Phương pháp tế bào học là gì năm 2024

Xét nghiệm này còn được gọi đơn giản là thử tế bào (tiếng Anh: Cytology hoặc Cytopathology), hiện nay rất thông dụng và có giá trị. Xét nghiệm tế bào học khảo sát các tế bào rời hoặc một cụm tế bào lẫn trong chất dịch lỏng thấy được trên kính hiển vi. Có khi chỉ cần một giọt máu hoặc chất dịch như trong xét nghiệm FNA, nhưng có khi phải cần đến cả chai chất dịch màng phổi hoặc ổ bụng.

Lấy một mẫu thử tế bào thì dễ dàng, ít gây mệt, ít gây biến chứng và đỡ tốn kém hơn cho người bệnh so với sinh thiết. Trong nhiều trường hợp, sinh thiết cho kết quả chính xác hơn. Tuy nhiên, với một số tình huống, độ chính xác gần như nhau. Có trường hợp phải làm sinh thiết bứng trọn khối u mới hợp lý; nhưng nhiều lúc chỉ cần thử tế bào thôi vì người bệnh cần được xạ trị hoặc hóa trị trước, rồi sau đó phẫu thuật sẽ tốt hơn. Vì vậy, việc lựa chọn các xét nghiệm (sinh thiết, nội soi hoặc thử tế bào) sẽ tùy thuộc vào ý kiến bác sĩ sau khi cân nhắc nhiều yếu tố liên quan đến loại bệnh và cơ quan bị bệnh.

Xét nghiệm FNA cũng được coi là thử tế bào, lấy các chất dịch có trong những hốc, khoang tự nhiên của cơ thể nhằm tìm tế bào ung thư. Các chất này gồm: nước tiểu, đàm nhớt, dịch não tủy, dịch màng phổi, màng tim, dịch báng (trướng) bụng.

Đôi khi cần xét nghiệm các tế bào tróc ra hoặc được chải từ một số vùng của cơ thể. Loại thường được dùng nhất là xét nghiệm Pap, mẫu thử được lấy từ các tế bào ở cổ tử cung và âm đạo bằng một cái que. Các vùng khác cũng được thử tế bào là thực quản, bao tử, cuống phổi và miệng.

Ung thư vòm miệng là nhóm bệnh ung thư xuất phát từ các tế bào biểu mô phủ tại vị trí phần trên khoang miệng. Đây là nhóm bệnh ung thư ác tính và có tiến triển thầm lặng. Việc phát hiện sớm ung thư vòm miệng có ý nghĩa vô cùng quan trọng để nâng cao tỷ lệ sống của bệnh nhân. Phương pháp chẩn đoán tế bào học qua chọc hút tế bào kim nhỏ (Fine needle aspiration - FNA) là một trong những phương pháp đơn giản, an toàn, vô cùng hiệu quả để phát hiện tầm soát bệnh sớm.

1. Ung thư vòm miệng và các dấu hiệu phát hiện

Theo thống kê của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, hàng năm có đến 53260 ca mắc mới và 10750 ca tử vong do ung thư ung thư khoang miệng, vòm, hầu họng gây ra. Nhóm bệnh ung thư vòm miệng chiếm tỷ lệ không nhỏ trong đó. Vậy ung thư vòm miệng là gì?

Vòm miệng (palate) gồm hai phần chính là vòm miệng cứng hay khẩu cái cứng (hard palate) và vòm miệng mềm hay một phần phụ của hầu họng (soft palate). Ung thư vòm miệng phần lớn xuất phát từ lớp biểu mô niêm mạc phủ và từ biểu mô các tuyến nước bọt của khoang miệng. Các khối u ác tính phổ biến bao gồm ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư biểu bì nhầy, ung thư biểu mô tuyến nang, ung thư biểu mô tuyến đa hình độ thấp, ung thư biểu mô tuyến nhú độ thấp, melanoma niêm mạc,… Trong đó ung thư biểu mô tế bào vảy chiếm tỷ lệ cao nhất. Nguyên nhân chính được biết đến là do hút thuốc lá và rượu và một số yếu tố nguy cơ khác như nhiễm virus gây u nhú ở người (Human papillomavirus – HPV) hay chấn thương, vệ sinh niêm mạc miệng, di truyền,… Sinh bệnh học của ung thư vòm miệng liên quan đến các đột biến gen và sự bất thường trong các con đường kiểm soát dẫn đến sự tăng sinh tế bào quá mức gây ra ung thư. Các đột biến gen đó được cho là phần lớn từ các nguyên nhân ngoại sinh như hút thuốc lá, rượu, vi sinh vật,…

Các dấu hiệu phát hiện ung thư vòm miệng:

  • Xuất hiện hạch cổ là dấu hiệu thường thấy nhất
  • Hôi miệng, chảy máu miệng
  • Khó nuốt, nuốt đau
  • Thay đổi giọng nói
  • Khối ở khoang miệng, vòm miệng

Tuy nhiên, người bệnh có thể không thấy có triệu chứng thực thể nào như sờ thấy khối, đau, chảy máu… mà chỉ thấy xuất hiện hạch cổ. Những khối u tiến triển thầm lặng không triệu chứng có thể đã có di căn hạch. Vì vậy, trong nhiều trường hợp chẩn đoán tế bào học bằng chọc hút tế bào kim nhỏ (Fine needle aspiration - FNA) được coi là phương pháp chẩn đoán ban đầu. Các nghiên cứu chỉ ra rằng ung thư biểu mô tế bào vảy có tỷ lệ di căn hạch cổ đến 40% các trường hợp, thường gặp nhất là các tế bào u di căn đến nhóm hạch cổ I, II, III. Tất cả người bệnh tầm soát cần được kiểm tra hạch cổ hai bên.

2. Phương pháp xét nghiệm tế bào học qua chọc hút kim nhỏ khối u/ hạch cổ

Việc chẩn đoán các khối u ác tính vòm miệng cần dựa vào khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và giải phẫu bệnh. Các xét nghiệm chẩn đoán bao gồm:

  • Chẩn đoán tế bào học qua chọc hút kim nhỏ các khối u/ hạch cổ
  • Sinh thiết khối u/ hạch: Chẩn đoán mô bệnh học, bản chất khối u.
  • Nội soi tai mũi họng: phát hiện các khối u miệng họng, vòm họng.
  • X - quang: chụp toàn cảnh hàm trên và dưới đánh giá sự liên quan khối u với xương, răng.
  • Chụp cắt lớp vi tính: sử dụng để đánh giá mức độ khối u, xâm lấn xương.
  • Chụp cộng hưởng từ: đánh giá mức độ lan rộng khối u, liên quan đến dây thần kinh, xâm lấn cấu trúc xung quanh.

Tầm soát phát hiện bệnh sớm khi khối u chưa có triệu chứng là yếu tố thiết yếu để nâng cao tỷ lệ sống của bệnh nhân trong và sau điều trị. Chọc hút kim nhỏ khối u/ hạch cổ là phương pháp đầu tiên lựa chọn trong quá trình chẩn đoán trong cả những trường hợp người bệnh có hay không có triệu chứng thực thể rõ ràng.

Phương pháp chọc hút tế bào hạch cổ bằng kim nhỏ (Fine needle aspiration – FNA) là kỹ thuật sử dụng kim nhỏ để lấy tế bào từ hạch lympho. Từ mẫu tế bào lấy được qua các bước phết lam kính, cố định, và kỹ thuật nhuộm màu tế bào, các nhà giải phẫu bệnh sẽ dựa vào hình thái, đặc điểm tế bào quan sát dưới kính hiển vi quang học để đưa ra chẩn đoán bệnh học phù hợp.

Chọc hút kim nhỏ hạch cổ và phất tế bào trên lam kính

Có hai kỹ thuật chọc hút tế bào kim nhỏ được sử dụng

  • Chọc hút kim nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm: là phương pháp sử dụng đầu dò siêu âm nhằm xác định vị trí và đánh giá vùng tổn thương,đặc biệt trong những trường hợp khối u/ hạch ở vị trí trọng yếu gần mạch máu lớn hoặc thần kinh đặc biệt ở vùng cổ giúp tăng độ chính xác. Sử dụng kim nhỏ lấy mẫu tế bào dựa vào hình ảnh siêu âm. Phương pháp này áp dụng cho người bệnh có vùng tổn thương, khối u hay hạch cổ nhỏ, nằm sâu dưới da và không thể cảm nhận bằng tay khi khám lâm sàng.
  • Chọc hút kim nhỏ các khối u/ hạch nông dưới da không siêu âm (chọc mù): Đây là kỹ thuật chọc hút tế bào học áp dụng cho người bệnh có khối/ hạch cổ nằm nông, dưới da, có kích thước lớn hoặc nhỏ nhưng có thể nhận thấy bằng mắt hay có thể cảm nhận bằng tay khi khám lâm sàng.

Mẫu tế bào lấy được từ vùng tổn thương được dàn/ phết trên lam kính. Sau đó qua quá trình cố định, nhuộm màu và quan sát lam kính dưới kính hiển vi quang học, bác sĩ giải phẫu bệnh đưa ra chẩn đoán phù hợp. Tuy nhiên, phương pháp này là phương pháp đầu tầm soát, cần phải có sự kết hợp với lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, nội soi và các xét nghiệm khác để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất cho người bệnh.

Ưu điểm của xét nghiệm chẩn đoán tế bào học là sự an toàn, đơn giản, giá thành hợp lý, ít trang thiết bị và đưa ra kết quả nhanh chóng, có độ chính xác cao. Ngoài ra, phương pháp chọc hút kim nhỏ là phương pháp chẩn đoán xâm lấn tối thiểu và ít gây biến chứng cho người bệnh.

3. Ứng dụng phương pháp chẩn đoán tế bào học trong chẩn đoán ung thư vòm miệng

Chẩn đoán tế bào học qua chọc hút kim nhỏ các khối u/ hạch cổ trong tầm soát ung thư vòm miệng đã được chứng minh là phương pháp hiệu quả và cho độ chính xác cao. Nhiều nghiên cứu trên thế giới và trong nước chỉ ra rằng chọc hút tế bào bằng kim nhỏ có độ chính xác lên đến 90% trong chẩn đoán hạch ác tính. Độ nhạy và độ đặc hiệu trong chẩn đoán hạch di căn lên đến 95 - 100%.

Hệ thống phân loại tế bào học hạch

Trong tầm soát ung thư nói chung và ung thư vòm miệng nói riêng, để thống nhất mẫu trả lời kết quả tế bào học và quản lý người bệnh, các nghiên cứu trên thế giới đã báo cáo hệ thống phân loại Sydney đã áp dụng trong phân loại tế bào học hạch. Chia các nhóm từ L1 đến L5.

  • L1: Không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán

Nhóm trả lời mẫu tế bào hạch bao gồm các trường hợp không thể chẩn đoán được do số lượng tế bào ít, hoại tử lan rộng hoặc hạn chế về mặt kỹ thuật không thể khắc phục được. Yêu cầu lặp lại xét nghiệm chọc tế bào hoặc sinh thiết dựa trên lâm sàng của người bệnh.

  • L2: Hạch lành tính

Nhóm trả lời mẫu tế bào khi xác định chắc chắn hạch không có nguy cơ ác tính (ung thư). Khi các đặc điểm lâm sàng hoặc siêu âm có sự khác biệt hoặc đáng ngờ, cần phải lặp lại xét nghiệm chọc tế bào hoặc sinh thiết.

  • L3: Hạch có tế bào không điển hình có ý nghĩa không xác định

Nhóm trả lời mẫu tế bào khi có số lượng các tế bào nghi ngờ bất thường nhưng không đủ để chẩn đoán. Lặp lại xét nghiệm tế bào học hoặc sinh thiết, hoặc bóc hạch chẩn đoán mô bệnh học là cần thiết bất kể lâm sàng và siêu âm.

  • L4: Nghi ngờ ác tính

Nhóm trả lời mẫu tế bào bao gồm các trường hợp có tế bào đơn hình không điển hình, nghi ngờ ung thư, nhưng chỉ xét nghiệm tế bào học là không đủ hoặc không chứng minh được tính đơn dòng của tế bào hay các tế bào nghi ngờ có phải di căn hay không.

  • L5: Hạch ác tính

Nhóm trả lời mẫu tế bào khi mẫu tế bào quan sát được có những tế bào bất thường do di căn ung thư biểu mô hoặc u lympho ác tính.

Hình 2: Hạch di căn ung thư biểu mô tế bào vảy

Bên cạnh khám lâm sàng và các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh khác, chọc hút tế bào kim nhỏ cần được thực hiện khi phát hiện người bệnh có hạch cổ nghi ngờ hoặc có khối u bất thường.

Hiện nay, Hệ thống Y tế MEDLATEC đã triển khai đầy đủ các dịch vụ chọc hút kim nhỏ tế bào thông thường và chọc chút kim nhỏ tế bào dưới hướng dẫn siêu âm cũng như đọc mẫu tiêu bản tế bào học. Dịch vụ được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, từ đó có thể sàng lọc, phát hiện sớm ung thư vòm miệng.

Đặc biệt, sở hữu Trung tâm Xét nghiệm hiện đại với đầy đủ các trang thiết bị được nhập khẩu từ các hãng nổi tiếng thế giới như: Thụy Sĩ, Hoa Kỳ, Nhật Bản. Đồng thời, hệ thống tự hào là đơn vị y tế đầu tiên ở nước ta thực hiện quản lý song hành hai tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và CAP, cùng các quy định của Bộ Y tế và các chương trình nội, ngoại kiểm ở trong nước, quốc tế khác đảm bảo chất lượng xét nghiệm chính xác, hỗ trợ chẩn đoán bệnh nhanh chóng, kịp thời.