Quặng nào có thành phần chính là al2o3 năm 2024

Quặng Boxit là gì? Quá trình hình thành, đặc điểm và ứng dụng của quặng Boxit? Tất tần tật sẽ được giải đáp trong bài viết sau.

Mục lục

Quặng Boxit hay còn gọi là quặng nhôm được ứng dụng rất phổ biến trong ngành công nghiệp chế tạo. Ngay cả những sản phẩm chúng ta đang sử dụng hằng ngày như: chảo, nồi, ly, lon… đều có chứa Boxit. Vậy công thức hóa học, quá trình hình thành và đặc điểm của quặng Boxit là gì? Hãy cùng VIETCHEM tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé!

1. Tìm hiểu về quặng Boxit

1.1. Quặng boxit là gì?

Quặng Boxit là một loại quặng nhôm có nguồn gốc từ đá núi lửa màu hồng, nâu. Chúng hình thành bởi quá trình phong hóa các đá giàu nhôm, hoặc do tích tụ từ các quặng có trước đó vì bị xói mòn.

Có thể tách Alumina [AI203] từ Boxit để luyện nhôm trong các lò điện phân. Quặng nhôm này phân bố chủ yếu ở vành đai xung quanh xích đạo, nhất là trong môi trường nhiệt đới.

Tên gọi của quặng Boxit đặt theo tên làng Les Baux-de-Provence miền Nam nước Pháp. Vào năm 1821 nhà địa chất hóa học Pierre Berthier lần đầu tiên phát hiện ra nó.

Công thức quặng Boxit là: Al2O3. 2H2O

Hình 1: Quặng Boxit có nguồn gốc từ đá núi lửa

1.2. Quặng boxit có ở đâu

Các quặng nhôm ở Việt Nam có sản lượng khai thác Boxit lên tới 8 tỷ tấn, tập trung nhiều ở khu vực phía Nam, Tây Nguyên thuộc các tỉnh Gia Lai, Đắc Nông, Lâm Đồng. Cụ thể:

  • Vùng Bảo Lộc, Di Linh – Lâm Đồng 2 mỏ, trữ lượng trên 700 triệu tấn.
  • Vùng Konplong-Kanak – Gia Lai 2 mỏ, trữ lượng khoảng 370 triệu tấn.
  • Đắc Nông 7 mỏ, trữ lượng khoảng 2,7 tỷ tấn.

1.3. Quá trình hình thành quặng boxit

Mỗi một giọt Boxit nóng chảy sinh ra từ trong lòng đất. Chúng tự hút lấy nhau rồi lớn dần và được đẩy lên mặt đất cùng với dăm cuội dung nham theo họng núi lửa.

Dăm cuội dung nham có chứa quặng nhôm Boxit và quặng Sulfide đa kim trên mặt đất sẽ bị Laterit hóa. Ở dưới mực nước ngầm, chúng lại bị kaolinite hóa tạo thành set-kaolin chứa quặng Boxit, dăm cuội và Sulfur đa kim.

Các giai đoạn hình thành Boxit:

  • Phong hóa, nước thấm lọc vào đá gốc tạo ra oxit sắt và nhôm.
  • Làm giàu đá hoặc trầm tích đã bị phong hóa do nước ngầm rửa trôi.
  • Xói mòn và tái tích tụ Bauxite.

Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành:

  • Khí hậu nhiệt đới ẩm.
  • Hệ thống thoát nước tốt.
  • Lượng mưa cao xen kẽ các đợt khô ngắn hạn.
  • Độ lỗ hổng của đá cho phép nước thấm qua.
  • Có lớp phủ thực vật vi khuẩn, giá trị pH thích hợp 3,5 – 4.
  • Đá mẹ chứa khoáng vật dễ hòa tan, đồng thời dễ bị rửa trôi chỉ để lại sắt và nhôm.

Hình 2: Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành của quặng Boxit

2. Tính chất nổi bật

2.1. Thành phần chính quặng boxit

Quặng nhôm Boxit có thành phần chủ yếu là oxit nhôm [AI203] và một số tạp chất khác như: Titan [Ti], Mangan [Mn], Sắt [Fe], Silic [Si]…

2.2. Tính chất vật lý

Boxit có độ cứng từ trung bình đến cao, đạt khoảng 6-7/Mohs. Cho phép sử dụng chúng trong những ngành công nghiệp yêu cầu vật liệu có khả năng chịu ma sát cao.

Boxit thường có màu nâu đỏ hoặc hồng nâu, cấu trúc ở dạng tinh thể hàng tinh [Trigonal] và thường có dạng vảy, hạt hoặc tạp chất trong đá.

2.3. Tính chất hóa học

Quặng Boxit không bị phân rã ở nhiệt độ phòng và không tan trong nước. Bên cạnh đó nó có khả năng chịu nhiệt và ánh sáng mặt trời tốt mà không bị phản ứng hóa học.

3.1. Chế biến nhôm

Quặng Boxit là nguyên liệu quan trọng để sản xuất nhôm. Sau chế biến, quặng cho ra nhôm nguyên chất và được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp như: điện tử, đóng tàu, ô tô, hàng không…

Ngoài ra, quặng Boxit còn có khả năng tái chế nhôm giúp làm giảm tác động tới môi trường và đem lại nhiều lợi ích kinh tế.

3.2. Đóng tàu

Nhôm có tính chất nhẹ và chống ăn mòn cao nhưng vẫn đảm bảo độ bền. Thế nên trong việc đóng tàu và sản xuất các bộ phận cơ khí cho tàu thủy không thể không có nhôm.

Hình 3: Quặng Boxit chế biến nhôm – là nguyên chính để đóng tàu

3.3. Xây dựng

Nhôm có trọng lượng nhẹ, lại chịu được va đập mạnh, dễ gia công và không gỉ. Vì thế Boxit là thành phần không thể thiếu trong quá trình sản xuất các vật liệu xây dựng như: ống nhôm, cột điện, tấm nhôm, cửa… Mặt khác nó cũng được dùng để xây dựng cầu hoặc các công trình giao thông khác.

3.4. Điện tử

Nhôm còn có khả năng chống tia cực tím và là chất dẫn điện tốt. Bởi vậy nó được sử dụng rộng rãi trong việc sản xuất các bộ phận điện tử như: ống dẫn, dây cáp, vỏ bọc các thiết bị điện tử…

3.5. Đời sống hàng ngày

Trong các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày như: đồ gia dụng, đồ nấu nướng, máy kéo… trong thành phần luôn có quặng Boxit.

4. Tác động của quặng Boxit đối với môi trường

Trong quá trình khai thác và chế biến quặng nhôm Boxit, có thể gây nên một số tác động tới môi trường như:

4.1. Ô nhiễm nguồn nước và đất

Chế biến Boxit có thể tạo ra nhiều chất thải và chất ô nhiễm như hóa chất và các kim loại nặng. Điều này dẫn tới tình trạng ô nhiễm và rất khó để phục hồi lại môi trường đất và nước.

4.2. Mất cân bằng hệ sinh thái

Khai thác quặng Boxit không đúng cách có thể gây rối loạn hệ sinh thái nơi đó. Vùng đất khai thác không thể tái tạo lại trong thời gian ngắn, khiến môi trường sống của nhiều loại thực vật và động vật bị ảnh hưởng.

Hình 4: Quá trình khai thác quặng Boxit có thể gây ra một số tác động tới môi trường

4.3. Gây tiếng ồn

Hoạt động khai thác quặng ít nhiều sẽ tạo ra tiếng ồn và rung động ảnh hưởng đến hệ sinh thái xung quanh. Chưa kể phải cần một lượng nước khá lớn để rửa và làm mát khi chế biến quặng nhôm Boxit. Nếu không có giải pháp phù hợp, có thể làm mất cân bằng nước trong khu vực.

Với những thông tin về quặng Boxit trên đây, hi vọng đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích. Đừng quên cập nhật website Vietchem.com.vn thường xuyên để cập nhật kiến thức mới mỗi ngày nhé!

Chủ Đề