Nuốt nước miếng đau họng là bị gì năm 2024

Nuốt nước bọt đau cổ họng (nuốt nước miếng đau họng) là một tình trạng tương đối thường gặp, có thể liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau từ nhẹ cho đến nghiêm trọng. Việc hiểu rõ nguyên nhân gây nên tình trạng này sẽ giúp bạn có hướng xử lý để cải thiện triệu chứng, đồng thời hạn chế các nguy cơ đối với sức khỏe.

Ngày đăng 2023-05-11

Cập nhật ngày 2023-06-01

Nuốt nước miếng đau họng là bị gì năm 2024

Vậy tại sao nuốt nước bọt lại đau họng? Tình trạng nuốt nước bọt đau họng có thể áp dụng phương pháp điều trị, giảm nhẹ nào? Bài viết hôm nay của Công ty Bowtie sẽ tổng hợp những thông tin hữu ích để giúp bạn giải đáp các thắc mắc này, mời bạn hãy cùng theo dõi ngay nhé!

Nguyên nhân khiến bạn bị đau họng, nuốt nước bọt đau

Bạn có thể gặp phải tình trạng nuốt nước bọt bị đau cổ họng do sự ảnh hưởng của một số vấn đề sức khỏe, bệnh lý. Trong đó, các nguyên nhân gây đau họng khi nuốt nước bọt được biết đến nhiều nhất là:

Cảm lạnh

Cảm lạnh thông thường là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến cổ họng đau rát khi nuốt nước bọt. Bệnh chủ yếu do các loại virus gây ra, thường kéo dài trong khoảng 10 – 14 ngày và có thể lây lan cho người khác qua đường không khí hoặc tiếp xúc gần.

Ngoài triệu chứng đau họng khi nuốt nước bọt, phần lớn người bệnh cảm lạnh còn bị sốt, ho, nghẹt mũi, hắt xì, chảy nước mũi, chảy nước mắt…

Viêm họng

Cổ họng bị đau khi nuốt nước bọt đôi khi còn là biểu hiện của tình trạng viêm nhiễm ở hầu họng do sự xâm nhập của vi khuẩn, đặc biệt là đối với những người có hệ miễn dịch suy yếu hoặc cơ thể nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết.

Vi khuẩn có khả năng gây nhiễm trùng toàn bộ vùng hầu họng hoặc một khu vực nhất định trong cổ họng. Do đó, đôi khi bệnh nhân có thể nhận thấy cảm giác nuốt nước bọt đau cổ họng chỉ xuất hiện ở bên phải hoặc bên trái họng.

Viêm amidan

Viêm amidan thường gặp ở trẻ em hơn mặc dù bệnh có thể phát triển ở bất kỳ độ tuổi nào. Đây là tình trạng vi khuẩn hoặc virus tấn công vào tổ chức amidan nằm ở hai bên thành họng, gây ra nhiễm trùng và làm xuất hiện các triệu chứng như nuốt nước bọt bị đau cổ họng, sưng hạch bạch huyết ở cổ, hôi miệng, sốt cao…

Bệnh có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên họng, đồng thời vi khuẩn, virus có khả năng lây lan dễ dàng giữa người với người. Với một số trường hợp viêm nhiễm nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ amidan để xử lý triệt để các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng.

Viêm thanh quản và nắp thanh quản

Thanh quản liên quan đến âm thanh của giọng nói, trong khi nắp thanh quản là bộ phận quan trọng của hệ hô hấp. Bình thường, nắp thanh quản đóng kín để đảm bảo thức ăn đi xuống thực quản và không lọt vào khí quản gây tắc nghẽn đường thở. Khi các tác nhân nhiễm trùng tấn công thanh quản hoặc nắp thanh quản sẽ gây ra tình trạng sưng viêm, dẫn đến các triệu chứng đặc trưng như nuốt vướng, đau họng, ho khan, khàn tiếng…

Ngoài ra, một số trường hợp viêm thanh quản và nắp thanh quản nghiêm trọng có thể làm phát triển cơn đau rát cổ họng ngay cả khi nuốt nước bọt. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng nhiễm trùng sẽ trở nên tồi tệ hơn, gây mất giọng hoặc các vấn đề nguy hiểm đến tính mạng.

Viêm thực quản

Tương tự như viêm họng hay viêm thanh quản, tình trạng nhiễm trùng cũng có thể xảy ra ở thực quản hay còn gọi là ống dẫn thức ăn. Tất cả mọi thứ bao gồm thức ăn, đồ uống hoặc các thuốc dùng đường uống đều đi qua thực quản trước khi đến dạ dày. Do đó, nguy cơ nhiễm trùng thực quản khá cao do có nhiều khả năng tiếp xúc với mầm bệnh.

Một số dấu hiệu của tình trạng viêm nhiễm ở thực quản bao gồm đau họng khi nuốt nước bọt, cổ họng bị sưng, khó nuốt, đau tức ngực, buồn nôn, giọng khàn…

Bài viết liên quan:

* Đau 1 bên họng là bệnh gì? 13 lý do khiến bạn bị đau 1 bên cổ họng

Nuốt nước miếng đau họng là bị gì năm 2024
Nuốt nước bọt đau cổ họng có thể do nguyên nhân viêm amidan, viêm thực quản hoặc viêm thanh quản.

Trào ngược dạ dày – thực quản

Nuốt nước bọt bị đau cổ họng cũng là một biểu hiện dễ gặp phải ở những người được chẩn đoán mắc bệnh trào ngược dạ dày – thực quản. Điều này có thể giải thích là do lượng acid dư thừa ở dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra kích ứng, lâu dần có thể khiến cho niêm mạc hầu họng bị tổn thương.

Ngoài các triệu chứng chính của bệnh như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đau bụng… thì sự tổn thương này còn khiến người bệnh có cảm giác đau rát ở cổ họng, đặc biệt đau hơn khi nuốt nước bọt hoặc thức ăn.

Hội chứng chảy dịch mũi sau

Đây là tình trạng liên quan đến các bất thường trong cấu trúc mũi hoặc một số tác nhân bên ngoài làm cho lượng dịch nhầy ở khoang mũi đổ dồn xuống cổ họng. Chất nhầy có thể mang theo bụi bẩn, vi khuẩn và các chất độc hại khiến cho cổ họng bị kích ứng hoặc viêm nhiễm. Hậu quả dẫn đến các triệu chứng đau rát và khó nuốt ở cổ họng.

Sưng hạch bạch huyết

Hệ thống hạch bạch huyết nằm rải rác khắp nơi trên cơ thể. Trong đó, các hạch bạch huyết nông nằm ngay bên dưới da thường tập trung chủ yếu ở vùng cổ, nách và bẹn.

Hạch bạch huyết ở cổ có khả năng bị sưng do nhiều nguyên nhân. Tình trạng này có thể gặp phải trong các bệnh lý nhiễm trùng hoặc một số hội chứng liên quan đến sự suy giảm miễn dịch. Khi đó, người bệnh có thể nhận thấy cổ họng bị vướng cùng với cảm giác nuốt nước bọt đau họng.

Polyp thực quản

Khác với ung thư, phần lớn polyp là sự phát triển bất thường của các tế bào, tạo ra tổn thương lành tính có hình dạng như khối u. Polyp ở thực quản có thể gây ra sự chèn ép, dẫn đến tình trạng đau ở cổ họng khi nuốt nước bọt. Tùy theo kích thước polyp mà mức độ của các triệu chứng có thể không đáng kể hoặc rất nghiêm trọng.

Tổn thương cổ họng

Các vết rách, trầy xước, vết bỏng ở niêm mạc hầu họng hoặc thực quản cũng có thể dẫn đến cảm giác đau rát cổ họng khi nuốt nước bọt hoặc thức ăn. Các nguyên nhân gây tổn thương thường gặp có liên quan đến dị vật mắc kẹt ở cổ họng hoặc do việc sử dụng thức ăn, đồ uống quá nóng gây bỏng và kích ứng bên trong họng.

Đau dây thần kinh lưỡi – hầu

Cảm giác ở vùng tai, lưỡi và hầu họng sẽ chịu sự chi phối của dây thần kinh thiệt hầu hay còn gọi là dây thần kinh số IX. Vì vậy, đau họng, đau tai khi nuốt nước bọt có thể là một trong những dấu hiệu của tình trạng đau dây thần kinh thiệt hầu.

Tình trạng nuốt nước bọt đau cổ họng và đau tai (thường là một bên tai, trái hoặc phải) liên quan đến đau dây thần kinh số IV khá hiếm gặp. Tuy nhiên, cơn đau do nguyên nhân này thường đột ngột và dữ dội hơn hẳn.

Ung thư vùng họng

Bạn không được chủ quan với tình trạng khó nuốt, nuốt nước bọt bị đau cổ họng lâu ngày không thuyên giảm. Bởi vì nguyên nhân có thể xuất phát từ một vấn đề nghiêm trọng hơn bạn nghĩ hoặc có nguy cơ là bệnh ung thư ở vùng họng.

Sự phát triển của khối u ác tính không chỉ gây đau họng khi nuốt nước bọt mà còn khiến người bệnh đối mặt với các triệu chứng toàn thân, bao gồm mệt mỏi, sức khỏe suy nhược, sụt cân, xuất huyết ở họng, hơi thở yếu ớt… Để tránh các biến chứng đe dọa mạng sống, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể ngay khi phát hiện các triệu chứng kể trên.

Nuốt nước miếng đau họng là bị gì năm 2024
Trào ngược acid dạ dày - thực quản không được kiểm soát tốt có thể gây đau cổ họng khi nuốt nước bọt.

Khi nào người bị nuốt nước miếng đau cổ họng nên đến gặp bác sĩ?

Tình trạng nuốt nước bọt đau cổ họng có thể tự khỏi trong vòng vài ngày và không quá nghiêm trọng nếu nguyên nhân đến từ các bệnh lý thông thường như cảm lạnh hay viêm họng. Tuy nhiên, bạn không nên vì thế mà chủ quan. Bởi vì triệu chứng đau rát cổ họng khi nuốt nước bọt cũng có thể tiềm ẩn một số rủi ro sức khỏe vô cùng nguy hiểm.

Bạn nên liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt nếu như tình trạng nuốt nước bọt bị đau rát cổ họng kèm theo bất kỳ biểu hiện nào sau đây:

  • Sưng họng, nuốt đau kéo dài nhiều ngày và có xu hướng nặng hơn theo thời gian
  • Sốt cao trên 38°C, ớn lạnh
  • Khó thở, hụt hơi
  • Choáng váng, ngất xỉu
  • Khó nuốt, nuốt nước bọt (hoặc thức ăn) thấy vướng ở cổ họng như có khối u
  • Tiết nước bọt bất thường (chảy nước dãi không kiểm soát)
  • Buồn nôn, nôn mửa nhiều
  • Đau bụng dữ dội
  • Đi ngoài phân đen hoặc có lẫn máu
  • Sụt cân nhanh, không rõ nguyên nhân

Phương pháp chẩn đoán nguyên nhân dẫn đến đau họng khi nuốt nước bọt

Để xác định tình trạng nuốt nước bọt đau họng có liên quan đến bệnh gì và từ đó đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất, bác sĩ sẽ thực hiện quá trình chẩn đoán với bước đầu tiên là kiểm tra và thăm khám vùng hầu họng. Đồng thời, bác sĩ cũng khai thác thông tin cụ thể về các triệu chứng thực tế đã xảy ra cũng như tiền sử bệnh và chế độ sinh hoạt thường ngày của bạn.

Kế đến, bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm chuyên sâu để nhận định chính xác về nguyên nhân gây đau họng, đau tai khi nuốt nước bọt. Tùy theo biểu hiện của từng trường hợp mà các phương pháp xét nghiệm thường gặp có thể là:

  • Xét nghiệm công thức máu: Tìm kiếm dấu hiệu nhiễm trùng hoặc các vấn đề bất thường khác trong cơ thể
  • Test kháng nguyên nhanh hoặc nuôi cấy dịch cổ họng: Giúp phát hiện các tác nhân gây viêm nhiễm, chẳng hạn như vi khuẩn, virus hoặc nấm
  • Theo dõi pH thực quản: Kết quả đo pH có thể hữu ích trong việc chẩn đoán bệnh trào ngược acid dạ dày – thực quản
  • Thăm dò các tổn thương hoặc tìm kiếm khối u/polyp có liên quan thông qua các xét nghiệm hình ảnh như nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng, chụp X-quang, chụp CT, siêu âm, xạ hình tuyến giáp…

Nuốt nước miếng đau họng là bị gì năm 2024
Nuôi cấy dịch cổ họng để chẩn đoán tình trạng nhiễm trùng gây đau họng khi nuốt nước bọt.

Nuốt nước bọt đau họng phải làm sao? Các lựa chọn điều trị

Nhìn chung, cách chữa nuốt nước bọt đau họng chủ yếu tập trung vào việc loại bỏ nguyên nhân và cải thiện các triệu chứng đau, khó nuốt để giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Dựa theo nguyên nhân gây nên tình trạng nuốt nước bọt bị đau cổ họng mà các lựa chọn điều trị ở mỗi người sẽ khác nhau. Một số phương pháp điều trị có thể kể đến như:

  • Đối với tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus: Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus, thuốc chống viêm… kết hợp với thuốc giảm ho, thuốc chống dị ứng để cải thiện một số triệu chứng khác kèm theo.
  • Giảm đau bằng thuốc dùng đường uống: Thường gặp là một số loại thuốc không kê đơn như paracetamol, ibuprofen hoặc các thuốc kê đơn như corticoid
  • Sử dụng viên ngậm, thuốc súc miệng hoặc thuốc xịt họng có tác dụng gây tê cục bộ để nhanh chóng kiểm soát cơn đau cổ họng khi nuốt nước bọt
  • Điều trị trào ngược dạ dày – thực quản bằng các thuốc làm giảm acid dịch vị, đồng thời thay đổi lối sống và chế độ ăn uống
  • Phẫu thuật cắt bỏ amidan hoặc khối u/polyp nếu cần thiết

Cách trị và giảm triệu chứng nuốt nước bọt đau họng tại nhà

Bên cạnh phương pháp điều trị chính, việc thực hiện một số biện pháp chăm sóc tại nhà cũng mang lại lợi ích cho người bị đau cổ họng khi nuốt nước bọt. Với mục đích giảm nhanh tình trạng nuốt nước bọt đau cổ họng để rút ngắn thời gian điều trị cũng như ngăn ngừa tình trạng tái phát, bạn có thể áp dụng một số biện pháp như sau:

  • Uống đủ nước mỗi ngày, nên chọn nước ấm hoặc các loại thức uống có khả năng kháng khuẩn và làm giảm kích ứng ở cổ họng (ví dụ: nước mật ong, trà bạc hà, trà gừng…). Tránh sử dụng bia rượu, đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh
  • Thực đơn ăn uống mỗi ngày nên ưu tiên các loại thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa để không gây kích ứng cổ họng. Có thể chia nhỏ khẩu phần ăn để dễ nhai và dễ nuốt hơn
  • Hạn chế tối đa các thức ăn không lành mạnh, có thể làm tăng thêm cảm giác đau họng, khó nuốt như đồ cay nóng, thức ăn nhiều gia vị, thực phẩm khô, chiên giòn, bánh kẹo ngọt, các loại hạt cứng…
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất tự nhiên từ rau quả, trái cây để giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể
  • Không hút thuốc lá
  • Làm sạch họng bằng nước muối sinh lý, kết hợp với giữ vệ sinh răng miệng mỗi ngày
  • Hạn chế nói nhiều và nghỉ ngơi đầy đủ có thể làm dịu bớt cảm giác đau rát cổ họng, giúp cổ họng nhanh chóng phục hồi
  • Giữ ấm cơ thể và cổ họng, tránh tiếp xúc với không khí khô lạnh

Tóm lại, nuốt nước bọt đau họng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân và cách điều trị bệnh ở mỗi người cũng khác nhau. Vì vậy, trường hợp gặp phải triệu chứng đau họng nuốt nước bọt cũng đau thì tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, xác định nguyên nhân và có hướng điều trị hiệu quả. Hy vọng những chia sẻ của bài viết có thể phần nào giúp bạn chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Nguồn tham khảo

  • 1Nuốt nước bọt đau họng bên trái, bên phải - Nguyên nhân và cách chữa - Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Thuốc dân tộc
  • 2Painful swallowing - The Mount Sinai Health System
  • 3Swallowing Disorders - Penn Medicine

Bowtie Life Insurance Company Limited là công ty bảo hiểm trực tuyến đầu tiên được cấp phép tại Hồng Kông. Với công nghệ hiện đại cùng chuyên môn về y tế, Bowtie cung cấp một nền tảng online để bạn có thể trực tiếp tham khảo biểu phí và đăng ký tham gia các chương trình bảo hiểm sức khỏe mà không cần thông qua môi giới, không chịu các chi phí hoa hồng. Ngoài ra, bạn cũng có thể yêu cầu chi trả bồi thường tại nền tảng này một cách đơn giản, thuận tiện.

Tìm hiểu thêm về chúng tôi tại https://www.bowtie.com.vn/.

Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Các chuyên mục khác

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác.

Đau họng nên uống gì cho nhanh khỏi?

Bị đau họng uống gì tốt nhất?.

Nước mật ong. Mật ong là một trong những nguyên liệu tự nhiên có khả năng kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây hại và tăng sức đề kháng cho cơ thể. ... .

Trà gừng. ... .

Trà tía tô ... .

Trà bạc hà ... .

Trà hoa cúc. ... .

Nước chanh tươi. ... .

Sữa tươi. ... .

Sử dụng trà quế.

Nuốt nước bọt đau họng nên ăn gì?

Một số thực phẩm bạn nên ăn khi bị đau họng:.

Súp gà.

Cháo gà.

Cháo thịt..

Cháo bột yến mạch ấm..

Món tráng miệng gelatin..

Sữa chua nguyên chất hoặc sữa chua với trái cây xay nhuyễn..

Rau nấu chín..

Sinh tố trái cây hoặc rau quả.

Tại sao khi nuốt nước bọt lại đau họng?

Nuốt nước bọt đau họng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, khi động tác nuốt thực hiện các cơ siết họng sẽ co bóp đồng vận để đẩy thức ăn xuống thực quản. Tuy nhiên khi chỉ nuốt nước bọt mà không có thức ăn thì niêm mạc họng có nguy cơ chà xát trực tiếp, nếu có vết loét, viêm sẵn sẽ gây đau tăng do sung huyết.nullThường xuyên nuốt nước bọt đau họng có đáng lo - Vinmecwww.vinmec.com › Tin tức › Thông tin sức khỏe › Sức khỏe tổng quátnull

Làm sao để hết đau cổ họng?

Súc miệng bằng nước muối. Súc miệng bằng nước muối ấm có thể giúp làm dịu cổ họng ngứa ngáy. ... .

Thuốc ngậm ho không kê đơn. ... .

Thử giảm đau OTC. ... .

Thưởng thức một giọt mật ong. ... .

Thử xịt họng có thành phần từ cây echinacea và xô thơm. ... .

Giữ đủ nước cho cơ thể ... .

Sử dụng máy tạo độ ẩm. ... .

Tắm hơi..