Nói chuyện thô lỗ là gì

Môi trường công sở văn hóa nhiều khi cũng không thể tránh khỏi những thành phần thô lỗ. Cư xử khiếm nhã, bất lịch sự, giao tiếp sỗ sàng.... những hành động khó chịu của đồng nghiệp nhiều khi khiến bạn phát điên. Thế nhưng, bạn không biết nên xử sự thế nào khi đối diện với những hành vi ấy. Một vài gợi ý sau sẽ giúp các bạn thoải mái hơn khi gặp phải những đồng nghiệp xấu tính:

Khách quan


Theo Martha Newman - GĐ điều hành một doanh nghiệp kinh doanh, trước khi chỉ trích hành động thô lỗ của đồng nghiệp, bạn nên suy nghĩ kỹ để chắc chắn rằng việc làm của mình không phải là một phản ứng quá mức. Bạn nên trung thực với chính mình, xem xét hành vi ấy từ nhiều phía để xem liệu nó có thực sự làm phiền đến bạn hay đó chỉ là những đánh giá cảm tính, khi bạn đang "khó ở".


Các ''chiêu'' ứng xử khi đồng nghiệp thô lỗ

Nhờ tư vấn
Dù đó là đồng nghiệp hay một người bạn ngoài công ty, bạn cũng có thể yên tâm khi xin tư vấn để có hướng cư xử với đồng nghiệp thô lỗ đúng cách. Newman cho rằng, những người được hỏi không ở trong tình trạng bực bội, tức giận hay đau đớn vì bị xúc xiểm, họ sẽ có cách nhìn nhận khách quan hơn. Lùi lại thêm vài ngày để nhờ tư vấn cũng không ảnh hưởng gì đến việc bạn cư xử với đồng nghiệp thô lỗ kia mà còn ngăn chặn những lời nói, hành vi quá mức khi đang nóng nảy.

Ứng xử bằng lòng nhân ái

Khi đã xác định hành vi của đồng nghiệp quá thô lỗ, có rất nhiều cách để ứng xử nhưng theo Scott Eblin - tác giả của cuốn "Hiểu biết để thành công", đừng vội nóng nảy, ăn miếng trả miếng. Ngược lại, bạn hãy dùng sự bao dung, độ lượng để đối xử với người đó một cách nhẹ nhàng, lịch thiệp. Cách xử sự quá "đẹp" đó sẽ khiến người đó phải suy nghĩ và ảnh hưởng tích cực đến họ về sau.

Tránh đổ lỗi

Nếu tình hình vẫn tiếp diễn, bạn nên tiếp cận người đó và nói với họ rằng, hành vi của họ khiến bạn cảm thấy không được hay lắm, thay vì phê phán, đổ lỗi cho họ. Newman khuyên rằng, điều quan trọng là tránh cho người đó cảm giác bị đổ lỗi và hạn chế lặp lại những hành vi thô lỗ về sau. Những phân tích xác đáng sẽ giúp đồng nghiệp hiểu được quan điểm của bạn để có lối hành xử phù hợp.

Quyết đoán


Nếu gặp phải một đồng nghiệp quá thô lỗ, có những hành vi không thể chấp nhận được, bạn nên có lối hành xử dứt khoát. Hãy yêu cầu người đó từ bỏ ngay những hành vi ấy nhưng tuyệt đối đừng dùng lời lẽ xúc phạm. Lúc này, đừng làm cho tình hình trở nên khó chịu thêm nữa nhưng sự quyết đoán trong lời nói, hành động của bạn sẽ khiến đồng nghiệp thô lỗ kia biết cách rút lui.

Có hướng khắc phục

Cuộc đối thoại của bạn với đồng nghiệp không nên chỉ dừng lại ở việc chỉ ra hành vi thô lỗ, phân tích, chỉ ra cái sai của họ. Thêm vào đó, bạn nên chỉ cho họ cách để cải thiện những hành vi thô lỗ để lần sau không tái phạm nữa. Vì thế, trước khi gặp gỡ đồng nghiệp này để nói chuyện, tốt nhất là bạn nên có sẵn trong đầu hướng khắc phục cho họ.

Nói với người quản lý


Đây là cách cuối cùng nếu những phương pháp nêu trên không phát huy tác dụng, đồng nghiệp ấy vẫn có những hành vi thô lỗ kéo dài, liên tục ngay tại công ty. Lúc này, bạn hãy báo cho nhân sự hoặc những người có thẩm quyền để có hướng giải quyết kịp thời.

Theo Newman, trong hoàn cảnh này, bạn phải thật bình tĩnh, trung thực khi nói chuyện với người quản lý để cùng tìm ra phương án đối phó.

Những hình ảnh xấu xí vẫn đang diễn ra hằng ngày. Ai đó vô tư ngồi một mình 2 chỗ và ngáy to trên xe buýt; hôi của; không xin lỗi khi mắc sai lầm; tỏ vẻ khinh thường không thèm nhìn mặt người đối diện… tất nhiên khiến cho người trực tiếp đón nhận cách cư xử thô lỗ khó chịu.

Tuy nhiên, một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Tâm lý học ứng dụng phát hiện ra rằng việc tiếp xúc với sự thô lỗ hoạt động giống như một bệnh truyền nhiễm. Nó lây nhiễm năng lượng xấu vào tâm trạng và làm giảm năng suất lao động của chúng ta, theo TL.

BPS Research Digest giải thích, chúng ta vô thức nắm bắt những khoảnh khắc sống không tử tế này. Và ngay cả khi sự thô lỗ không xảy ra trực tiếp với chúng ta thì chứng kiến thôi cũng vẫn ảnh hưởng đến tâm trạng của chúng ta suốt cả ngày như thể chúng ta là người nhận nó vậy.

Nói tóm lại, nghiên cứu đã chứng minh, bạn sống lỗi không chỉ ảnh hưởng đến người bạn chủ ý xúc phạm mà ai chứng kiến khoảnh khắc ấy cũng sẽ bị tác động.

Ngoài ra, sự nhạy cảm của chúng ta đối với sự thô lỗ được hỗ trợ bởi nghiên cứu trước đó cho thấy nó có thể tàn phá khả năng làm việc. Trong một nghiên cứu, các bác sĩ và y tá phải nghe những lời dè bỉu về năng lực của họ thì họ có nhiều khả năng mắc sai lầm nghiêm trọng sẽ dẫn đến chẩn đoán sai, theo TL.

Vậy làm sao để thoát khỏi sự chi phối và tác động tiêu cực của những cảnh chướng tai gai mắt, hành vi thiếu văn minh, không tử tế?

Các nhà nghiên cứu cho rằng chúng ta có thể xây dựng khả năng miễn dịch bằng cách bảo vệ niềm tin của chúng ta. Họ thấy rằng người có mức độ tự trọng cao hơn đã được miễn nhiễm khỏi sự thao túng ấy. Hãy chú ý đến hành xử, đừng vội buông lời cay đắng hay có những hành động thô lỗ, xấu xí làm người khác chịu trận chung.

Tin liên quan

Tâm buồn lời nói cộc cằn,

Tâm vui lời nói, dịu dàng dễ nghe.

  Đã làm người trên thế gian này ai cũng có thể đã từng nóng giận nên nói những lời thô lỗ cộc cằn, làm cho người sinh bực bội và hờn dỗi. Nóng giận là một thói quen xấu làm cho ta và người sinh ra thù oán với nhau. Nói năng là phương tiện để mọi người có dịp bày tỏ, tâm tình chia sẻ và cùng hướng dẫn cho nhau để được kết nối yêu thương mà làm tròn trách nhiệm bổn phận đối với gia đình và xã hội. 

  Có một chú sa di nọ thói quen hay nói lời thô lỗ cộc cằn, tuy đã xuất gia hơn mười năm nhưng vẫn chứng nào tật nấy, lúc nào chú cũng thô lỗ cộc cằn đối với mọi người. Nhiều lần chú đã được chư huynh đệ góp ý nhắc nhỡ động viên nhưng vẫn không kết quả. Một hôm, sư phụ trao cho chú một túi đinh và căn dặn kỹ càng:

   “ Khi nào con nỗi nóng hoặc nặng lời với ai thì con lấy một cây đinh đóng vào hàng rào gỗ phía sau chùa, rồi con tự suy gẫm lại việc làm của mình.”

   Người hay nói lời thô lỗ cộc cằn là người chấp trước bám víu vào cái thân này là ta, là của ta do đó mà nội tâm luôn bị bốc cháy bởi uất ức, tức tối bực dọc nên nói năng làm người nghe khó chịu đau lòng. Người Phật tử chân chánh không được nói lời nặng nhẹ, mắng chửi, quyền rủa hoặc dùng lời đay nghiến để bôi nhọ danh dự hay bươi móc kêu tên ông bà cha mẹ người ta ra lăng nhục phỉ nhổ để làm mất tính tâm với mọi người. Khi bị ai nói nặng hoặc mắng chửi sĩ nhục đối xử tệ bạc mình ngày hôm qua, nhưng vì có sức nhẫn chịu nên tạm thời quên hết mà cho qua nên đâu có khổ hay bị dằn dặt. Tuy nhiên ta tạm thời cho qua vì hoàn cảnh vì việc làm, dù sao tâm ta vẫn bị tổn thương nên ta cứ nhớ đến chuyện đó hoài. Tâm ta cứ sôi sục uất ức ghìm mãi bên trong mà sinh ra nội kết, để rồi ta quay lại cuốn phim ngày hôm qua là tự ta chữi mắng chính mình nên đau khổ càng tăng gấp bội. Có người khi mở miệng ra lời nói như búa bổ trong đầu làm cho người nghe cảm thấy khó chịu và đau khổ vô cùng. Trở lại câu chuyện ngày đầu tiên, chú sa di đã đóng gần hai mươi cây đinh vào hàng rào. Cứ như thế những ngày kế tiếp, chú cố gắng tìm hiểu nguyên nhân tại sao mình lại hay nóng giận. Nhờ thường xuyên quán chiếu như vậy thì số đinh chú đóng lên hàng rào càng ngày càng ít hơn. Rồi thời gian cứ thế trôi qua mà không quay trở lại nhờ sự kiên trì với pháp môn đóng đinh chú nhận ra rằng, nếu bình tĩnh sáng suốt đối đầu mọi việc, xem ra dễ dàng hơn khi mình nóng nảy lớn tiếng với ai đó để phải đóng đinh vào hàng rào.

  Trong một gia đình, nếu một trong hai người vợ hoặc chồng nói năn thô lỗ cộc cằn hay lớn tiếng nạt nộ chữi mắng có việc gì xảy ra mà không hài lòng như ý la lối ôm xòm, rồi dẫn đến thượng chân hạ cẵng thì trước sau gì gia đình đó cũng tan vỡ. Khi ta tức giận một ai đó thì không nên mắng xối xả vào người đó hoặc bằng cách này hay cách khác để hạ nhục người đó. Ở đời ít ai chịu nhục lắm vì đó là sĩ diện của con người, trước mặt bá quan văn võ mà mình bị chà đạp khinh rẻ, hỏi không nhục làm sao được. Cho nên người xưa nói: Thà chết vinh hơn sống nhục” là vậy đó. Bậc hiền Thánh khi muốn nói với ai điều gì dù biết rằng người đó có lỗi, nhưng xét thấy không có lợi nên tìm cách nói khác đi để cho ta tự ý thức mà ăn năn hối lỗi.

Thường khi ghét ai ta hay đem chuyện xấu của người đó ra mà nói, nói với giọng nói giận dữ hằn học cau có làm cho đối phương đau khổ. Nếu người đó không dằn nỗi cơn tức tối thì khẫu chiến sẽ xãy ra nhẹ thì cự cãi lôi thôi, nặng thì thượng cẵng hạ chân để rồi dẫn đến tan nát hạnh phúc gia đình. Nói móc họng hay nói xỏ xiêng là lời nói sai sự thật, nhưng không nói đích danh người đó làm cho người nghe biết họ ám chỉ mình mà không có cách nào phản kháng lại được. Khi ta nói móc người trước đám đông làm cho nhiều người cười lên ầm ỉ, ta sẽ làm cho họ đau nhói cả tim gan mà trong lòng ấm ức để rồi họ ôm ấp mối hận thù chờ cơ hội trả đũa. Nói móc họng xỏ xiêng là lời nói xấu tạo thêm ân oán hận thù không có lợi gì cho ta. Người bệnh chấp ngã nặng có thể mất ăn mất ngủ vì lời nói của ta, họ ghim vào lòng chờ cơ hội trả thù.

   Nhờ kiên trì pháp môn đóng đinh chú sa di nhận ra yếu chỉ và biết cách chuyển hóa cơn giận bằng cách nhìn lại tướng trạng của nó ra sao, khi nhìn lại thì nó mất tiêu và cứ như thế mà kiên trì chuyển hóa chúng. Với tâm từ bi rộng lớn của sư phụ và sự kiên trì chỉ dạy, giờ đây chú đã là một thầy Tỳ kheo chững chạc, không còn nóng nảy và cộc cằn thô lỗ như xưa nữa. Thầy Tỳ kheo đó giờ đã trưởng thành và phát tâm hoằng pháp lợi sinh các vùng sâu vùng xa. Để khích lệ vị đệ tử của mình, sau khi tán thán và khen ngợi, sư phụ mới đưa ra một đề nghị mới, nếu một ngày trôi qua mà con không làm cho ai buồn phiền thì con hãy nhổ bớt một cây đinh trên hàng rào. Sau đó, sư phụ liền dắt thầy ra chỗ hàng rào và nói lời an ủi động viên như sau:

   Hiện giờ con đã làm rất tốt con ạ! Tuy nhiên, con thấy hàng rào bây giờ không còn trơn sạch như xưa nữa mà bị các dấu đinh làm loang lổ những vết sẹo. Chính những vết sẹo này đã làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của nó thuở ban đầu. Con à, những gì con thốt ra trong lúc nóng nảy, giận dữ sẽ làm cho mọi người đau đớn khó chịu và vô cùng khổ sở như những vết thương lòng khó quên vậy đó. Từ đó có thể sinh ra ân oán hận thù nhẹ thì chửi mắng nói xấu nhau, nặng thì chó le lưỡi nai vạt móng. Dù con có nhổ hết đi những cây đinh trên hàng rào nhưng nó không còn trơn láng đẹp đẽ như xưa nữa.

   Nhân quả nghiệp báo rất công bằng và bình đẳng, nó sẽ không chừa một ai khi hội đủ nhân duyên bằng cách ăn miếng trả miếng. Cho dù chúng ta có nói lời xin lỗi bao nhiêu cũng không thể nào làm cho vết thương lành lặn được. Đó là vết thương lòng khó chữa, dù thân thương như cha mẹ cũng khó mà hàn gắn. Vết thương chỉ có thể lành hẳn, khi chúng ta biết buông xả và mở rộng tấm lòng bằng trái tim hiểu biết, biết cảm thông và tha thứ với tinh thần vô ngã vị tha. Khi ta thương yêu, thì ta sẵn sàng bao bọc che chở cho nhau và dễ dàng cảm thông và tha thứ. Nếu ta muốn được mọi người quý mến và yêu thương thì hãy nên nói lời dễ nghe, nói lời hòa hợp, nói lời cảm thông, không nên nói lời thô lỗ cộc cằn, nói lời thị phi, nói lời gian dối để cùng nhau sống bằng trái tim yêu thương và hiểu biết. Lời nói tế nhị luôn nhẹ nhàng sâu lắng nên dễ thuyết phục người nghe, lời nói tế nhị trong lúc sửa lỗi người khác làm cho họ nể phục mà biết ơn sâu sắc. Ta không thể nói năng một cách sổ sàng vô độ, nói như tạt nước vào mặt mình làm cho người ta điếng cả người dễ dẫn đến bất hòa hận thù khó phai. Trong cuộc trò chuyện qua lại với nhau người nói nhẹ nhàng từ tốn chậm rãi luôn nở nụ cười trên môi làm cho người nghe cảm thấy an ổn và vui vẻ hạnh phúc.

Học cách nói thế nào cho người nghe yêu quý mình. Hãy khám phá trong Làm chủ giọng nói

[Sưu tầm]

Bookmark the permalink.

Video liên quan

Chủ Đề