Phân tích đánh giá bài thơ cảnh ngày hè năm 2024

  1. Mở bài Nguyễn Trãi – anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, là người có những đóng góp rất lớn đối với lịch sử văn hoá, văn học, đặc biệt là đóng góp về thơ văn. Nguyễn Trãi để lại nhiều bài thơ Nôm có giá trị. Thơ của ông thể hiện một tấm lòng suốt đời vì dân vì nước, một nhân cách cao đẹp, một tâm hồn trong sáng, luôn dành cho con người và thiên nhiên một tình cảm tha thiết. Thơ của Nguyễn Trãi còn là nỗi niềm tâm sự của một con người tài năng, đức độ, hết lòng vì nước vì dân và luôn trĩu nặng tình đời. “Cảnh ngày hè” nằm trong tập thơ “Quốc âm thi tập” là một bài thơ như thế. II. Thân bài
  1. Khái quát Quốc âm thi tập có một cấu trúc chỉnh thể với 4 phần. Trong đó phần vô đề gồm toàn bộ những bài thơ không có tựa đề, được chia thành các nhóm : ngôn chí, mạn thuật, trần tình, thuật hứng, tự thán, bảo kính cảnh giới... Chùm thơ Bảo kính cảnh giới (Gương báu răn mình) có 61 bài. Những vần thơ trong Bảo kính cảnh giới, nhất là bài 43 luyến láy du dương, có chút vui điểm vào cuộc đời đầy u uất của thi nhân Nguyễn Trãi. Bài thơ viết bằng chữ Nôm, thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, câu thất ngôn xen lục ngôn, diễn tả vẻ đẹp thiên nhiên và niềm khát khao cao đẹp của nhà thơ.
  2. Phân tích câu 1 Được tổ chức theo kiểu một bài thất ngôn bát cú nhưng bài thơ lại mở đầu bằng một câu thơ thất luật, ngắt nhịp tự do, tự nhiên như lời nói thường ngày : Rồi/ hóng mát/ thuở ngày trường Khởi hứng bằng một tâm thế của một con người an nhàn hưởng thụ (thiên nhiên). Bài thơ có lẽ được làm trong một lần Nguyễn Trãi về ở Côn Sơn. Rũ sạch bụi lầm của chốn phồn hoa đô hội, con người đến với thiên nhiên tự do, tự tại, giản dị không gò ép. Phải chăng, vì thế mà câu thơ cũng vuột ra khỏi cái khuôn khổ của thơ luật để giản dị, nhẹ nhàng như chính con người và cuộc sống chốn sơn lâm. Từ rồi (có bản chép là rỗi) kết hợp với ngày trường cộng hưởng với nhịp thơ kéo giãn thời gian của một ngày. Cảm giác thư thái cũng theo đó mà ngân nga.
  3. Phân tích câu 2,3, Nguyễn Trãi không phải người không biết giới hạn. Có nhiều lần ông đã bày tỏ ý nguyện “công thành thân thoái”. Nếu phải viện đến lí do thì có lẽ nhiều người sẽ nghĩ đến sự gắn bó rất chân thành của tác giả với thiên nhiên. Những bức tranh thiên nhiên mà tác giả đã say sưa nét vẽ như ở trong bài thơ này đã chứng tỏ một điều cuộc sống đâu phải cứ giàu có thì sang trọng :

Hoè lục đùn đùn tán rợp giương Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ Hồng liên trì đã tiễn mùi hương Tán hòe tỏa bóng mát, che rợp sân, ngõ, vườn nhà, “giương” lên như chiếc ô, chiếc lọng căng tròn. Mỗi từ ngữ là một nét vẽ màu sắc tạo hình gởi tả sức sống của cảnh vật đồng quê trong những ngày hè: lục, đùn đùn, tán, rợp giương. Ngôn ngữ thơ bình dị, hàm súc và hình tượng. Cây hòe vốn được trồng nhiều ở làng quê: vừa làm cảnh, vừa cho bóng mát. Hòe nở hoa vào mùa hè, màu vàng, làm dược liệu, làm chè giải nhiệt. Trong văn học, cây hòe thường gắn liền với điển tích “giấc hòe” (giấc mộng đẹp), “sân hòe” (chỉ nơi cha mẹ ở ). Truyện Kiều có câu: “Sân hòe đôi chút thơ ngây – Trân cam ai kẻ đỡ thay việc mình”. Câu 3 nói về khóm thạch lựu ở hiên nhà trổ hoa rực rỡ: “Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ”. Thức tiếng cổ chỉ màu vẻ, dáng vẻ. Trong cành lá xanh biếc, những đóa hoa lựu như chiếc

đèn lồng bé tí phóng ra, chiếu ra, “phun” ra những tia lửa đỏ chói, đỏ rực. Chữ “phun” được dùng rất hình tượng và thần tình.“Truyện Kiều” cũng có câu: “Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông” – Từ hoa lựu “phun thức đỏ”, đến hình ảnh “đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông” là cả một quá trình sáng tạo ngôn ngữ thi ca của các thế hệ thi sĩ dân tộc qua 5 thế kỷ từ “Quốc âm thi tập” đến “Truyện Kiều”. Vẻ đẹp ngôn ngữ thi ca được trau chuốt như ngọc quý sẽ ánh lên màu sắc huyền diệu là như thế đó! Câu 4 nói về sen: “Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”. “Tiễn” là ngát (tiếng cổ). Sen hồng nở thắm ao làng, hương thơm tỏa ngát. Sen là biểu tượng cho cảnh sắc mùa hè làng quê ta. Sen trong ao làng đã “tiễn mùi hương” gợi không cảnh làng quê thanh bình, không khí thanh cao thoát tục. Nguyễn Trãi đã chọn hòe, thạch lựu, sen hồng (hồng liên) để tả và đưa vào thơ. Cảnh sắc ấy đẹp và bình dị. Nhà thơ đã gắn tâm hồn mình với cảnh vật mùa hè bằng một tình quê đẹp và cảm nhận vẻ đẹp của nó bằng nhiều giác quan. 4. Phân tích câu 5, Hè rất đẹp, rộn ràng trong khúc nhạc làng quê. Ngoài tiếng cuốc, tiếng chim tu hú, tiếng sáo diều còn có tiếng ve, tiếng cười nói “lao xao” của đời thường: “Lao xao chợ cá làng ngư phủ, Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương” Sau khi tả hòe màu “lục”, lựu “phun thức đỏ”, sen hồng đã “tiễn mùi hương”, nhà thơ nói đến âm thanh mùa hè, khúc nhạc đồng quê. Tiếng “lao xao” từ một chợ cá làng chài xa vọng đến, đó là tín hiệu cuộc đời dân dã đầy muối mặn và mồ hôi. Nhà thơ lắng nghe nhịp sống đời thường ấy với bao niềm vui. “Lao xao” là từ láy tượng thanh gợi tả sự ồn ào, nhộn nhịp. Hòa điệu với tiếng lao xao chợ cá là tiếng ve vang lên rộn rã, nhịp nhàng. “Cầm ve”, hình ảnh ẩn dụ, tả âm thanh tiếng ve kêu như tiếng đàn cầm. “Dắng dỏi” nghĩa là inh ỏi, âm sắc tiếng ve trầm bổng, ngân dài vang xa. Ngôi lầu buổi xế chiều trở nên náo động rộn ràng. Nhà thơ lấy tiếng ve để đặc tả khung cảnh một chiều hè làng quê lúc hoàng hôn buông dần xuống mái lầu (lầu tịch dương) là một nét vẽ tinh tế đầy chất thơ làm nổi bật cái không khí êm ả một chiều hè nơi thôn dã 5. Phân tích câu 7, Trở về “Côn sơn quê cũ” Ức Trai đã từng bồi hồi “trong tiếng cuốc kêu xuân đã muộn”, giờ đây ông lại thả hồn mình trong khúc ca dân dã “cầm ve” buổi chiều tà cuối hè. Tiếng ve lúc hoàng hôn thường gợi nhiều bâng khuâng, vì ngày tàn, màn đêm đang dần dần buông xuống. Nhưng với Ức Trai, nó đã trở thành “cầm ve” nhặt khoan trầm bổng, dắng dỏi vang xa, làm cho khung cảnh làng quê một buổi chiều tà bỗng rộn lên bao niềm vui cuộc đời. Làm theo thể thất ngôn bát cú nhưng kết cấu đề, thực, luận, kết xem ra không phải là lựa chọn hợp lí để tiếp cận bài thơ này. Bài thơ có thể được chia theo bố cục 6/2. Trên là vẻ đẹp của thiên nhiên và âm thanh cuộc sống, dưới là ước vọng của nhà thơ : Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng, Dân giàu đủ khắp đòi phương. Ở đây, tác giả đã mượn điển tích để nói lên khát vọng của mình. Câu thơ cuối sáu chữ ngắn gọn, nhịp 3/3 thể hiện sự dồn nén cảm xúc của cả bài – tác giả khát khao đem tài trí thực hành tư tưởng yêu nước, thương dân, và đó cũng chính là tưởng chủ đạo của bài thơ. Tuy tác giả đón nhận cảnh ngày hè với tư thế ung dung trong một ngày nhàn rỗi nhưng ông vẫn luôn suy nghĩ, lo lắng cho nhân dân, cho đất nước. Cảm nhận cảnh ngày hè nhưng tác giả vẫn quan tâm tới cuộc sống của nhân dân. Thế nên ông nghe thấy âm thanh tấp nập, lao xao của làng chài. Ông quan tâm tới nhân dân, lo cho dân cho nước. Chính vì vậy, ông ước mong mình có cây đàn của vua Ngu Thuấn. Với cây đàn đó, Nguyễn Trãi có thể mang tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân

“ Cảnh ngày hè” được ra đời trong khoảng thời gian Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn, về ở ẩn được

thanh nhàn nhưng là nhàn thân, “ thân nhàn chứ tâm không nhàn”, được vui thú quê nhà nhưng

là “ vui trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Bởi vậy, mở đầu bài thơ là bức tranh ngày hè rực rỡ,

rộn rã:

“ Rỗi hóng mát thuở ngày trường”

Ngày hè hiện ra trong hình ảnh Ức Trai với tâm hồn thư thái, thanh thải trong một dịp nhàn rỗi

hiếm hoi đang hóng mát “ thuở ngày trường” – một ngày dài dằng dặc, thời gian như ngưng

đọng. Ngày dài, ấy là đặc trưng cho đêm ngắn ngày dài. Nhưng có chăng, đó chỉ ʟà chu ʏ ɴệ thời

gian dài ngắn hay còn ʟà chu ʏ ɴệ của tâm hồn, của con người. Nhưng dù ʟà chu ʏ ɴệ gì đi chăng

nữa, nó đều thể hiện một tình yêu say đắm, một tâm thế thanh nhàn, thảnh thơi, sảng khoái của

Nguyễn Trãi. Qua tâm thế ấy, phong cảnh mùa hè ở làng quê được vẽ nên sống động, nhiều hình

ảnh, mầu sắc, nhạc điệu:

“ Hoè lục đùn đùn tán rợp giương Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.”

Trật tự thiên nhiên trải từ cao xuống thấp, điểm nhìn của thi sĩ cũng di chuyển từ tầng không, qua

hiên nhà rồi xuống ao sen. Ở tầng nào của thiên nhiên, sức sống bên trong cảnh vật cũи ɢиhư

đang căng tràn. Trên cao, cây hoè “ đùn đùn” cuộn lên những lá chồi tươi tốt như “ rợp giương”

cả một góc sân nhà. Dưới tán lá hoè xanh biếc có những khóm hoa lựu “ còn phun thức đỏ” tựa

pháo hoa bừng sáng cả hiên nhà. Sự sống không chỉ tồn tại trong bông hoa mà còn như căng

trào, tràn ra bên ngoài. Và dưới ao, hoa sen cũng hưởng ứng bằng sắc hồng đang độ ngát hương

nhất – “ tiễn mùi hương”. Sự sống đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát một cách mạnh mẽ nhất của

mỗi thảo mộc tưởng chừng như tĩnh tại. Tất cả là sự sống của thiên nhiên đang kì toàn thịnh:

Xem thêm: Top 10 website những bài văn mẫu hay lớp 2 мớι иhấт

“ Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”

Nguyễn Trãi thật tinh tế khi bắt được một nhịp vận hành vô hình hối thúc của tạo vật. Thảo mộc

nối tiếp liên tục từ cao xuống thấp, động thái liên tục từ trong ra ngoài, lá hoa hương tiếp ứng

nhau, khẩn trương, vội vã. Loài này “ đang” thì loài kia “ đã”, hô ứng nhau, chen bước nhau gợi

ra không khí các tạo vật đang đua nhau phô sắc khoe hương.

Bức tranh ngày hè toàn thịnh κнô ɴ ԍ ɴнữ ɴԍđầy mầu sắc mà còn ngập tràn cả âm thanh:

“ Lao xao chợ cá làng ngư phủ Dắng dỏi cầm về lầu tịch dương”

Ta nghe như đâu đây tiếng lao xao, náo nhiệt của chợ ngày hè. Chợ là biểu hiện rõ nhất của cuộc

sống. Lúc đương đông là hình ảnh của cuộc sống sầm uất đi lên. Lúc chợ tàn là hình ảnh rã đám

của cuộc sống đương đi xuống. Chợ “ lao xao” là âm thanh của làng quê không ngừng ρнáт

тrιểи, ấm no, phồn thịnh. Cùng với âm thanh của cuộc sống sung túc, đủ đầy là bản nhạc ve

trong khoảnh khắc tịch dương. Lúc tịch dương, dù là miềm sơn cước hay chốn chương đài người

ta đều nghĩ đến кнôиg gιαи hiu quạnh cô tịch, sự sống đang dần tàn lụi. Nhưng, chiều “ tịch

dương” trong thơ Nguyễn Trãi không ɴнư vậ ʏ. Không gian hiu quạnh cô tịch đã bị xua tan bởi

bản nhạc ve “ dắng dỏi”. Tiếng ve inh ỏi như một bản đàn làm hoàng hôn cũng trở nên náo nhiệt.

Bản cầm ve hay cũng ċhính ℓà bản nhạc lòng của Nguyễn Trãi, của một con người yêu dân hết

lòng. Yêu dân bởi nghe âm thanh của cuộc sống phồn thịnh đi lên mà ngỡ tiếng ve “ dắng dỏi” là

khúc nhạc du dương. Phép đảo ngữ, đặt những âm thanh “ lao xao”, “ dắng dỏi” lên đầu mỗi câu

tạo nên điểm nhấn như phổ vào кнôиg gιαи cả một dàn âm thanh rộn rã. Cả làng ngư phủ “ lao

xao chợ cá” nhờ thế mà trở nên phồn thịnh hơn.

Nguyễn Trãi đã đón nhận thiên nhiên bằng cả tâm hồn, ngắm cảnh nhưng vẫn lắng nghe, vẫn đón

nhận những âm thanh thân thuộc của làng quê. Tâm hồn ấy không chỉ đơn thuần rung cảm vẻ

đẹp thiên nhiên mà còn chan chứa tình yêu dân yêu nước. Đó là niềm hạnh phúc khi cuộc sống

người dân sung túc đủ đầy, là khát vọng về một xã нộι giàu có no đủ:

Xem thêm: Hãy tưởng tượng và kể lại cuộc trò chuyện và gặp gỡ với người lính lái xa trong Bài thơ Tiểu đội xe không kính – Ngữ Văn 9

“ Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ khắp đòi phương.”

Nếu có cây “ Ngu cầm” của vua Thuấn, ta sẽ gẩy khúc Nam phong cầu cho dân giàu đủ khắp

muôn phương. Cặp câu kết đã mở ra cho chúng ta về lòng và chí của Ức Trai. Khát vọng thật cao

đẹp nhưng còn đẹp hơn khi khát vọng ấy là ước mơ chung cho tất cả мọι и ườι đều được no đủ,ɢ

giàu có. Đó là ước mơ lớn, ước mơ ngang tầm với những bậc quân vương, ước mơ tầm cỡ Ngiêu

Thuấn. Ước mơ là trong thơ, trong thế giới của những khát vọng riêng tư nhất nhưng cũng là

khách lên lầu (Bảo kính cảnh giới, số 26). “Lòng yêu thiên nhiên vạn vật là kích thước để đo một tâm hồn” (Xuân Diệu). Nhưng cách miêu tả thiên nhiên lại thể hiện một “cái nhìn”, khẳng định một bản ngã, một tài năng: Tự bén hơi xuân tốt lại thêm/ Đầy buồng lạ, mầu thâu đêm/ Tình thư một bức phong còn kín/ Gió nơi đâu gượng mở xem (Cây chuối). Cách lựa chọn và sử dụng hình ảnh mang tính biểu tượng của Nguyễn Trãi ở bài thơ này rất gần với chủ nghĩa tượng trưng trong văn học Pháp. Bút pháp ấn tượng thay cho tả thực, đó là cách phác họa rất tài tình, hình ảnh cây chuối vì vậy mang tính cách điệu rất cao. Màu sắc, đường nét mờ nhòe ẩn hiện, huyền hoặc. Sức sống cây chuối trỗi dậy do “tự bén hơi xuân”, bén vào hơi xuân mà tốt tươi hẳn lên. Các từ “bén”, “mầu” kết hợp với các hình ảnh “buồng”, “tình thư”, “gió”, động từ “mở”, tính từ chỉ trạng thái “gượng”, tạo nên sự cộng hưởng của sức sống, sức xuân, hương xuân ngào ngạt như một kết cục mãn khai đầy mầu nhiệm. Tâm hồn trẻ trung yêu đời đã thôi thúc nhà thơ viết nên những câu thơ tình tứ và tài hoa. Sự tươi tắn của thơ Ức Trai rất “đời”, rất cá tính, nghệ thuật tả cảnh trong thơ ông cũng theo đó mà hình thành dấu ấn sáng tạo riêng biệt.

Nói vậy, với Ức Trai, chìm đắm trong cảnh đẹp thiên nhiên, dẫu nhàn rỗi hóng mát vẫn chỉ là sự bất đắc dĩ mà thôi. Tận sâu trong tâm hồn thi nhân luôn mang nặng một nỗi niềm canh cánh: Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng/ Dân giàu đủ khắp đòi phương (Bảo kính cảnh giới, số 43). Niềm trăn trở lo lắng cho dân, làm sao cho nhân dân “đủ khắp” mọi nơi trên đất nước được ấm no, hạnh phúc là khao khát, là tâm nguyện suốt đời của Nguyễn Trãi. Tâm nguyện đó dù nuôi chí xả thân thực hiện lý tưởng suốt cả cuộc đời, Ức Trai vẫn không dễ bề thực hiện, không thể gánh vác một mình, rất cần sự đồng tâm giúp sức của triều chính. Vì thế, gặp buổi triều đại nhiễu nhương, lòng người cạn hẹp, nhà thơ canh cánh khôn nguôi một nỗi tiếc đời, tiếc mình không còn đấng minh quân để thờ phụng: Những vì chúa thánh âu đời trị/ Há kể thân nhàn tiếc tuổi tàn (Tự thán, số 2).

Rõ ràng, Nguyễn Trãi thân nhàn mà tâm chẳng nhàn. Về với thiên nhiên, với “Sách một hai phiên làm bầu bạn” chẳng qua chỉ là bất đắc dĩ, vì “Trăm năm trong cuộc nhân sinh”, vì không chịu đựng được “mùi thế tình”. Hi vọng của một nhà Nho “chính thống”, khát vọng hành đạo, sống như cây tùng cây bách chỉ là ảo tưởng viển vông. Bi kịch của Nguyễn Trãi là ở chỗ biết viển vông mà vẫn không thôi khao khát! Vì khao khát nên trăn trở khôn nguôi về thế thái nhân tình! Nỗi niềm trăn trở đó trở đi trở lại trong rất nhiều sáng tác của ông, tạo nên dấu ấn riêng biệt, góp phần khắc họa phong cách nghệ thuật nhà thơ.