân công phải đảm bảo theo đúng hướng dẫn và quy chế.

Việc làm chuyên viên phân tích tài chính

1.8. Nhân viên kinh doanh

Thỉnh thoảng bạn sẽ nhận được những cuộc gọi để được giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng hay hỏi về nhu cầu thói quen tiêu dùng của bạn. Vậy những người thực hiện cuộc gọi đó chính là các nhân viên kinh doanh.

Với mức cạnh tranh khốc liệt của các ngân hàng ngày nay thì bộ phận này không thể thiếu để tiếp cận gần với các khách hàng tiềm năng. Công việc cụ thể của bạn như sau:

- Thực hiện gọi điện cho khách hàng theo data có sẵn và thuyết phục khách hàng mở tài khoản

- Tiếp thị các sản phẩm và dịch vụ của bên mình

- Chăm sóc khách hàng và tìm kiếm thêm các khách hàng mới

- Báo cáo các công việc đã thực hiện cho cấp trên

Việc làm nhân viên kinh doanh

1.9. Nhân viên thanh toán quốc tế

Với xu hướng hợp tác quốc tế ngày càng tăng cao thì việc giao dịch quốc tế trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Vì bạn sẽ có trách nhiệm thực hiện những giao dịch đó cho nên bạn luôn cần phải tỉ mỉ và thận trọng.

Các công việc cụ thể như sau:

- Cung cấp các dịch vụ thanh toán quốc tế và tiếp nhận giấy tờ chứng từ cùng một số dịch vụ khác liên quan đến thanh toán quốc tế.

- Kiểm tra độ chính xác của các giấy tờ và hồ sơ khách hàng đã cung cấp.

- Lưu trữ tài liệu và sổ sách về các công tác kế toán theo quy định

- Hướng dẫn khách hàng hoàn thiện bộ hồ sơ cần thiết

- Giải quyết các thắc mắc và khiếu nại của khách hàng khi thực hiện giao dịch quốc tế.

- Trong quá trình làm việc có thể đề xuất các ý kiến về những nhược điểm mà mình cảm thấy bất tiện và giúp cho công việc trở nên dễ dàng hơn.

1.10. Nhân viên quản lý rủi ro

Nhân viên rủi ro có trách nhiệm nhận dạng, kiểm soát và giảm thiểu nhất những rủi ro tổn thất mà có thể xảy ra và thay đổi nó thành những cơ hội việc làm ngân hàng thành công mới.

Các công việc cụ thể bao gồm:

- Cùng xây dựng và giải thích những quy chế chính sách, công cụ kỹ thuật để kiểm soát rủi ro.

- Đảm bảo các chính sách quản lý rủi ro đó được thực hiện ở toàn đơn vị của ngân hàng.

- Phối hợp với bộ phận kiểm toán nội bộ để đưa ra kế hoạch giám sát sự tuân thủ về quản lý rủi ro.

- Làm việc cùng với các bộ phận khác để hỗ trợ và tư vấn thực hiện các chiến lược, kế hoạch giảm thiểu rủi ro.

Việc làm chuyên viên quản lý rủi ro

2. Thực tập ngân hàng là gì?

Trước khi tìm hiểu về thực tập ngân hàng, hãy cùng chúng tôi làm rõ về khái niệm “thực tập là gì?”

2.1. Thực tập là gì?

Thực tập là một khái niệm có lẽ không còn quá xa lại với các bạn sinh viên chuẩn bị sắp ra trường, là những trải nghiệm thực tế về công việc nào đó có liên quan tới ngành học của mình giúp nâng cao nghiệp vụ chuyên môn hơn.

Đây là nhiệm vụ cuối cùng và bắt buộc của các trường cao đẳng, đại học để xác định được sự chuẩn bị kĩ càng và đầy đủ về kiến thức khi chuẩn bị xin công việc chính thức.

Tuy nhiên tại một số trường sẽ không phải đi thực tập mà chỉ cần thực hiện khóa luận ở nhà.

Mục đích của việc thực tập cụ thể gồm:

- Giúp sinh viên được tiếp cận với các môi trường thực tế chứ không phải chỉ qua lý thuyết sách vở.

- Tạo điều kiện để thích ứng và hòa nhập với xã hội

- Xây dựng tính cách độc lập, tự giác và có trách nhiệm với công việc

- Được cọ xát, kiếm thêm kinh nghiệm trước khi chính thức bước và công việc

- Tìm kiếm các cơ hội việc làm tại một số tỉnh thành như tim viec lam lang son, Cao Bằng,...

Khi đi thực tập, bạn sẽ làm việc toàn thời gian như là các nhân viên chính thức khác ở công ty nhưng chỉ trong vòng từ 1 cho đến 3 tháng tùy từng nơi.

Khối lượng công việc không nhiều bằng và chủ yếu làm quen với công việc là chính. Mức lương thấp chỉ phụ cấp một khoản nhỏ hoặc nhiều chỗ sẽ không có nên ta hay thường nghe đến cụm từ “thực tập không lương”.

Sau khi hết thời gian, đơn vị bạn đang thực tập sẽ cấp một giấy chứng nhận hoặc nhận xét của đơn vị thực tập và nó sẽ là điều kiện cuối cùng để bạn được tốt nghiệp ra khỏi trường.

Tuy nhiên hiện nay ngay cả khi không có nhu cầu để xin giấy chứng nhận thực tập thì nhiều người cũng đăng kí đi thực tập với mục đích học hỏi và trau dồi kinh nghiệm.

Lợi ích các doanh nghiệp khi nhận thực tập

Với các công ty doanh nghiệp thì khi nhận các thực tập sinh thì họ cũng sẽ có những lợi ích nhất định.

- Tiết kiệm ngân sách: công ty, doanh nghiệp thường sẽ không phải trả cho nhân viên thực tập số tiền như mức lương người có vị trí tương đương nhận được hay nếu có trả thì cũng chỉ là một khoản trợ cấp nhỏ. Với tâm lý học hỏi khác tích cực của các thực tập sinh thì điều đó sẽ giải quyết số lượng kha khá các công việc.

- Tìm kiếm nhân tài: qua quá trình phỏng vấn và làm việc thì các doanh nghiệp có thể tìm được những nhân tố có khả năng và trình độ giỏi để giữ lại công ty làm việc.

- Tạo ra những ý tưởng sáng tạo: đôi khi trong quá trình thực tập, các nhân viên đưa ra những ý tưởng mới mẻ và sáng tạo mà không ai có thể nghĩ được. Cùng sự năng động và trẻ trung sẽ làm cho môi trường làm việc trở nên vui vẻ hơn bao giờ hết.

Tuyển thực tập sinh

2.2. Thực tập tại ngân hàng

Cùng nhiều lợi ích kể trên thì các công ty doanh nghiệp và đặc biệt là ngân hàng hàng năm cũng mở ra các đợt tuyển dụng thực tập sinh lớn, tạo cơ hội phát triển và rèn luyện với những ai có quan tâm và muốn học hỏi về lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Thực tập sinh ngân hàng có nhiệm vụ gì?

Đây là câu hỏi mà nhiều bạn thường đặt ra khi chuẩn bị xin thực tập vào ngân hàng. Tuy nhiên mỗi vị trí công việc sẽ có những nhiệm vụ cụ thể khác nhau.

Thông thường sẽ là công việc tương tự của vị trí ứng tuyển. Bạn có thể xem lại chi tiết về những vị trí công việc trong ngân hàng được ghi bên trên để có sự hiểu biết nhất định.

Các ngân hàng không chỉ tuyển thực tập sinh tại một địa điểm nhất định mà tuyển dụng trên toàn quốc ở tất cả các hội sở, chi nhánh, phòng giao dịch nên bạn hoàn toàn có thể tìm viec lam phu yen để có cơ hội được học tập và trau dồi kiến thức của bạn.

3. Các ngân hàng tuyển thực tập sinh

Cơ hội trở thành những nhân viên ngân hàng ngày một đến gần với các bạn sinh viên năm cuối khi mỗi năm hàng loạt các ngân hàng đều mở ra chương trình tuyển dụng thực tập sinh tài năng.

Vậy cho nên bạn có thể dễ dàng tìm ra một địa điểm thích hợp để ứng tuyển vào nhé. Cùng chúng tôi tham khảo qua một số những ngân hàng sau.

Ngân hàng BIDV

Tên gọi đầy đủ là ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam có rất nhiều chi nhánh trên toàn quốc. Giữ vị thế là ngân hàng thương mại và cổ phần Việt Nam lớn nhất dựa theo khối lượng số tài sản và doanh thu và còn được coi là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt.

Đáng chú ý vào năm 2018 BIDV đứng thứ 13 trong danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam. Điều đó đã cho thấy môi trường và điều kiện làm việc nơi đây rất hoàn hảo, thích hợp với những thực tập sinh có nhu cầu học hỏi và trau dồi kinh nghiệm bản thân.

Ngân hàng Sacombank

Đây là ngân hàng đáng để bạn lưu tâm khi muốn trở thành những banker. Hàng năm từ tháng 9 cho đến tháng 11, Sacombank đều tổ chức ngày hội tuyển dụng các thực tập sinh tiềm năng có quy mô lớn lên đến gần 1000 sinh viên năm cuối thuộc các khoa ngành liên quan đến ngân hàng trên 43 trường đại học toàn quốc. 

Chương trình có ý nghĩa này được bắt đầu triển khai từ năm 2010 và cho đến nay đã có gần 7000 sinh viên tham gia thực tập. Đáng chú ý là 70% sinh viên sau khi thực tập xong được vào làm chính thức ngay. Thật là một cơ hội tốt đúng không nào! 

Ngân hàng VPBank

Với lịch sử hình thành đến 26 năm, VPBank đã và đang từng bước khẳng định sự uy tín và vị thế của mình trong hệ thống các ngân hàng toàn nước.

Môi trường năng động, thân thiện sẽ là nơi thích hợp cho các bạn trẻ đối đầu với những thử thách mới, học hỏi điều mới lạ và nhận sự hướng dẫn tận tình từ người đi trước.

Mỗi năm VPBank đều có nhiều đợt tuyển dụng thực tập khác nhau với nhiều vị trí khác nhau.

Ngân hàng TPBank

TPBank mỗi năm đều có 4 kì nhận hồ sơ thực tập vào tháng đầu tiên của các quý. Các bạn sinh viên có thể đăng kí tham gia dự tuyển các vị trí như là nhân viên kinh doanh hoặc nhân viên nghiệp vụ.

Chính sách đãi ngộ tốt và được kèm cặp bởi các cấp quản lý cao sẽ là cơ hội tốt để được đào tạo kĩ năng nghiệp vụ chuyên môn cơ bản của mình nhé!

Ngân hàng ACB

Chương trình “The Next Banker” hàng năm của ACB là chương trình trải nghiệm thực tế quy mô lớn giúp các sinh viên có nhiều cơ hội chủ động tìm hiểu về công việc tương lai của mình cũng như biết cách xây dựng lộ trình, kế hoạch cho chính mình.

Gần 500 vị trí, trọng điểm là giao dịch viên, quan hệ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Ngoài ra còn được tham gia các buổi tư vấn nghề nghiệp, định hướng bản thân cùng hàng loạt các trò chơi được ngân hàng ACB đầu tư và tổ chức.

Ngân hàng quân đội MB Bank

Nằm trong top 5 ngân hàng lớn nhất cả nước nên đây là sự lựa chọn cho những ai được học hỏi trong môi trường chuyên nghiệp. Trải qua quá trình thực tập bạn có thể trở thành nhân viên chính thức với mức lương lên đến 30 triệu đồng.

Tuy nhiên để được yêu cầu để ứng tuyển làm thực tập khá cao nên bạn cần chuẩn bị kĩ lưỡng về kiến thức của mình rồi hãy đăng kí.

4. Cách tạo CV cho thực tập sinh tốt nhất

Khi muốn đăng kí thực tập, CV của bạn sẽ là nơi để các nhà tuyển dụng đáng giá và xem xét xem bạn có đủ yêu cầu để trở thành thực tập bên họ không. Vậy hãy cùng timviec365 đưa ra những lưu ý khi làm một CV hoàn hảo nào.

Tạo CV xin việc

4.1. Thông tin cá nhân

Đây là phần cơ bản để nhà tuyển dụng biết qua về bạn. Số điện thoại và địa chỉ email là 2 điều mà bạn không thể thiếu để học có thể liên lạc với bạn và thông báo kết quả phỏng vấn. Tiêu đề CV nên là tên của bạn và thông tin ghi bên dưới sẽ là địa chỉ nhà, cách liên lạc.

4.2. Mục tiêu, lý do

Trong phần này bạn nên ghi dưới dạng một đoạn văn ngắn và giải thích lý do tạo sao bạn quan tâm đến vị trí thực tập này cũng như định hướng nghề nghiệp tương lai của bạn.

Thông tin nên ghi ngắn gọn và chú ý về công việc thực tập bạn chọn, nhấn mạnh vào mong muốn như là sự quan tâm sâu sắc về lĩnh vực ngân hàng, mong muốn được trải nghiệm môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp.

4.3. Kỹ năng chính

Các nhà tuyển dụng đôi khi chỉ đọc lướt qua một số nội dung chính trong CV của bạn và kỹ năng chính là phần được nhiều người quan tâm. Bạn nên ghi một cách nổi bật các điểm mạnh của bản thân, nên chú ý vào các kĩ năng mà vị trí tuyển dụng yêu cầu như đối với giao dịch viên thì là kỹ năng giao tiếp tuyệt vời, vị trí quản lý rủi ro thì sẽ ghi kĩ năng giải quyết vấn đề,…

4.4. Trình độ học vấn, kinh nghiệm

Cung cấp các thông tin về tên khoa, ngành, trường mà bạn đã theo học cùng king nghiệm từ các công việc làm thêm đã tham gia. Thật tuyệt vời nếu bạn đã có kinh nghiệm liên quan, tương tự đến vị trí xin thực tập. Điều đó sẽ làm nhà tuyển dụng cảm thấy bạn có ích trong mắt họ hơn.

Bài viết trên đây là một số thông tin kiến thức cơ bản liên quan đến công việc thực tập sinh tại ngân hàng. Hy vọng nó sẽ có ích và giúp các bạn hiểu biết rõ hơn về công việc cũng như làm bạn trở nên hữu ích hơn trong mắt các nhà tuyển dụng nhé!