Ở điều kiện thường dung dịch HNO3 có màu

Toán 12

Ngữ văn 12

Tiếng Anh 12

Vật lý 12

Hoá học 12

Sinh học 12

Lịch sử 12

Địa lý 12

GDCD 12

Công nghệ 12

Tin học 12

Cộng đồng

Hỏi đáp lớp 12

Tư liệu lớp 12

Xem nhiều nhất tuần

Nhận biết

  • Làm đỏ quỳ tím.
  • Tác dụng với kim loại đứng sau H tạo khí nâu đỏ.

Ứng dụng

  • Axit nitric là một trong những hóa chất cơ bản và quan trọng. Phần lớn axit này được dùng để sản xuất phân đạm. Ngoài ra nó còn được dùng để sản xuất thuốc nổ, thuốc nhuộm, dược phẩm...


Thông tin thêm

Tính oxi hóa của HNO3

HNO3 thể hiện tính oxi hóa mạnh khi tác dụng với các chất có tính khử như: Kim loại, phi kim, các hợp chất Fe[II], hợp chất S2-, I-, . . . Thông thường:

  • Nếu axit đặc, nóng tạo ra sản phẩm NO2
  • Nếu axit loãng, thường cho ra NO. Nếu chất khử có tính khử mạnh, nồng độ axit và nhiệt độ thích hợp có thể cho ra N2O, N2, NH4NO3.

Chú ý:

  • 1. Một số kim loại [Fe, Al, Cr, . . .] không tan trong axit HNO3 đặc, nguội do bị thụ động hóa.
  • 2. Trong một số bài toán ta phải chú ý biện luận trường hợp tạo ra các sản phẩm khác: NH4NO3 dựa theo phương pháp bảo toàn e [nếu ne cho > ne nhận để tạo khí] hoặc dựa theo dữ kiện đề bài [chẳng hạn cho dung dịch NaOH vào dung dịch sau phản ứng thấy có khí thoát ra] hoặc các hợp chất khí của Nitơ dựa vào tỉ khối hơi của hỗn hợp đã cho.
  • 3. Khi axit HNO3 tác bazơ, oxit bazơ không có tính khử chỉ xảy ra phản ứng trung hòa.
  • 4. Với kim loại có nhiều hóa trị [như Fe, Cr], nếu dùng dư axit sẽ tạo muối hóa trị 3 của kim loại [Fe3+, Cr3+]; nếu axit dùng thiếu, dư kim loại sẽ tạo muối hóa trị 2 [Fe2+, Cr2+], hoặc có thể tạo đồng thời 2 loại muối.
  • 5. Các chất khử phản ứng với muối NO3- trong môi trường axit tương tự phản ứng với HNO3. Ta cần quan tâm bản chất phản ứng là phương trình ion.

Nguyên tắc giải bài tập

Dùng định luật bảo toàn e

N[+5] → + ne + [5 – x]e →


Þ ne nhường = ne nhận


Đặc biệt:

  • Nếu phản ứng tạo ra nhiều sản phẩm khử của N thì ne nhường = Sne nhận
  • Nếu có nhiều chất khử tham gia phản ứng Sne nhường = ne nhận
    • Trong một số trường hợp cần kết hợp với định luật bảo toàn điện tích [tổng điện tích dương = tổng điện tích âm] và định luật bảo toàn nguyên tố
    • Có thể sử dụng phương trình ion – electron hoặc các bán phản ứng để biểu diễn các quá trình.
M ® Mn+ + ne 4H+ + NO3- + 3e ® NO + 2H2O
  • Đặc biệt trong trường hợp kim loại tác dụng với axit HNO3 ta có:
nHNO3 [pư] = 2nNO2 = 4nNO = 10nN2O = 12nN2 = 10nNH4NO3 nNO3-[trong muối] = nNO2 = 3nNO = 8nN2O = 10nN2 = 8nNH4NO3
  • Nếu hỗn hợp gồm cả kim loại và oxit kim loại phản ứng với HNO3 [và giả sử tạo ra khí NO] thì:
nHNO3 [pư] = 4nNO + 2nO [trong oxit KL]

Các dạng toán

Phương pháp xác định nhanh sản phẩm khử của HNO3

Sản phẩm khử của HNO3 gồm:

Kí hiệu spk Nhận biết Công thức bảo toàn e NO2 ↑ NO ↑ N2O ↑ N2 ↑ NH4NO3 [oxi hóa: -3 +1 +5 -2] NO3-1
Khí nâu đỏ N+5 + 1e → N+4 [NO2]
Khí không màu, hóa nâu ngoài không khí N+5 + 3e → N+2 [NO]
Khí không màu, gây cháy, khí gây cười XD 2N+5 + 8e → N2+1 [N2O
Khí không màu, không cháy 2N+5 + 10e → N2+0 [N2]
Dung dịch, muối N+5 + 8e → N-3 [NH4NO3]

Dạng 1

Khi cho biết số mol sản phẩm khử [X]

Để xác định sản phẩm khử [spk], ta phải tính k. [k: số e trung bình tạo ra 1 mol X]

K = [∑ne [cho/ nhận] của N+5 tạo ra spk X] ÷ nX

VD: NO2 = 1÷1=1; NO = 3÷1=3...

Dạng 2

Khi chưa cho biết số mol Nx Kim loại + HNO3 → muối[NO3]- + X + spk khác + H2O

Thứ tự các bước làm:

  • B1: Theo bảo toàn N: nN[X] = nHNO3 pứ - nN[muối] - nN[spk khác]
  • B2: Tính

t = [∑ne[cho/ nhận] của N+5 tạo X] ÷ nN[X]

VD: t=1 → NO2; t=3 → NO...

Dạng 3

Nếu đề bài không cho đầy đủ các dữ kiện, ta phương pháp chặn khoảng k.

Dạng 4

Kim loại + HNO3 → muối NH4NO3
  • Kim loại thuờng là: Mg, Al, Zn
● Dấu hiệu định tính là các dấu hiệu sau
  • Dung dịch sau phản ứng + OH- → có khí mùi khai NH3↑
  • Kim loại + HNO3 → không có khí thoát ra
  • Số muối tạo ta > Số kim loại phản ứng
● Dấu hiệu định lượng là
  • Khối lượng dung dịch tăng = Khối lượng kim loại phản ứng
  • ∑n[e] cho kim loại phản ứng > ∑n[e] của N+5 tạo khí
Sản phẩm khí duy nhất ≠ Sản phẩm khí duy nhất Không có NH4NO3 Sẽ có NH4NO3

Video liên quan

Chủ Đề