Phân tích logic hình thành chuẩn mực đạo đức cho học sinh tiểu học

Đạo đức và phương pháp dạy học môn Đạo đức ở tiểu họcĐẠO ĐỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ĐẠO ĐỨCPHẦN 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẠO ĐỨC, ĐẠO ĐỨC HỌC1.Một số vấn đề cơ bản về đạo đức1.1. Khái niệm đạo đức:Một trong những đặc trưng của loài người là con người sống trong cộngđồng, xã hội với những mối quan hệ rất đa dạng với những người xung quanh. Đểxã hội tồn tại và phát triển, mỗi cá nhân trong xã hội cần thực hiện những hành vi,thể hiện thái độ phù hợp trên cơ sở lợi ích của cộng đồng, xã hội, lợi ích của ngườikhác và của bản thân mình. Những cách cư xử thích hợp được sự tán đồng của đa sốthành viên trong cộng đồng, xã hội và được nhiều người khác noi theo. Dần dần,chúng sẽ trở thành những quy tắc ứng xử chung của những cá nhân trong cộng đồngxã hội đó. Những hành vi cử xử theo các quy tắc này được coi là thiện, là đạo đức.Những hành động ngược lại – có hại cho lợi ích cộng đồng, xã hội, của người khác,bị coi là ác, vô đạo đức và do đó, bị lên án, phê phán.Khi nói đến giá trị đạo đức, chỉ có thể là tích cực hoặc tiêu cực, không có giátrị trung hòa. Có thể chia ra 4 loại hành động: hành động đạo đức, không thực hiệnhành động đạo đức, hành động vô đạo đức và không thực hiện hành động vô đạođức. Trong thực tế cuộc sống, khó có thể nói một con người là hoàn toàn đạo đứchay vô đạo đức. Vì vậy, đánh giá một con người là đạo đức hay vô đạo đức là việcrất khó, phức tạp. Nói chính xác hơn, đánh giá một hành động là đạo đức haykhông, dễ hơn là đánh giá đạo đức của con người nói chung. Đạo đức của con người biểu hiện ở năng lực hành động tự giác vì lợi ích củangười khác và lợi ích của cộng đồng, xã hội, phù hợp với những quy định, nhữngchuẩn mực đạo đức xã hội. Đạo đức xã hội là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc,chuẩn mực được xã hội thừa nhận và đòi hỏi các thành viên thực hiện sao cho phùhợp với lợi ích của xã hội, cộng đồng, bản thân, nhằm đảm bảo sự tồn tại và pháttriển của xã hội trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con ngườivới cộng đồng, xã hội.- 1 -Đạo đức và phương pháp dạy học môn Đạo đức ở tiểu họcĐạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, có tác dụng điều chỉnh hànhvi của con người trên cơ sở sự đối lập thiện và ác. Đặc trưng của đạo đức là nó phảnánh tồn tại xã hội bằng các quy tắc, chuẩn mực về lối ứng xử giữa con người vớicác thành viên trong xã hội và xã hội nói chung liên quan đến lợi của con người,cộng đồng, xã hội.Đạo đức của con người còn mang tính tự giác. Sự đánh giá của cá nhân vềmối quan hệ giữa lợi ích của mình với lợi ích của những người xung quanh, củacộng đồng, xã hội có tác dụng định hướng cho con người hành động.Sự đánh giá biểu hiện qua thái độ của chủ thể liên quan đến một quan hệ xácđịnh – tích cực hay tiêu cực, tán thành hay phản đối, chấp nhận hay phủ nhận.Đạo đức của con người thể hiện qua hành vi đạo đức. Hành vi đạo đức do ýthức đạo đức quy định, khi có sự thống nhất giữa hành vi và ý thức. Trong thực tế,không phải điều đó luôn luôn xảy ra, đặc biệt là trong trường hợp có sự xung độtgiữa lợi ích cá nhân với lợi ích người khác và với lợi ích cộng đồng, xã hội.1.2. Chức năng của đạo đức:1.2.1. Chức năng nhận thức:Đạo đức giúp con người nhận thức về thế giới xung quanh liên quan đếncách ứng xử của mình với người khác, với cộng đồng, xã hội. Với nhận thức đúngđắn, con người biết được sự cần thiết của việc thực hiện hành vi đạo đức phù hợp,những hành vi, việc làm được khuyến khích, nhận được sự đồng tình của nhữngngười xung quanh, của cộng đồng, xã hội; những hành vi bị lên án…Đạo đức giúp con người hiểu được vai trò của đạo đức trong sự phát triển xãhội, trong việc mang lại hạnh phúc cho cá nhân, cho gia đình và cả xã hội nóichung; những phẩm chất đạo đức mà mỗi con người chân chính cần rèn luyện.Các cá nhân trong xã hội nhận thức không như nhau. Nói cách khác, chứcnăng nhận thức của đạo đức được thực hiện qua quá trình giáo dục và tự giáo dục,trải nghiệm cuộc sống của từng cá nhân.- 2 -Đạo đức và phương pháp dạy học môn Đạo đức ở tiểu họcNhận thức đúng đắn có tác dụng định hướng, điều chỉnh hành vi và giúp conngười đánh giá hành vi của người khác và hành vi của bản thân một cách kháchquan.1.2.2. Chức năng định hướng, điều chỉnh hành vi của đạo đức:Đạo đức giúp con người hành động đúng trong các tình huống khác nhautrong cuộc sống hằng ngày của mình sao cho không làm tổn lợi ích của nhữngngười xung quanh, của cộng đồng, xã hội.Khi mình làm điều chưa phù hợp với các quy tắc đạo đức, con người tự điềuchỉnh hành vi của mìnhKhi làm được việc tốt, con người tiếp tục thực hiện hành vi tương tự.Sự định hướng hành vi của đạo đức phụ thuộc phần lớn vào nhận thức, sựđiều chỉnh phụ thuộc vào sự đánh giá của nó [từ xã hội và từ bản thân ]. 1.2.3. Chức năng đánh giá của đạo đức:“Thước đo” cơ bản của sự đánh giá này là những quy tắc, chuẩn mực đạođức, xã hội.Đánh giá từ xã hội có thể là khen ngợi, đồng tình, hay ngược lại, lên án, phêphán.Đánh giá từ phía bản thân là “tòa án lương tâm”.Đạo đức còn giúp con người đánh giá hành vi của những người khác.2. Đạo đức học là một khoa học2.1. Đối tượng của đạo đức học: Vào thế kỉ thứ III trước Công nguyên, Aristote dùng èthica để chỉ ngành Đạođức học, tên gọi này được dùng đến ngày nay. Đạo đức học nghiên cứu những nguyên tắc, chuẩn mực, quy tắc về cách ứngxử, những tập quán, tục lệ thể hiện mối tương quan giữa con người với nhau, giữacon người với xã hội, xác định những quy luật nảy sinh, tồn tại, phát triển, chúnglàm rõ bản chất đạo đức trong xã hội loài người. Nói cách khác, Đạo đức học làkhoa học nghiên cứu về đạo đức. Do đó, tất cả những gì liên quan đến đạo đức điềulà đối tượng nghiên cứu của Đạo đức học.- 3 -Đạo đức và phương pháp dạy học môn Đạo đức ở tiểu học Cụ thể Đạo đức học nghiên cứu: - Các học thuyết về đạo đức của các nhà lí luận về đạo đức, trong đó, coitrọng việc nghiên cứu các khái niệm, các quan điểm, các nguyên tắc, các chuẩnmực đạo đức…- Sự khác nhau cơ bản giữa đạo đức về ý thức, quan hệ, thực tiễn đạo đức ởcác hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, từ đó, xác định tính quy luật của sự xuấthiện, thay đổi, phát triển đạo đức, đặc biệt về sự tác động qua lại giữa tồn tại xã hộivà đạo đức.- Dự báo sự phát triển đạo đức xã hội tương lai – đạo đức trong nền kinh tếthị trường, trong nền kinh tế tri thức, trong xu thế toàn cầu hóa…2.2. Một số phạm trù đạo đức học cơ bản:2.2.1. Thiện và ác:Cái thiện là cái tốt lành, cái có lợi, có ích, mang lại những điều tốt đẹp choxã hội, cộng đồng, con người, vì sự tiến bộ của phụ nữ. Nó phù hợp với chuẩn mựcđạo đức xã hội, được bộc lộ qua hành động, việc làm trong thực tiễn cuộc sống.Cái ác là cái xấu, cái có hại, mang lại nhiều điều đau khổ cho con người, cókhi còn gây ra sự bất ổn trong cộng đồng, xã hội, chống lại sự tiến bộ xã hội, chốnglại loài người nên bị lên án, phê phán. Nó được biểu hiện không chỉ qua hành vi cụthể, mà có khi được thể hiện qua suy nghĩ, ý nghĩ, động cơ xấu xa, ích kỉ, hèn hạ…Cái thiện và cái ác luôn biến đổi theo sự phát triển của xã hội loài người, vàmỗi một dân tộc, một giai cấp, xã hội…đều có quan niệm của mình về cái thiện vàcái ác.Ở nước ta, theo các giai đoạn lịch sử, quan niệm về cái thiện và cái ác cũngthay đổi: Cái thiện ngày càng được hiểu một cách “cởi mở” hơn, biểu hiện đa dạnghơn. Cái thiện lớn nhất của đất nước ta hiện nay là biết đặt quyền lợi, lợi ích củadân tộc, của nhân dân lên trên hết. Ngược lại, những gì gây cản trở, bất lợi, có hạicho quá trình đạt mục tiêu trên điều được coi là ác.- 4 -Đạo đức và phương pháp dạy học môn Đạo đức ở tiểu họcViệc đánh giá một hành vi của con người là thiện hay ác không chỉ phụthuộc vào kết quả mà còn liên quan đến mục đích, động cơ, phương tiện, điều kiệnthực hiện…Hành vi được đánh giá là thiện hay ác cụ thể như sau:- Động cơ tốt, kết quả tốt – được coi là thiện.- Động cơ tốt, kết quả xấu – không được coi là ác.- Động cơ xấu, kết quả tốt – không được coi là thiện.- Động cơ xấu, kết quả xấu – được coi là ác.Trong thực tiễn cuộc sống, việc xác định một hành vi là thiện hay ác hoàntoàn không dễ dàng vì rất khó nhận ra động cơ, mục đích ẩn sau mỗi hành vi. Hơnnữa, ngoài động cơ, mục đích tốt còn cần điều kiện, phương tiện thực hiệnLí tưởng cao đẹp của loài người là xây dựng một xã hội văn minh mà trongđó cái thiện ngự trị tuyệt đối. 2.2. 2. Nghĩa vụ:Nghĩa vụ là thực hiện trách nhiệm của mình vì lợi ích chung khi con ngườitham gia các mối quan hệ nhóm, tập thể khác nhau.Trong thực tiễn cuộc sống, mỗi người có vai trò khác nhau trong xã hội nênnghĩa vụ của các công dân là có thể không giống nhau.Khả năng xảy ra trường hợp con người phải đồng thời thực hiện một sốnghĩa vụ khác nhau nên cần phải lựa chọn cách giải quyết phù hợp.Trong cuộc sống ngoài nghĩa vụ đạo đức, con người phải thực hiện nhiềunghĩa vụ pháp lí. Điểm chung của hai nghĩa vụ là điều nhằm định hướng, điều chỉnhhành vi và hoạt động của con người phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Song, nghĩavụ đòi hỏi công dân phải tôn trọng, thực hiện pháp luật hiện hành. Nghĩa vụ đạo đức và nghĩa vụ pháp lí có mối quan hệ khăng khít với nhau –đều đóng góp vào việc giữ gìn kỉ cương và phát triển xã hội. Nghĩa vụ đạo đức thúcđẩy con người thực hiện nghĩa vụ pháp lí… Nghĩa vụ pháp lí là biểu hiện của việcthực hiện nghĩa vụ đạo đức… Xã hội càng văn minh, tiến bộ thì nghĩa vụ pháp lícàng được chuyển hóa thành nghĩa vụ đạo đức.- 5 -Đạo đức và phương pháp dạy học môn Đạo đức ở tiểu học2.2.3. Lương tâm:- Lương tâm là gì? Lương tâm là tiếng nói bên trong chỉ dẫn, thôi thúc conngười làm những điều thiện, theo nghĩa vụ của mình và phê phán, ngăn cản conngười làm điều ác.- Khi con người thực hiện hành vi mà do sợ bị trừng phạt hay xấu hổ trước dưluận xã hội tức là đã ý thức được việc mình làm có phù hợp với chuẩn mực đạo đứcxã hội hay không và lường trước được những hình phạt, búa rìu dư luận đối vớimình. Thật vậy, đó chưa phải là hành vi có lương tâm nhưng rất có thể là cơ sở banđầu để con người hình thành nên lương tâm.- Xấu hổ với bản thân hay tự xấu hổ là trạng thái tâm lí khi con người không hàilòng với chính mình về việc mình đã không làm theo lẽ phải hay đã làm điều ác. Rấtcó thể việc đó sẽ không có ai biết nhưng con người vẫn thấy ân hận, day dứt vàthầm hứa sẽ không tái phạm những hành vi tương tự. Đây là bước đầu của lươngtâm.- Lương tâm, theo đúng nghĩa của từ này, xuất hiện trong suốt toàn bộ quá trìnhthực hiện hành vi của con người - từ khởi đầu cho đến khi kết thúc: anh ta thựchiện được hành vi theo lương tâm mách bảo cùng kết quả tốt đẹp và cắn rứt lươngtâm khi hành vi mong muốn không thực hiện được hay kết quả hành vi đó khôngđược như dự kiến.- Lương tâm có ý nghĩa to lớn trong đời sống đạo đức của con người vì nó giúpcon người tự đánh giá, tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với cácchuẩn mực đạo đức xã hội, làm tròn nghĩa vụ đạo đức của mình. Lương tâm giúpcon người vượt qua khó khăn, đặc biệt là vượt qua chính mình để làm điều thiện,không làm những điều ác, giữ gìn được nhân cách cao thượng, dù ở hoàn cảnh nào.- Người không có lương tâm thường làm những việc bất nhân, bất nghĩa, vô đạođức miễn là mang lại lợi ích, dục vọng thấp hèn của mình. Họ còn sống giả dối, giảnhân , giả nghĩa, có khi rất nguy hiểm cho xã hội.2.2.4. Hạnh phúc:- 6 -Đạo đức và phương pháp dạy học môn Đạo đức ở tiểu họcHạnh phúc là gì?- Theo quan niệm truyền thống, hạnh phúc con người gắn liền với cuộc sống giađình – có một gia đình êm ấm, vợ chồng yêu thương nhau, con cái khỏe mạnh,ngoan ngoãn, học giỏi, kinh tế sung túc,… Khi đó, con người có cảm giác vuisướng, phấn chấn, thỏa mãn về những điều mình mong muốn đã đạt được.- Theo nghĩa rộng, hạnh phúc là cảm giác về sự khoan khoái của tồn tại, khinhững nhu cầu cơ bản của mình được thỏa mãn.- Những nhu cầu cơ bản của con người gồm nhu cầu vật chất và nhu cầu tinhthần: + Nhu cầu vật chất: thức ăn, nước uống, quần áo,… Nhu cầu vật chất là cógiới hạn, nếu vượt quá giới hạn, con người có thể không còn cảm thấy sung sướngmà còn cảm thấy khó chịu, thậm chí nguy hiểm: ăn quá no gây bội thực, gây bệnh,…Vật chất chưa hẳn mang lại hạnh phúc cho con người, chẳng hạn: nhiều người cócuộc sống giàu sang, đầy đủ,… là nhờ những cách làm giàu phi pháp, điều ác thì lạicàng không có hạnh phúc, vì họ không có một tinh thần lành mạnh, không có sựthanh thản lương tâm. + Nhu cầu tinh thần: hiểu biết về thế giới xung quanh, thưởng thức và sáng tạora cái đẹp,… Nhu cầu tinh thần của con người là không có giới hạn, khát vọng vềchân lí, đạo đức, thẩm mĩ là vô cùng và chúng chỉ mang lại những xúc cảm tích cựcmà thôi. Hạnh phúc thật sự là phải biết sẵn sàng hi sinh nhu cầu vật chất để thỏamãn nhu cầu tinh thần; nhu cầu tinh thần là yếu tố cơ bản tạo nên hạnh phúc củacon người, trong đó, nhu cầu đạo đức chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Vì trong cuộcsống của mình không ai thoát được mối quan hệ đạo đức: với người xung quanh,với công việc, với xã hội,… Hạnh phúc thật sự chỉ đến với những người có đạođức: làm việc thiện, điều tốt,… - Hạnh phúc của con người vừa mang tính chủ quan, vừa mang tính khách quan: + Tính chủ quan: mỗi một con người có quan niệm riêng của mình về hạnhphúc, có điều kiện và khả năng của mình để đạt được những nguyện vọng nhu cầucá nhân. Chẳng hạn: đối với người này hạnh phúc là có gia đình yên ấm, con cái- 7 -Đạo đức và phương pháp dạy học môn Đạo đức ở tiểu họctiến bộ, việc làm ổn định,… Nhưng đối với người khác thì các yếu tố trên chưa làmthỏa mãn, phải có xe ô tô đắc tiền, vợ đẹp, con cái học giỏi, du lịch nước ngoài,…Để thỏa mãn nhu cầu của mình, có người rất nỗ lực, có ý chí vươn lên quyết tâm“đấu tranh”, có kẻ thì sống theo kiểu “há miệng chờ sung”,… + Tính khách quan: những nhu cầu của con người và việc đáp ứng chứng phụthuộc vào sự phát triển kinh tế - xã hội và quan niệm về hạnh phúc cũng thay đổitheo sự phát triển kinh tế - xã hội; sự đánh giá của xã hội về hạnh phúc của các cánhân. Chẳng hạn: khó có thể cho rằng gia đình một người mà phải suốt ngày phải đilàm thuê, cuốc mướn, không đủ ăn, đủ mặc,… là hạnh phúc và cũng không thể nóimột người con gái bất hạnh vì mơ ước lấy chồng triệu phú mà không thành,…PHẦN II: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC1. Vị trí, mục tiêu, đặc điểm môn Đạo đức:1.1. Vị trí môn Đạo đức:1.1.1. Môn Đạo đức là một môn học gắn bó mật thiết với quá trình giáo dục ở tiểuhọc:- Quá trình giáo dục đạo đức ở tiểu học được thực hiện bằng hai con đườngthống nhất với nhau: con đường tổ chức các hoạt động giáo dục và con đường dạyhọc các môn học, trong đó có môn Đạo đức.- Là một môn học có chức năng riêng biệt là giáo dục đạo đức cho học sinh tiểuhọc, môn Đạo đức với nét đặc thù về mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thùtổ chức hướng dẫn có khả năng to lớn góp phần thực hiện quá trình giáo dục đạođức cho học sinh tiểu học.1.1.2. Môn Đạo đức là một môn học trong hệ thống các môn học ở Tiểu học, có tácdụng định hướng cho các môn học khác về giáo dục đạo đức:- Bất kì môn học cũng phải được thực hiện cả nhiệm vụ giáo dục.- Môn Đạo đức với những nét đặc thù của mình sẽ định hướng giáo dục giáo dụccho các môn học khác.- 8 -Đạo đức và phương pháp dạy học môn Đạo đức ở tiểu học- Giáo dục đạo đức qua các môn học khác nhau làm cho quá trình giáo dục đạođức cho học sinh tiểu học liên tục, luôn được củng cố, nên càng có hiệu quả.1.1.3. Môn học có mối quan hệ mật thiết với con đường giáo dục qua hoạt độngngoài giờ lên lớp:- Môn Đạo đức định hướng cho việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp.- Nhờ có những tri thức, kĩ năng, thái độ được hình thành qua môn Đạo đức, họcsinh có khả năng thực hiện được các hoạt động ngoài giờ lên lớp.- Việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp có tác dụng củng cố, khắc sâu, mởrộng kết quả dạy học môn Đạo đức.1.1.4. Môn Đạo đức ở tiểu học tạo tiền đề và cơ sở cho học sinh học tiếp nối mônGiáo dục công dân ở Trung học cơ sở:- Môn Đạo đức ở tiểu học giúp cho học sinh dần dần nắm được những tri thứcsơ đẳng ngày càng có tính khái quát về những chuẩn mực hành vi đạo đức. Đếncuối bậc học, ở các em đã hình thành được những khái quát sơ đẳng cần thiết.- Những khái quát sơ đẳng về các chuẩn mực hành vi này tạo nên tiền đề và điềukiện để các em học tiếp môn Giáo dục công dân ở Trung học cơ sở với nội dungbao gồm những khái niệm về những phẩm chất đạo đức và những bổn phận đạo đứcvà pháp luật.1.2. Mục tiêu môn Đạo đức:Những điểm cần chú ý:- Đây là kết quả mong muốn cần đạt được ở học sinh qua quá trình dạy học mônĐạo đức [mà không phải ở giáo viên, chương trình hay tài liệu dạy học môn Đạođức,…].- Những mục tiêu này có tác dụng định hướng cho việc tổ chức quá trình dạyhọc môn Đạo đức để đạt được những kết quả trên.- Chúng là một căn cứ quan trọng để đánh giá kết quả dạy môn Đạo đức.- Những mục tiêu này phản ánh các khía cạnh khác nhau của những chuẩn mựchành vi đạo đực – hiểu biết về chuẩn mực, thái độ liên quan và việc thực hiện chuẩnmực đó.- 9 -Đạo đức và phương pháp dạy học môn Đạo đức ở tiểu học1.2.1. Mục tiêu về tri thức:Sau khi học môn học môn Đạo đức, học sinh nêu được những tri thức cơ bản,cần thiết về các chuẩn mực hành vi đạo đức phù hợp lứa tuổi, phản ánh các mốiquan hệ hằng ngày thường gặp của các em, từ đó, bước đầu, các em có niềm tin đạođức đúng đắn.Tri thức đạo đức là cơ sở của việc hình thành niềm tin, nhờ đó học sinh mới cóđược ý thức đạo đức tự giác.Những tri thức có thể bao gồm:- Yêu cầu của chuẩn mực hành vi.- Sự cần thiết thực hiện chuẩn mực hành vi:+ Ý nghĩa: mối quan hệ giữa học sinh và đối tượng liên quan đến chuẩn mực.+ Tác dụng: những lợi ích, điều tốt đẹp mang lại cho đối tượng, những ngườixung quanh, bản thân học sinh.+ Tác hại của việc làm trái chuẩn mực hành vi: những cái ác, điều xấu manglại cho đối tượng, những người xung quanh, bản thân học sinh.- Cách thực hiện chuẩn mực đó theo các tình huống liên quan:+ Những việc cần làm.+ Những việc cần tránh theo chuẩn mực quy định.1.2.2. Mục tiêu về kĩ năng, hành vi:Sau khi học môn Đạo đức, học sinh có những kĩ năng vận dụng bài học đạo đức,lựa chọn và thực hiện được các hành vi phù hợp với những chuẩn mực hành vi quyđịnh và trên cơ sở đó, các em rèn luyện được thói quen đạo đức tích cực. Kĩ năng, hành vi được coi là kết quả quan trọng nhất của việc dạy học môn Đạođức [nhưng đồng thời cũng là khó khăn nhất] vì đạo đức của con người nói chungvà học sinh tiểu học nói riêng được đánh giá chủ yếu qua hành động, việc làm màkhông phải chỉ qua lời nói.Những kĩ năng, hành vi này bao gồm:- Biết tự nhận xét hành vi của bản thân.- Biết nhận xét, đánh giá hành vi của người khác.- 10 -Đạo đức và phương pháp dạy học môn Đạo đức ở tiểu học- Biết xử lí những tình huống đạo đức tương tự trong cuộc sống.- Biết thực hiện các thao tác, hành động đúng đắn theo mẫu, qua trò chơi, hoạtcảnh,…- Biết đánh giá những vấn đề thực tiễn liên quan đến bài đạo đức.- Thực hiện được những hành vi tích cực trong cuộc sống hằng ngày của mìnhphù hợp với các chuẩn mực hành vi,…1.2.3. Mục tiêu về thái độ:Sau khi học môn Đạo đức, học sinh bày tỏ được những xúc cảm, thái độ phùhợp liên quan đến những chuẩn mực hành vi đạo đức và từ đó, có tình cảm đạo đứcbền vững.Thái độ, tình cảm đạo đức đóng vai trò quan trọng trong đời sống vì thái độ, tìnhcảm đúng đắn được coi là “chất men kích thích” từ bên trong nội tâm, giúp conngười vượt qua những khó khăn trở ngại, làm điều thiện, làm cho cuộc sống trở nênnhân ái hơn, giàu tình người hơn.Những thái độ, tình cảm này bao gồm:- Thái độ tự giác, tích cực thực hiện hành vi theo chuẩn mực quy định.- Thái độ đồng tình với hành động tích cực; thái độ phê phán đối với hànhđộng tiêu cực.- Tình cảm đối với những đối tượng khác nhau do các bài đạo đức quy định.1.3. Đặc điểm môn Đạo đức:1.3.1. Dạy học môn Đạo đức là một hoạt động giáo dục đạo đức:- Học sinh thực sự tham gia hoạt động giáo dục như được nói, được trao đổi vớibạn, được thực hành, vận dụng tri thức và kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống củamình,…- Khi tham gia hoạt đông, học sinh có thể hình thành cho mình cả 3 mặt: tri thức,kĩ năng, hành vi và thái độ.- Hạn chế của việc giáo dục học sinh chỉ qua sách vở: tri thức nông cạn, kĩ năngkém bền vững, hành vi không được thực hiện, thái độ và tình cảm hời hợt,…1.3.2. Tính cụ thể của các chuẩn mực hành vi đạo đức:- 11 -Đạo đức và phương pháp dạy học môn Đạo đức ở tiểu học- Những nguyên nhân cơ bản của việc đưa chuẩn mực đạo đức dưới dạng chuẩnmực hành vi cụ thể: tư duy cụ thể còn chiếm ưu thế, khả năng nhận thức hạn chế,kinh nghiệm sống nghèo nàn, tính bắt chước,…- Tính cụ thể của chuẩn mực hành vi phù hợp với những tình huống thường gặptrong cuộc sống của các em.- So với lớp 1, 2, 3 thì ở lớp 4, 5, các chuẩn mực hành vi đã có tính khái quát caohơn.1.3.3. Tính đồng tâm của các chuẩn mực hành vi đạo đức:- Sự cần thiết xây dựng các chuẩn mực hành vi theo cấu trúc đồng tâm – khảnăng nhận thức, kinh nghiệm sống còn hạn chế, mối liên hệ, ràng buộc giữa cácchuẩn mực hành vi và đạo đức,…- Biểu hiện của tính đồng tâm:+ Các chuẩn mực cùng chủ đề lặp đi, lặp lại từ lớp dưới lên lớp trên.+ Mức độ khái quát của chúng càng được nâng cao.- Tính đồng tâm thể hiện không đồng đều theo các chủ đề, các mối quan hệ,…1.3.4. Logic quá trình hình thành một chuẩn mực hành vi đạo đức cho học sinh tiểuhọc:- Quy định nhận thức chung quy định logic hình thành chuẩn mực hành vi đạođức – từ trực quan sinh động đến tư duy từu tượng, và từ tư duy trừu tượng đếnthực tiễn.- Các giai đoạn hình thành chuẩn mực hành vi đạo đức:+ Hình thành mẫu hành vi đạo đức.+ Tổ chức phát hiện bản chất hành vi đạo dức.+ Tổ chức luyện tập, thực hành.- Sơ đồ logic trên: M  B  T1.3.5. Thời gian 2 tiết dành cho mỗi bài đạo đức:- Mỗi bài đạo đức được thực hiện trong 2 tiết.- 12 -Đạo đức và phương pháp dạy học môn Đạo đức ở tiểu học- Nhiệm vụ cơ bản của tiết 1: giúp học sinh nắm được những tri thức về chuẩnmực hành vi, đồng thời bước đầu góp phần hình thành thái độ, kĩ năng và hành vitương ứng.- Nhiệm vụ cơ bản của tiết 2: tổ chức cho học sinh hình thành kĩ năng, rèn luyệnhành vi, qua đó, củng cố tri thức, và giáo dục thái độ tương ứng.- Mối quan hệ giữa hai tiết đạo đức: tiết 1 chuẩn bị cho tiết 2; tiết 2 củng cố vàkhẳng định kết quả tiết 1.2. Nội dung môn Đạo đức2.1. Định hướng xây dựng chương trình môn Đạo đức: 2.1.1. Bảo đảm phù hợp và phục vụ việc thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu họcMục tiêu giáo dục tiểu học là “nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầucho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất thẩm mĩ và các kĩnăng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở” [theo Điều 27 của Luật giáodục, 2005].Như vậy, theo mục tiêu này thì chương trình môn Đạo đức phải:- Tạo được những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đứccho học sinh tiểu học: Điều này các chuẩn mực hành vi trong chương trình phải lànhững chuẩn mực cơ bản, vừa sức, phản ánh các mối quan hệ thường gặp của cácem. Đồng thời, chúng cũng tạo điều kiện cho học sinh tiểu học phát triển đạo đứccủa mình qua việc mở rộng các mối quan hệ khác nhau.- Chuẩn bị thiết thực cho học sinh tiểu học học tiếp trung học cơ sở: Tức là, việcgiáo dục đạo đức ở tiểu học phải có kết quả tốt để các em có đủ tư cách và tráchnhiệm thực hiện tốt việc học tập và rèn luyện ở bậc học mới; ngoài ra, môn Đạo đứccòn có nhiệm vụ chuẩn bị cho học sinh học tốt môn Giáo dục công dân ở Trunghọc cơ sở. Vì vậy, các chuẩn mực hành vi đạo đức ở tiểu học phải góp phần hìnhthành ở các em hệ thống tri thức về các chuẩn mực đạo đức cơ bản, thái độ học tậptích cực, kĩ năng và thói quen hoạt động tập thể, cư xử đúng đắn với những ngườixung quanh, tính năng động, sáng tạo trong các công việc khác nhau… 2.1.2. Bảo đảm tính cơ bản, hiện đại, thiết thực, gắn với thực tiễn Việt Nam- 13 -Đạo đức và phương pháp dạy học môn Đạo đức ở tiểu học Theo định hướng này, nội dung chương trình môn Đạo đức cần phải:- Phản ánh được các mối quan hệ thường gặp của học sinh tiểu học như :+ Quan hệ với bản thân [ tự trọng, ngăn nắp, ý chí, trung thực…].+ Quan hệ với gia đình [yêu quý, quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em,là các công việc khác nhau để giúp đỡ…].+ Quan hệ với nhà trường [yêu quý, vâng lời, kính trọng thầy cô giáo, yêu mến,giúp đỡ, chia sẻ với bạn bè, giữ gìn vệ sinh, thực hiện nội quy trường lớp, chăm chỉhọc tập…].+ Quan hệ với cộng đồng, xã hội [yêu quê hương, đất nước, tôn trọng những nộiquy, quy định nơi công cộng, tôn trọng, giúp đỡ, cư xử lịch sự với những ngườixung quanh…].+ Quan hệ với môi trường tự nhiên [yêu quý, bảo vệ cây trồng, vật nuôi, thiênnhiên, môi trường…].- Giúp học sinh tiểu học hòa nhập với cuộc sống văn minh, hiện đại trong bối cảnhđất nước đổi mới toàn diện, sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa, hòa nhậpquốc tế. Vì vậy, trong chương trình, cần có những chuẩn mực hành vi liên quan đếntôn trọng, thực hiện những quy định, luật lệ của nhà nước, xã hội, ứng xử đúng đắnvới người nước ngoài, thiếu nhi quốc tế, hiểu biết và tôn trọng các tổ chức quốctế…2.1.3. Góp phần đổi mới phương pháp dạy học tiểu học Định hướng đổi mới phương pháp dạy học của chương trình tiểu học mới đượcthể hiện trong chương trình môn đạo đức ở chỗ:- Chương trình tiểu học nêu định hướng là, phương pháp phải tập trung vào việcdạy cách học, trong đó, giúp học sinh biết cách học và từ đó, có nhu cầu tự học,thực hiện hành vi đạo đức trong cuộc sống.- Chương trình coi trọng và khuyến khích dạy học trên cơ sở tổ chức hoạt động họctập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, từ đó tạo điều kiện cho các em pháthiện tri thức mới, tự giải quyết các vấn đề của bài học.- 14 -Đạo đức và phương pháp dạy học môn Đạo đức ở tiểu học- Chương trình mới đòi hỏi đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức phải songsong với đổi mới phương tiện, hình thức tổ chức, kiểm tra và đánh giá kết quả dạyhọc…2.2. Đặc điểm sách giáo khoa, Vở bài tập môn Đạo đức:2.2.1. Sách giáo khoa Sách giáo khoa môn Đạo đức có ở lớp 4 và 5 [các lớp 1, 2, 3 không có sách giáokhoa] giúp giáo viên và học sinh dạy và học các bài đạo đức theo quy định củachương trình nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra. Sách giáo khoa Đạo đức gồm 14 bài theo chương trình bắt buộc. Mỗi bài đạođức trong sách giáo khoa có cấu trúc gồm những phần sau:a] Giới thiệu mẫu hành vi đạo đức Mẫu hành vi đạo đức như một biểu tượng cụ thể liên quan đến chuẩn mực hànhvi đạo đức được đưa ra để học sinh tiểu học làm theo, bắt chước [đối với biểu tượngtích cực] hoặc tránh [đối với biểu tượng tiêu cực]. Nó được giới thiệu qua nhiềuhình thức khác nhau như:- Truyện kể đạo đức: Thường là câu chuyện trọn vẹn - có mở đầu, diễn biến, kếtthúc. Trong truyện kể, một tình huống đạo đức được nêu ra để nhân vật giải quyết,ứng xử theo cách của mình. Từ đó, dẫn đến kết quả hay hậu quả nào đó - nếu hànhvi ứng xử là đúng thì cho kết quả tích cực và ngược lại. Từ kết quả hay hậu quả này,học sinh sẽ rút ra kết luận tương ứng [bắt chước hay tránh] về chuẩn mực cần thựchiện.Ví dụ: Bài “Tôn trọng khách nước ngoài” có truyện kể “Cậu bé tốt bụng” [Lớp 3] Mỗi truyện kể đạo đức thường được minh họa bằng tranh nhằm giúp học sinhnắm được nội dung truyện một cách trực quan, sinh động, từ đó khắc sâu được mẫuhành vi này. Cuối mỗi truyện kể, có một số câu hỏi nhằm giúp học sinh phân tích truyện vàrút ra kết luận phù hợp. - Tình huống đạo đức: Một tình huống liên quan đến bài đạo đức được đưa ra, trongđó, các nhân vật chưa thực hiện hành vi ứng xử của mình. Khi đó, giáo viên đặt học- 15 -Đạo đức và phương pháp dạy học môn Đạo đức ở tiểu họcsinh vào tình huống để các em đoán cách giải quyết của nhân vật, nêu cách riêngcủa mình và sau đó, cân nhắc, lựa chọn cách phù hợp nhất. Cách ứng xử được họcsinh lựa chọn đúng chính là bài học đạo đức cần thực hiện. Ở mỗi tình huống, thường có tranh minh họa để nội dung của nó dễ hiểu hơnđối với học sinh.Ví dụ: Bài “Giúp đỡ người khuyết tật” [Lớp 2] yêu cầu học sinh giải quyết tìnhhuống sau:Đi học về đến đầu làng thì Thủy và Quân gặp 1 người bị hỏng mắt. Thủychào: “Chúng cháu chào chú ạ!”. Người đó bảo “Chú chào các cháu. Nhờ các cháuđưa giúp chú đến nhà ông Tuấn”. Quân liền bảo Thủy: “Về nhà nhanh để xemphim, cậu ạ! Sau tình huống, sách giáo khoa đưa ra câu hỏi để yêu cầu học sinh giải quyết.Câu hỏi nêu ra là: Nếu em là bạn Thủy trong tình huống trên em sẽ làm gì? Vì sao?- Thông tin, sự kiện, tư liệu: Là những thông tin, tư liệu, sự kiện liên quan chặt chẽvới chuẩn mực hành vi được giáo dục cho học sinh. Chúng được nêu ra để các emphân tích và rút ra kết luận cần thiết. Từ kết luận này, học sinh có được bài học đạođức tương ứng. Tiếp sau là một số câu hỏi phân tích những thông tin, tư liệu, sự kiện trên.- Tranh, ảnh: Có một số bài đưa ra tranh, ảnh liên quan đến bài đạo đứcđể học sinh phân tích và từ đó, rút ra kết luận và bài học đạo đức cần thiết. Saunhững tranh, ảnh này là các câu hỏi phân tíchb] Ghi nhớ Phần ghi nhớ này phản ánh nội dung cơ bản nhất của chuẩn mực hành vi đạo đức.Nội dung ghi nhớ thường được diễn đạt một cách ngắn gọn để học sinh dễ nhớ, dễvận dụng và dễ thực hiện.c] Bài tập- 16 -Đạo đức và phương pháp dạy học môn Đạo đức ở tiểu học- Những bài tập đạo đức này nhằm giúp học sinh phát hiện ra tri thức mới, bày tỏthái độ và vận dụng bài học để hình thành kĩ năng, hành vi tương ứng. Nhờ đó, cácem sẽ đạt được mục tiêu bài học.- Ở mỗi bài đạo đức trong sách giáo khoa, thường có khoảng 4-6 bài tập. Chúng cóthể gồm những dạng về tri thức, kĩ năng, hành vi và thái độ.d] Thực hànhPhần này hướng dẫn học sinh thực hiện những công việc sau giờ học, chủ yếu nhằmgiúp các em củng cố tri thức, thí độ và hình thành hành vi đạo đức. Những nội dungthực hành có thể là: thực hiện hành vi trong cuộc sống, vẽ tranh, điều tra…2.2.2. Vở bài tập- Vở bài tập đạo đức là một tài liệu học tập dành cho học sinh. Theo xu thế chung, ởcác lớp 1, 2, 3 không có sách giáo khoa đạo đức mà thay vào là vở bài tập nhưngkhông bắt buộc sử dụng. Ngoài ra, lớp 4, 5 có sách giáo khoa đạo đức nhưng ngườita cũng biên soạn vở bài tập để hỗ trợ môn này. - Theo đổi mới dạy học môn Đạo đức hiện nay, môn Đạo đức được coi là hoạt độnggiáo dục. Trong trường hợp này, vở bài tập được coi là phương tiện giúp học sinhthực hiện các hoạt động do giáo viên tổ chức. Như vậy, vở bài tập giúp học sinhphát hiện tri thức đạo đức, hình thành kĩ năng, hành vi và bày tỏ thái độ của mìnhliên quan đến bài đạo đức.- Tuy nhiên, giáo viên phải thật tỉnh táo khi sử dụng vở bài tập. Bởi lẽ, nếu lạmdụng nó thì có thể không đạt được mục tiêu bài học đã đề ra, đặc biệt là mục tiêu vềhành vi.- Mỗi bài đạo đức trong vở bài tập thường có hai phần:+ Các bài tập: Thường rất đa dạng với số lượng khoảng 4 đến 6 bài đạo đức. Chúngđược nêu ra qua nhiều hình thức khác nhau, ví như: điền đúng sai vào ô trống, nốinội dung với hình vẽ, xác định hành vi trong tranh là đúng hay sai…+ Ghi nhớ: Cũng được nêu ra tương tự như sách giáo khoa.2.3. Vấn đề xây bài tập trong dạy học môn Đạo đức.2.3.1. Bài tập về tri thức- 17 -Đạo đức và phương pháp dạy học môn Đạo đức ở tiểu họca] Bài tập đúng [Đ]- sai [S].Tính chất của dạng bài tập này là, trước một câu dẫn, một phát biểu nào đó, HS cầnxác định – câu đó là đúng hay sai hoặc đánh dấu + hay tương ứng.VD1: Bài “Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng”Em hãy ghi vào ô  là Đ thể hiện việc làm đúng, ghi S nếu việc làm sai. Chỉ cần bảo vệ hoa và cây nơi công cộng khi có người yêu cầu. Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng là trách nhiệm của học sinh. Khi không có ai, chúng ta có thể hái hoa nơi công cộng. Chỉ cần bảo vệ hoa và cây ở nhà và trường học. Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng là bảo vệ môi trường. Chúng ta cần chăm sóc và giữ gìn cây xanh làm cho môi trường xanh đẹp.VD2: Bài “Giữ gìn trường lớp sạch đẹpHãy đánh dấu + vào ô  trước các ý kiến mà em tán thành. Trường lớp sạch đẹp có lợi cho sức khỏe Trường lớp sạch đẹp giúp em học tập tốt hơn. Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là trách nhiệm của mỗi học sinh. Giữ gìn trường lớp sạch đẹp thể hiện lòng yêu trường, yêu lớp. Vệ sinh trường lớp chỉ là trách nhiệm của các bác lao công.Những yêu cầu sư phạm đối với loại bài tập này là:- Nội dung phát biểu phải vừa sức với HS tiểu học.- Không nên trích nguyên văn nội dung trong sách giáo khoa ở phần ghi nhớ, bàihọc để hỏi HS.- Tính chất đúng hay sai của phát biểu phải chắc chắn, được mọi HS hiểu như nhau.- Nội dung của các ý trong một câu, hay nội dung của các câu phải độc lập vớinhau; tránh những trường hợp chúng độc lập nhau, mâu thuẫn nhau, gợi ý cho nhau.Ví dụ: Hai nội dung sau là mâu thuẫn nhau, chúng gợi ý cho nhau, nên không cùnghỏi chúng: Cần giữ gìn trường lớp sạch đẹp Cần giữ gìn trường lớp và môi trường sạch đẹp.- 18 -Đạo đức và phương pháp dạy học môn Đạo đức ở tiểu họcChỉ cần hỏi một trong hai ý trên là đủ.- Vị trí câu đúng [hay sai] phải được sắp xếp ngẫu nhiên.b] Bài tập nhiều lựa chọnTính chất của dạng bài tập này là, một câu hỏi thường có 3 đến 5 câu trả lời sẵn,trong đó chỉ có một câu trả lời phù hợp, còn các câu trả lời khác được xem là câu“gây nhiễu”.Loại bài tập này có thể kích thích HS suy nghĩ, động não nhiều hơn so với câu hỏiđúng - sai, nhưng việc biên soạn lại khó hơn, đòi hỏi người biên soạn có chuyênmôn sâu sắc. VD1: Bài “Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng”Hãy chọn câu trả lời đúng nhấtViệc làm bảo vệ hoa và cây nơi công cộng làm cho:a] Môi trường luôn xanh sạch đẹpb] Có nhiều loài hoa và cây trồng đẹpc] Có nhiều bóng mát d] Cả 3 ý trên VD2: Bài “Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo”Hãy đánh dấu + vào một ô  trước ý đúng nhấtLễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo để: Thầy giáo, cô giáo yêu thương Bạn bè yêu mến Là học sinh ngoan; cô thầy yêu thương, mọi người thương mến.Những yêu cầu sư phạm đối với loại bài tập này là:- Số phương án trả lời tối ưu cho một câu là 3-5 câu, không nên có quá ít, hayngược lại quá nhiều làm cho việc xác định câu trả lời trở nên rắc rối.- Trong một câu hỏi, phương án trả lời đúng nhất phải rõ, chắc chắn; tránh nhữngtrường hợp không thể phân biệt, xác định được câu trả lời đúng nhất.- Tránh sắp xếp phương án trả lời đúng nhất giống như nhau ở tất cả các câu hỏiđược nêu ra.- 19 -Đạo đức và phương pháp dạy học môn Đạo đức ở tiểu họcc] Bài tập ghép đôiTính chất của dạng bài tập này là, cho hai dãy [cột] thông tin, trong đó, một dãy[cột] là những câu hỏi [hay câu dẫn], còn dãy kia là những câu trả lời [hay câu lựachọn]. Yêu cầu đối với HS là, cần lựa chọn sự tương ứng từng nội dung giữa haidãy thông tin sao cho đúng, cho phù hợp, rồi nối chúng lại với nhau.Ví dụ: Bài “Giữ gìn trường lớp sạch đẹp”Hãy nối các ý nêu tình huống [ở cột A] với cách ứng xử hoặc hậu quả [ghi ở cột B]sao cho phù hợp.A BNếu em lỡ tay làm đổ mực ra bàn Thì em sẽ lấy khăn [hoặc giấy lau sạch.Nếu tổ em dọn vệ sinh lớp học Thì môi trường lớp học sẽ bị ô nhiễm, cóhại cho sức khỏe.Nếu em và các bạn không biết giữ gìn vệsinh lớp họcThì em sẽ nhắc bạn nhặt rác bỏ vào nơiqui định.Nếu em thấy bạn mình ăn quà xong vứtrác ra sân trườngThì tổ em sẽ quét lớp, quét mạng nhện,xóa các quét bẩn trên tường và bàn ghế.Bài “Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng”Hãy nối việc nên làm và không nên sao cho phù hợp:- Trồng cây xanh - Chặt phá cây- Chăm sóc và bảo vệ cây nơi công cộng - Giẫm đạp lên cỏ- Ngắt, hái hoa- Không cần phải bảo vệ cây xanh- Tưới nước, tỉa cành- 20 -Không nênNên làmĐạo đức và phương pháp dạy học môn Đạo đức ở tiểu học- Tham gia trồng cây ở đường làng, ngõ xómNhững yêu cầu sư phạm đối với loại bài tập này:-Những thông tin nêu ra ở từng cột không nên quá dài, vì nó dễ làm cho việc nối nộidung ở hai cột bị “rối”, HS dễ bị lẫn.- Những thông tin ở mỗi cột phải đơn tính [cùng phản ánh một tính chất nào đó củanội dung]; tránh những thông tin không thuộc cùng một loại, đa tính ở từng cột.- Thứ tự các câu hỏi và thứ tự các câu trả lời nên được sắp xếp lẫn lộn; tránh thứ tựtương ứng, vì như vậy thì làm giảm tính khách quan việc lựa chọn của HS.d. Bài tập điền khuyết: * Tính chất:- Trong câu dẫn có một vài chỗ khuyết [thường được biểu diễn bằng dãy dấuchấm] và yêu cầu đặt ra là học sinh phải điền những từ thích hợp vào những chỗkhuyết đó. - Các từ cần điền là những từ “cốt yếu”, phản ánh nội dung tri thức đạo đức màhọc sinh cần phát hiện, cần biết. Chúng có thể được cho trước hoặc không.VD1: Bài “ Giữ gìn trường, lớp sạch đẹp” [lớp 2]. Điền vào chỗ chấm những từ thích hợp:Nếu không được giữ gìn sạch đẹp thì môi trường sẽ bị ..……………….có hại cho………………….., quan cảnh nhà trường sẽ bị ………………………..VD2: Bài “biết ơn thương binh, liệt sĩ” [lớp 3]Điền vào chỗ chấm những từ sau sao cho thích hợp: hòa bình, độc lập, thânthể, tự do.Chúng ta cần biết ơn thương binh, liệt sĩ và họ là những người hi sinh…………….của mình cho ……………của dân tộc …………... Nhờ đó, các emmới được sống, học tập, vui chơi dưới bầu trời ………….như ngày hôm nay. * Yêu cầu sư phạm:- Những từ cần điền phải là quan trọng nhất, phản ánh nội dung bài học mà họcsinh cần lĩnh hội; tránh việc yêu cầu HS tìm điền những từ không phản ánh đượcnội dung của bài học.- 21 -Đạo đức và phương pháp dạy học môn Đạo đức ở tiểu họcVD: Bài “Có chí thì nên” [lớp 5]Không nên đưa ra câu như sau để yêu cầu HS điền vào chỗ chấm:Trong cuộc sống, ai cũng ……….. gặp khó khăn, …………có niềm tin và cố gắng…………..thì có thể thành công.Những từ: có thể, nhưng nếu, vượt qua, không đặc trưng cho nội dung đạođức về chuẩn mực hành vi trên, nên yêu cầu:Trong cuộc sống, ai cũng có thể gặp………….., nhưng nếu có …………….và……………. vượt qua thì có thể ………………- Số từ cần điền không nên quá nhiều.- Những từ các em cần điền, phải được học sinh hiểu rõ nội dung; tránh việc yêucầu các em tìm những từ mà chúng không hiểu rõ, đặc biệt là, những từ này khôngđược GV cho trước để lựa chọn.VD: Bài “Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc” [lớp 5]Điền vào chỗ chấm cho thích hợp: Chúng ta cần tôn trọng tổ chức Liên Hợp Quốc vì đây là một tổ chức quốc tế……………………., có nhiệm vụ ……………………..trên thế giới. Việc chúng tatôn trọng tổ chức Liên hợp quốc là một hành động …………………dân tộc. Bài tập này không vừa sức đối với đa số HS tiểu học, vì tổ chức LHQ còn khá xalạ đối với HS. Ở đây, nên đưa ra những từ cần điền và yêu cầu các em lựa chọn,như cách cho như sau:Điền vào chỗ chấm những từ sau sao cho thích hợp: quốc tế, tự tôn, hòa bình, hợptác, tiến bộ. Chúng ta cần tôn trọng tổ chức Liên Hợp Quốc vì đây là một tổ chức ………..lớn nhất, có nhiệm vụ …………, …………., thúc đẩy …………….trên thế giới.Việc chúng ta tôn trọng tổ chức Liên hợp quốc là một hành động ……………..dântộc.- Những từ cần điền phải phù hợp với bài đạo đức đang học; tránh các từ xa lạ,không liên quan đến chuẩn mực hành vi liên quan.e. Bài tập trả lời ngắn:- 22 -Đạo đức và phương pháp dạy học môn Đạo đức ở tiểu học* Đặc điểm:- HS cần trả lời ngắn gọn, như việc ra một số từ, một vài câu,…- Vận dụng cho nội dung thực hiện chuẩn mực hành vi [những việc cần làm,những hành động cần tránh,…].VD: Bài “Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên” [lớp 5]Hãy ghi ra 3 việc cần làm để bảo vệ và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên và 3 việc cầntránh. Những việc cần làm: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………Những việc cần tránh: …………………………………………………………..…………………………………………………………………………………….* Yêu cầu sư phạm:- Bài tập phải rõ ràng, HS sẽ biết phải làm gì, trả lời bằng cách viết ra một số từhay câu,…; tránh nêu lệnh chung chung, không rõ ràng.VD: Theo bài “Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên”, nếu nêu ra yêu cầu “Các em phảibảo vệ tài nguyên thiên nhiên như thế nào?” là không hợp lí, vì khi đó câu hỏi nàykhông là dạng câu trả lời ngắn nữa.- Chỉ vận dụng với những bài đạo đức mà đối tượng khá quen thuộc với họcsinh tiểu học vì chỉ trong những trường hợp đó, HS mới có những kinh nghiệm nhấtđể trả lời được.VD: Bài “Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc” [lớp 5] Hãy ghi ra 4 việc thể hiện sự tôn trọng tổ chức LHQ và 4 hành động cần tránh đốivới tổ chức này. Những việc cần làm: …………………………………………………………….…………………………………………………………………………………….. Những việc cần tránh: …………………………………………………………….…………………………………………………………………………………….. Bài tập này không vừa sức đối với đa số HS tiểu học, vì tổ chức LHQ còn khá xalạ đối với HS.- 23 -Đạo đức và phương pháp dạy học môn Đạo đức ở tiểu học- Cần phân biệt rõ nội dung học sinh cần trả lời – nên tách nội dung cần thựchiện thành hai nội dung – những công việc cần làm và những hành động cần tránh.VD: Nếu nêu ra bài tập sau [bài “Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên”] là không hợp lí.Hãy ghi ra 6 việc, việc làm liên quan đến việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.……………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………..2.3.2. Bài tập về thái độĐể thăm dò và đánh giá thái độ của học sinh, giáo viên yêu cầu các em bàytỏ thái độ đối với một số quan niệm, phát biểu liên quan đến chuẩn mực hành vi đạođức. Khi đó, thái độ này có thể ở 3 mức độ: Đồng ý [hay tán thành] Phân vân [hay lưỡng lự] Không đồng ý [hay không tán thành]Tuy nhiên, khi dạy đạo đức, giáo viên muốn học sinh tỏ thái độ một cách rõràng, nên chỉ có thể nêu 2 thái độ là đồng ý và không đồng ý cũng được.Ví dụ: Bài “Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước” [lớp 3]Hãy điền vào ô trống dấu + trước những ý kiến mà em đồng ý , dấu – trước nhữngý kiến mà em không đồng ý: Nước được dùng để ăn uống, sinh hoạt Tắm rửa cho lợn, trâu, bò, chó ở cạnh giếng nước ăn, bể nước ăn Để nước chảy tràn bể Dùng nước xong khoá ngay vòi lại Nước thảy ở nhà máy, bệnh viện cần được xử lý Tận dụng nước sinh hoạt để sản xuất, tưới cây. * Những yêu cầu sư phạm đối với loại bài tập này:- Nội dung của các quan niệm phát biểu phải sát, liên quan đến bài đạo đức,tránh đưa ra những nội dung xa với tính chất của chuẩn mực hành viVí dụ: Bài “Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước” [lớp 3] rèn thái độ quý trọngnguồn nước; có ý tức sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước; tán thành, học tập- 24 -Đạo đức và phương pháp dạy học môn Đạo đức ở tiểu họcnhững người biết tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước; không đồng ý với những ngườilãng phí và làm ô nhiễm nguồn nước.- Câu phát biểu cần diễn đạt một cách rõ ràng, chúng phải được mọi học sinhhiểu như nhau, được hiểu một nghĩa.Ví dụ: Bài “Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước” [lớp 3] yêu cầu học sinh: thựchành tiết kiệm nước, vệ sinh nguồn nước; tham gia vào các hoạt động, phong tràotiết kiệm nước ở địa phương.- Nội dung câu phát biểu cần độc lập tương đối với nhau tránh đưa ra nhữngnội dung bao hàm nhau, tương tự nhau hay phủ nhận lẫn nhau..Ví dụ: Bài “Giữ lời hứa” [lớp 3] dạy cho học sinh kiến thức: Giữ lời hứa vớimọi người chính là tôn trong mọi người và bản thân mình. Nếu ta hứa mà không giữlời sẽ làm mất niềm tin của mọi người và làm lỡ việc của người khác.- Nên đưa ra cả những nội dung được phát biểu dưới dạng tích cực lẫn tiêucực; tránh trường hợp các câu được nêu ra chỉ theo một hướng đều là dạng tích cực,hoặc ngược lạiVí dụ: Bài ‘Biết ơn thương binh , liệt sĩ” [lớp 3]Hãy viết chữ Đ vào ô trống trước hành vi đúng, chữ S vào ô trống trước hànhvi sai: Ngày nghỉ cuối tuần, các bạn lớp 3A đến nhà chú Thanh-thương binhnặng giúp con chú học bài Trêu đùa chú thương binh đang đi trên đường. Ngày 27/7/2010 các bạn lớp 3B đi viếng nghĩa trang liệt sĩ. Thăm mẹ của 1 chú liệt sĩ, giúp bà quét nhà, quét sân Xa lánh các chú thương binh vì trông các chú xấu xí, khác lạCần nêu những nội dung mà thái độ theo đáp án phải đa chiều; tránh diễn đạttất cả nội dung mà đáp án chỉ một chiều - hoặc toàn đồng ý, hay chỉ không đồng ý.Ví dụ: Bài “Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế” [lớp 3]Hãy đánh dấu  vào cột phù hợp với thái độ của em- 25 -

Video liên quan

Chủ Đề