Hướng dẫn sử dụng scratch 3.0 năm 2024

Cũng giống như các phần mềm phổ thông khác, thanh thực đơn Scratch có chức năng giúp người dùng cá nhân hóa một số tính năng của phần mềm. Ví dụ: Muốn thay đổi ngôn ngữ Tiếng Việt trong Scratch thì sử dụng biểu tượng quả địa cầu [language], ...

  • Stage - Sân khấu Scratch 3.0

Stage là khu vực sân khấu hiển thị kết quả đầu ra trong khi lập trình. Stage cũng là nơi duy nhất giúp người dùng tương tác với sản phẩm do chúng ta tạo ra. Sân khấu là nơi biểu diễn của các đối tượng, hiển thị các loại ảnh nền khác nhau, hiển thị các hiệu ứng đồ họa, ...

  • Block - Khối lệnh scratch 3.0

Khu vực quản lý khối lệnh, tất cả khối lệnh trong Scratch được lưu trữ, phân loại vào trong các thư mục khác nhau mà chúng ta sẽ gọi là nhóm lệnh, mỗi nhóm lệnh được gắn với một màu sắc riêng giúp người dùng dễ nhận biết và gây ấn tượng, ...

  • Script - Kịch bản Scratch 3.0

Khu vực xây dựng các kịch bản [Script] là khu vực dùng để lắp ghép [lập trình] các khối lệnh khác nhau thành một kịch bản có ý nghĩa nhằm điều khiển các đối tượng trên sân khấu.

  • Backdrop/Background - Ảnh nền, phông nền Scratch 3.0

Backdrop là khu vực quản lý, chỉnh sửa, thêm mới các ảnh nền hiển thị trên sân khấu [stage]. Lưu ý: Đối với Backdrop chúng ta cũng có thể xây dựng những kịch bản riêng cho nó.

  • Sprites - Đối tượng Scratch 3.0 [nhân vật]

Khu vực quản lý đối tượng, mỗi dự án sẽ có ít nhất một đối tượng, các đối tượng được quản lý trong khu vực này. Các icon nhỏ giúp xử lý đối tượng [sprite].

  • Tutorial - Hướng dẫn, trợ giúp

Tips [help] là một khu vực ẩn, nó chỉ xuất hiện khi người dùng Click vào. Khu vực này có chức năng trợ giúp người dùng trong quá trình sử dụng Scratch.

  • Costumes/Frames: Khu vực quản lý và xử lý các hình dạng của đối tượng

Khu vực này chỉ được hiển thị khi chúng ta chọn vào thẻ Costumes. Trong khu vực này, nhà thiết kế Scratch 3.0 đã tích hợp sẵn một công cụ xử lý đồ họa giúp người dùng có thể chỉnh sửa ảnh với một vài thao tác đơn giản, ...

  • Sound: Khu vực quản lý và xử lý các file âm thanh Scratch 3.0

Khu vực này giúp người dùng quản lý và xử lý các file âm thanh được tích hợp vào trong các dự án khi thiết kế. Chúng ta nhìn thấy giao diện rất đơn giản nhưng nó chứa đủ tính năng cần thiết khi chúng ta muốn xử lý một file âm thanh. VD: cắt, ghép, copy, bóp méo, ...

Đây là bài viết hướng dẫn tạo hiệu ứng hiển thị chữ ở phần bong bóng nói của nhân vật trong Scratch giống như từng chữ cái đang được gõ từ bàn phím. Hiệu...

Read More

Dự án Scratch

Pháo hoa – Sử dụng Clone trong Scratch

Nga HoangTháng Sáu 1, 2020

Bài viết này sẽ hướng dẫn cách lập trình hiệu ứng Pháo hoa trong Scratch bằng cách sử dụng...

Dự án Scratch

Giải thích vòng tuần hoàn của nước

Nga HoangTháng Năm 9, 2020

Đây là project hoạt hình, được lập trình bằng Scratch giúp giải thích vòng tuần hoàn của nước. Vòng...

Scratch là ngôn ngữ lập trình được nghiên cứu và phát triển bởi nhóm nghiên cứu Lifelong Kindergarten, thuộc trung tâm Media Lab của Viện công nghệ Massachusetts [Massachusetts Institute of Technology – MIT, thành lập năm 1981 tại Thành phố Cambridge, Bang Massachusetts, Hoa Kỳ].

Dẫn đầu nhóm nghiên cứu dự án sáng tạo ra phần mềm lập trình Scratch là giáo sư Mitchel Resnick, Giám đốc điều hành Lifelong Kindergarten. Phiên bản ngôn ngữ lập trình Scratch 3.0 là phiên bản lập trình Scratch nâng cao mới được nhóm nghiên cứu phát hành vào ngày 2 tháng 1 năm 2019 với nhiều nâng cấp mới.

Đáng chú ý, phần mềm này được công khai và hoàn toàn miễn phí trên máy tính, người dùng có thể tải về laptop, sử dụng mà không mất chi phí hay bị bản quyền.

Ai nên sử dụng Scratch?

Dù được thiết kế đặc biệt dành cho lứa tuổi từ 8 tới 16, bất cứ ai ở mọi độ tuổi đều có thể sử dụng. Hàng triệu người đang tạo các dự án trên Scratch bằng rất nhiều thiết lập phong phú đáp ứng mọi lĩnh vực, bao gồm gia đình, trường học, bảo tàng, thư viện và trung tâm cộng đồng.

Học code, lập trình để học

Tính năng lập trình các chương trình máy tính đóng vai trò quan trọng trong việc đọc viết ngày nay. Khi mọi người học code trong Scratch, họ sẽ học được những chiến lược giải quyết vấn đề quan trọng, thiết kế dự án và truyền đạt ý tưởng…

Scratch được sử dụng tại hơn 150 quốc gia khác nhau, hỗ trợ hơn 40 ngôn ngữ. Để thay đổi ngôn ngữ, click menu nằm dưới trang hoặc trong Project Editor, click quả cầu nằm ở trên trang.

Scratch ở trường học

Scratch bao phủ khắp các cấp độ [từ tiểu học tới đại học] và đáp ứng nhiều ngành khác nhau như toán học, khoa học máy tính, nghệ thuật ngôn ngữ, nghiên cứu xã hội]. Đặc biệt, nó sở hữu nguồn tư liệu tham khảo cực phong phú từ nhiều nhà giáo dục chia sẻ câu chuyện, trao đổi tài nguyên, đặt câu hỏi và tìm người trên ScratchEd website.

Hướng dẫn tải và cài đặt phần mềm lập trình Scratch 3.0 mới nhấtHướng dẫn nhanh

Truy cập link tải phần mềm Scratch 3.0 cho máy tính.

Mở thư mục chứa bộ cài Scratch mà bạn đã tải về máy tính, nhấn chuột phải vào bộ cài > Chọn Run as administrator.

Chọn Run.

Chọn quyền truy cập sau khi tải phần mềm về máy tính.

Chọn Finish.

Hướng dẫn chi tiết

Bước 1: Truy cập link tải phần mềm Scratch 3.0 cho máy tính.

Tải phần mềm Scratch 3.0 cho Windows tại đây Tải phần mềm Scratch 3.0 cho MacOS tại đây Nhấn vào hệ điều hành mà bạn đang sử dụng để tải phần mềm và chờ quá trình tải xuống hoàn tất.

Bước 2: Mở thư mục chứa bộ cài Scratch desktop mà bạn đã tải về, nhấn chuột phải lên bộ cài và chọn Run as Administrator.

Bước 3: Chọn Run.

Bước 4: Hộp thoại Scratch Desktop Setup sẽ xuất hiện, yêu cầu bạn chọn quyền có thể truy cập sau khi tải phần mềm về máy tính

Tại đây, bạn có thể chọn:

Anyone who uses this computer [all users]: bất kỳ người nào sử dụng máy tính này. Only for me: chỉ mình bạn.

Sau đó nhấn Install.

Lưu ý: Nếu bạn sử dụng máy tính cá nhân, bạn nên chọn Only for me.

Bước 5: Chờ quá trình cài đặt hoàn tất > Chọn Finish.

Bước 6: Bạn cần chờ vài giây để phần mềm tự khởi động sau khi nhấn Finish và bạn đã có thể lập trình offline mà không cần phải kết nối mạng.

Một số lệnh bạn cần biết khi sử dụng ScratchKhối lệnh làm quen giao diện scratch 3.0

Giao diện Scratch 3.0 được chia thành 5 khu vực chính:

Scratch 3.0 có thể chia thành 5 khu vực

1. Khung điều khiển có 3 tab thông tin:

Lệnh [Code]: Là nơi chứa danh mục các lệnh dùng để lập trình cho các đối tượng trong Scratch.

Thiết kế [Costumes]: Là nơi lưu trữ các thiết kế, các giao diện khác nhau của đối tượng.

Âm thanh [Sounds]: Chứa các âm thanh khác nhau của đối tượng.

2. Cửa sổ lệnh: Gồm các "lệnh" để điều khiển hoạt động của nhân vật. Bằng cách kéo các lệnh từ khung điều khiển sang cửa sổ và lắp ghép các khối lệnh khác nhau sẽ tạo thành một “chương trình” để điều khiển đối tượng.

3. Sân khấu - Stage: Có chức năng là cửa sổ thể hiện đối tượng trên phần mềm Scratch. Đây là nơi các đối tượng biểu diễn, hiển thị các loại ảnh nền khác nhau và các hiệu ứng đồ họa,... Sân khấu chính là chỗ người dùng tương tác với sản phẩm được tạo ra.

4. Nhân vật [Sprites]: Là khu vực quản lý các nhân vật trên ứng dụng. Tại đây, có thể thực hiện tạo thêm nhân vật, đa dạng về kích thước và chủng loại, chỉnh sửa ngoại hình nhân vật [thay đổi trang phục],...

5. Ảnh nền, phông nền [Backdrop/Background]: Là khu vực giúp quản lý, chỉnh sửa và thêm mới các ảnh nền hiển thị trên sân khấu.

Một số chức năng trên thanh công cụ

Chức năng trên thanh công cụ

Sprite: Là nơi quản lý các đối tượng [Mỗi một dự án sẽ có ít nhất một đối tượng].

Tutorials: Hướng dẫn người sử dụng các tính năng, công cụ trên Scratch một cách cụ thể và chi tiết.

Tab Sound: Là khu vực xử lý âm thanh. Tại đây, người dùng có thể chỉnh sửa các file âm thanh trong mỗi dự án khi thiết kế.

Costumes: Là công cụ hỗ trợ chỉnh sửa ảnh, đồ họa theo ý muốn và mỗi chỉnh sửa được thực hiện tại đây đều sẽ hiển thị ở Stage.

Ngoài ra, bạn còn có thêm một số tùy chọn khi bấm chuột phải vào đối tượng như: Delete, Duplicates, Save to local file,...

Những câu hỏi thường gặpCó bắt buộc phải tải app để sử dụng Scratch?

Không. Bạn có thể dùng Scratch project editor trên hầu hết các trình duyệt web trên thiết bị bất kỳ bằng cách truy cập scratch.mit.edu rồi nhấn Create.

Cách kết nối Scratch app với thiết bị phần cứng?

Bạn phải cài và chạy Scratch Link để kết nối với thiết bị phần cứng khi dùng Scratch app cho Windows. Cần phải có kết nối Internet để dùng Scratch Link.

Cách chia sẻ với cộng đồng online từ ứng dụng Scratch cho Windows?

Tính năng này chưa được hỗ trợ. Hiện tại, bạn chỉ có thể xuất dự án từ Scratch app, sau đó đăng nhập vào Scratch website, upload rồi chia sẻ dự án tại đây.

Chủ Đề