Phytophotodermatitis là gì

Vài ngày sau, các nốt thâm lại, đen. Hai bệnh nhi đến Bệnh viện Da liễu Trung ương khám.

Giáo sư, Tiến sĩ Trần Hậu Khang, Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, ngày 19/12, nhận định bệnh nhi mắc phải bệnh da liễu hiếm gặp, y văn gọi là viêm da do ánh nắng và thực vật (Phytophotodermatitis). Bệnh xuất hiện cực ít ở Việt Nam, là một dạng viêm da nhiễm độc ánh sáng, gây ra do tiếp xúc với hai yếu tố là hóa chất của thực vật, đóng vai trò như chất nhạy cảm ánh nắng và ánh nắng mặt trời.

Giáo sư cho biết, khi ở ngoài trời nắng, nếu tiếp xúc với các loại cây có chứa một chất đặc biệt là furocoumarins, tia cực tím bước sóng dài UVA (320-400 nm) có trong ánh nắng mặt trời sẽ kích hoạt chất này và gây phản ứng mạnh, viêm da với các triệu chứng như đã đề cập ở trên. Các tế bào sắc tố ở da cũng bị kích thích, làm tăng sản xuất sắc tố melanin, khiến da ở vùng tiếp xúc bị thẫm màu, đen xạm.

"Chất furocoumarins có trong các loại cây như cam, chanh, quýt, cần tây, mùi tây, cây sung, cây vả... là một chất cảm quang, nên khi được kích hoạt bởi tia UVA có trong ánh nắng với cường độ mạnh sẽ gây viêm da và tăng sắc tố", giáo sư nói.

Viêm da tiếp xúc do ánh nắng và thực vật điều trị không quá khó. Đây là một phản ứng viêm da do tiếp xúc, nên nguyên tắc chung là điều trị giảm viêm bằng cách bôi các loại thuốc chống viêm có corticoid và uống thuốc chống dị ứng. Những dát thâm do tăng sắc tố sau khi điều trị cũng sẽ từ từ mất đi. Nếu có bội nhiễm có thể dùng kháng sinh tại chỗ hoặc toàn thân tùy theo mức độ bệnh.

Tuy nhiên, vì đây là bệnh hiếm gặp, nên với những người chưa có kinh nghiệm, thường chẩn đoán nhầm, dẫn đến điều trị sai, khiến bệnh tiến triển nặng.

Để phòng bệnh viêm da tiếp xúc do ánh nắng và thực vật hiệu quả, chuyên gia khuyến cáo, nếu không cần thiết, không nên ra ngoài trời nắng trong thời gian từ 10 giờ sáng tới 3 giờ chiều. Đây là giai đoạn cường độ các tia cực tím mạnh nhất. Nếu có việc đột xuất hay cần đi lại, làm việc ở ngoài trời, phải đội nón mũ rộng vành, bôi kem chống nắng, mặc quần dài và áo dài tay.

Cần rửa tay và vùng da hở bằng xà bông hay nước lạnh nếu bạn làm việc ngoài trời và có tiếp xúc với các loại rau, cây cối, đặc biệt là các họ cây có chứa chất Furocoumarins như đã đề cập ở trên. Khi làm vườn hay trồng cây, cần thiết phải mang găng tay bảo hộ.

Khi có các triệu chứng viêm da, cần đến các chuyên gia da liễu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Vài ngày sau, các nốt thâm lại, đen. Hai bệnh nhi đến Bệnh viện Da liễu Trung ương khám.

Giáo sư, Tiến sĩ Trần Hậu Khang, Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, ngày 19/12, nhận định bệnh nhi mắc phải bệnh da liễu hiếm gặp, y văn gọi là viêm da do ánh nắng và thực vật (Phytophotodermatitis). Bệnh xuất hiện cực ít ở Việt Nam, là một dạng viêm da nhiễm độc ánh sáng, gây ra do tiếp xúc với hai yếu tố là hóa chất của thực vật, đóng vai trò như chất nhạy cảm ánh nắng và ánh nắng mặt trời.

Giáo sư cho biết, khi ở ngoài trời nắng, nếu tiếp xúc với các loại cây có chứa một chất đặc biệt là furocoumarins, tia cực tím bước sóng dài UVA (320-400 nm) có trong ánh nắng mặt trời sẽ kích hoạt chất này và gây phản ứng mạnh, viêm da với các triệu chứng như đã đề cập ở trên. Các tế bào sắc tố ở da cũng bị kích thích, làm tăng sản xuất sắc tố melanin, khiến da ở vùng tiếp xúc bị thẫm màu, đen xạm.

"Chất furocoumarins có trong các loại cây như cam, chanh, quýt, cần tây, mùi tây, cây sung, cây vả... là một chất cảm quang, nên khi được kích hoạt bởi tia UVA có trong ánh nắng với cường độ mạnh sẽ gây viêm da và tăng sắc tố", giáo sư nói.

Viêm da tiếp xúc do ánh nắng và thực vật điều trị không quá khó. Đây là một phản ứng viêm da do tiếp xúc, nên nguyên tắc chung là điều trị giảm viêm bằng cách bôi các loại thuốc chống viêm có corticoid và uống thuốc chống dị ứng. Những dát thâm do tăng sắc tố sau khi điều trị cũng sẽ từ từ mất đi. Nếu có bội nhiễm có thể dùng kháng sinh tại chỗ hoặc toàn thân tùy theo mức độ bệnh.

Tuy nhiên, vì đây là bệnh hiếm gặp, nên với những người chưa có kinh nghiệm, thường chẩn đoán nhầm, dẫn đến điều trị sai, khiến bệnh tiến triển nặng.

Để phòng bệnh viêm da tiếp xúc do ánh nắng và thực vật hiệu quả, chuyên gia khuyến cáo, nếu không cần thiết, không nên ra ngoài trời nắng trong thời gian từ 10 giờ sáng tới 3 giờ chiều. Đây là giai đoạn cường độ các tia cực tím mạnh nhất. Nếu có việc đột xuất hay cần đi lại, làm việc ở ngoài trời, phải đội nón mũ rộng vành, bôi kem chống nắng, mặc quần dài và áo dài tay.

Cần rửa tay và vùng da hở bằng xà bông hay nước lạnh nếu bạn làm việc ngoài trời và có tiếp xúc với các loại rau, cây cối, đặc biệt là các họ cây có chứa chất Furocoumarins như đã đề cập ở trên. Khi làm vườn hay trồng cây, cần thiết phải mang găng tay bảo hộ.

Khi có các triệu chứng viêm da, cần đến các chuyên gia da liễu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.