Phiếu xuất kho ko đúng vật tư trên hóa đơn năm 2024

Hàng tiêu dùng nội bộ là gì? Có cần phải xuất hóa đơn dùng nội bộ không? Nếu không xuất hóa đơn thì dùng chứng từ gì để ghi nhận việc xuất hàng nội bộ? Chi tiết sẽ được giải đáp ngay trong bài viết này.

Phiếu xuất kho ko đúng vật tư trên hóa đơn năm 2024

Khái niệm hàng tiêu dùng nội bộ.

1. Hàng tiêu dùng nội bộ là gì?

Hàng tiêu dùng nội bộ là gì? Thực tế, hàng tiêu dùng nội bộ được hiểu là hàng hóa dùng để luân chuyển trong nội bộ đơn vị kinh doanh, chẳng hạn như: hàng hóa được xuất để chuyển kho nội bộ; hàng hóa được xuất vật tư, bán thành phẩm, để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh của DN; hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh,...

2. Quy định với xuất hàng hóa tiêu dùng nội bộ hiện nay

Phiếu xuất kho ko đúng vật tư trên hóa đơn năm 2024

Hàng hóa, tiêu dùng nội bộ có xuất hóa đơn không?

Để năm được rõ quy định về xuất hóa đơn dùng nội bộ hiện nay như thế nào, bạn và DN có thể tham khảo cả 03 văn bản pháp luật sau: - Thông tư số 39/2014/TT-BTC, Bộ Tài chính ban hành ngày 31/3/2014. - Thông tư số 119/2014/TT-BTC, Bộ tài chính ban hành ngày 25/8/ 2014. - Thông tư số 26/2015/TT-BTC, Bộ Tài chính ban hành ngày 27/2/2015. Theo đó, tại Điểm b, Khoản 1, Điều 26, Thông tư số 39/2014/TT-BTC, trong nguyên tắc lập hóa đơn, Bộ Tài chính đã quy định: “Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa.” Quy định trên đồng nghĩa rằng: hàng hóa tiêu dùng nội bộ bắt buộc phải xuất hóa đơn theo đúng quy định pháp luật. \>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử. Tại Khoản 3, Điều 5, Thông tư 119/2014/TT-BTC (Sửa đổi bổ sung Điểm b của Điều 16, Thông tư số 39/2014/TT-BTC), Bộ tài chính đã quy định: “Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).” Quy định sửa đổi này đồng nghĩa rằng: Các hàng hóa tiêu dùng nội bộ, ngoại trừ trường hợp luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất, sẽ phải xuất hóa đơn theo đúng quy định pháp luật. Đồng thời, cũng theo quy định của Thông tư này thì trường hợp này không phải tính thuế GTGT đầu ra. Tuy nhiên sau đó, Bộ Tài chính tiếp tục cho ban hành Thông tư 26/2015/TT-BTC để sửa đổi quy định trên. Cụ thể tại Khoản 7, Điều 3, Thông tư 26/2015/TT-BTC, Bộ Tài chính đã sửa đổi, bổ sung Điểm b, Điều 16, Thông tư số 39/2014/TT-BTC như sau: “Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).” Như vậy, với quy định sửa đổi bổ sung này, hàng hóa tiêu nội bộ đã được quy vào trường hợp không cần phải xuất hóa đơn. Điều này đồng nghĩa rằng, kể từ ngày Thông tư số 26/2015/TT-BTC chính thức có hiệu lực thi hành (1/1/2015), các đơn vị kinh doanh khi xuất hàng hóa tiêu dùng nội bộ thì không không phải xuất hóa đơn, mà chỉ cần viết phiếu xuất kho. Thay vào đó, các DN chỉ phải xuất phiếu xuất kho cho các hàng hóa tiêu dùng nội bộ mà thôi. \>> Tham khảo: Quy định về hóa đơn chứng từ theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

3. Cách viết phiếu xuất kho

Theo đúng quy định hiện hành, từ ngày 1/1/2015, các đơn vị kinh doanh chỉ phải xuất phiếu xuất kho cho hàng hóa tiêu dùng nội bộ chứ tuyệt đối không xuất hóa đơn cho hàng dùng nội bộ.

Có được lập phiếu xuất kho thay hoá đơn đối với hàng hoá điều chuyển giữa các chi nhánh hạch toán độc lập không?

Căn cứ theo điểm h khoản 3 Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ như sau:

Áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
....
3. Quy định về áp dụng hóa đơn điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý đối với một số trường hợp cụ thể theo yêu cầu quản lý như sau:
.....
h) Trường hợp tài sản điều chuyển giữa các đơn vị hạch toán độc lập hoặc giữa các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ trong cùng một tổ chức, thì tổ chức có tài sản điều chuyển phải lập hóa đơn điện tử như bán hàng hóa.

Mặt khác, theo điểm b khoản 7 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC bổ sung bởi khoản 1 Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC; bổ sung Điều 1 Thông tư 193/2015/TT-BTC quy định về các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT như sau:

Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT
...
7. Các trường hợp khác:
Cơ sở kinh doanh không phải kê khai, nộp thuế trong các trường hợp sau:
.....
b) Điều chuyển tài sản giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp; điều chuyển tài sản khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Tài sản điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong cơ sở kinh doanh; tài sản điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì cơ sở kinh doanh có tài sản điều chuyển phải có lệnh điều chuyển tài sản, kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản và không phải xuất hóa đơn.
Trường hợp tài sản điều chuyển giữa các đơn vị hạch toán độc lập hoặc giữa các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ trong cùng một cơ sở kinh doanh thì cơ sở kinh doanh có tài sản điều chuyển phải xuất hóa đơn GTGT và kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định, trừ trường hợp hướng dẫn tại khoản 6 Điều này.
.....

Thông qua các quy định trên, trường hợp hàng hóa được điều chuyển giữa các chi nhánh hạch toán độc lập thì chi nhánh có hàng hoá điều chuyển phải xuất hóa đơn điện tử như bán hàng và không được lập phiếu xuất kho thay thế hoá đơn.

Mặt khác, chi nhánh có hàng hoá điều chuyển phải xuất hóa đơn GTGT và kê khai nộp thuế GTGT theo quy định khi thực hiện điều chuyển, trừ trường hợp điều chuyển hàng hoá là tài sản cố định đang sử dụng, đã thực hiện trích khấu hao.

Phiếu xuất kho ko đúng vật tư trên hóa đơn năm 2024

Có được lập phiếu xuất kho thay hoá đơn đối với hàng hoá điều chuyển giữa các chi nhánh hạch toán độc lập không? (Hình từ Internet)

Mẫu phiếu xuất kho theo Thông tư 200 áp dụng với doanh nghiệp nào?

Theo Điều 1 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về đối tượng áp dụng như sau:

Đối tượng áp dụng
Thông tư này hướng dẫn kế toán áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của Thông tư này để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.

Theo đó, mẫu phiếu xuất kho theo Thông tư 200 áp dụng với doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. Trong đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được sử dụng mẫu này sao cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.

Mẫu phiếu xuất kho theo Thông tư 200 có 03 liên, tương ứng với từng liên sẽ được lưu trữ và sử dụng khác nhau, cụ thể như:

- Liên 1: Lưu ở bộ phận lập phiếu.

- Liên 2: Thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho và sau đó chuyển cho kế toán để kế toán ghi vào cột đơn giá (cột 3) và cột thành tiền (cột 4) vào sổ kế toán.

- Liên 3: Người nhận vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa giữ để theo dõi ở bộ phận sử dụng.

Tải Mẫu phiếu xuất kho theo Thông tư 200 tại đây

Tải về

Cách điền phiếu xuất kho theo Thông tư 200 như thế nào?

Cách điền phiếu xuất kho theo Thông tư 200 được hướng dẫn như sau:

[1] Góc trên bên trái của Phiếu nhập kho phải ghi rõ: Tên của đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận nhập kho. Phiếu nhập kho áp dụng trong các trường hợp nhập kho vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá mua ngoài, tự sản xuất, thuê ngoài gia công chế biến, nhận góp vốn, hoặc thừa phát hiện trong kiểm kê.

[2] Khi lập phiếu nhập kho phải ghi rõ: Số phiếu nhập và ngày, tháng, năm lập phiếu, họ tên người giao vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá, số hoá đơn hoặc lệnh nhập kho, tên kho, địa điểm kho nhập.

+ Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, nhãn hiệu, qui cách, phẩm chất, mã số và đơn vị tính của vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá.

+ Cột 1: Ghi số lượng theo chứng từ (hoá đơn hoặc lệnh nhập).

+ Cột 2: Thủ kho ghi số lượng thực nhập vào kho.

+ Cột 3, 4: Do kế toán ghi đơn giá (giá hạch toán hoặc giá hoá đơn,… tuỳ theo qui định của từng đơn vị) và tính ra số tiền của từng thứ vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá thực nhập.

[3] Dòng cộng: Ghi tổng số tiền của các loại vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá nhập cùng một phiếu nhập kho.

[4] Dòng số tiền viết bằng chữ: Ghi tổng số tiền trên Phiếu nhập kho bằng chữ.

- Phiếu nhập kho do bộ phận mua hàng hoặc bộ phận sản xuất lập thành 2 liên (đối với vật tư, hàng hoá mua ngoài) hoặc 3 liên (đối với vật tư tự sản xuất) (đặt giấy than viết 1 lần), và người lập phiếu ký (ghi rõ họ tên), người giao hàng mang phiếu đến kho để nhập vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá.

- Nhập kho xong thủ kho ghi ngày, tháng, năm nhập kho và cùng người giao hàng ký vào phiếu, thủ kho giữ liên 2 để ghi vào thẻ kho và sau đó chuyển cho phòng kế toán để ghi sổ kế toán và liên 1 lưu ở nơi lập phiếu, liên 3 (nếu có) người giao hàng giữ.