Quy trình đấu thầu thuốc tập trung

Chia sẻ quá trình tổ chức triển khai đấu thầu thuốc tập trung quốc gia do Bảo hiểm xã hội [BHXH] Việt Nam thực hiện theo Nghị quyết số 59/NQ-CP, ông Lê Văn Phúc - Trưởng ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế [BHYT] cho biết: Việc xây dựng và thống nhất danh mục thuốc đấu thầu tập trung quốc gia đạt được trên sự thống nhất giữa BHXH Việt Nam với đại diện Bộ Y tế, Bộ Tài chính.

Danh mục thuốc do BHXH Việt Nam thí điểm đấu thầu quốc gia lần thứ nhất năm 2018 gồm 6 thuốc thuộc 5 hoạt chất nhóm kháng sinh [Cefepim, Cefoperazon + sulbactam, Ceftriaxon, evofloxacin, Meropenem]. Danh mục thuốc do BHXH Việt Nam tổ chức thí điểm lần 2 gồm 14 hoạt chất, 26 thuốc. BHXH Việt Nam đã giao cho Trung tâm Giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến khu vực phía Bắc tổ chức thực hiện đấu thầu tập trung quốc gia đối với thuốc dùng trong BHYT do BHXH Việt Nam tổ chức thí điểm.

Đến nay, việc thí điểm đấu thầu tập trung quốc gia đối với thuốc BHYT đã hoàn thành, đáp ứng được mục tiêu lựa chọn đầy đủ thuốc phục vụ công tác khám chữa bệnh BHYT của các cơ sở y tế trên toàn quốc với giá thuốc giảm từ 10-15% theo Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 6/9/2017 của Chính phủ.

Kết quả lựa chọn nhà thầu của lần thí điểm thứ nhất phê duyệt đối với 5 mặt hàng thuốc biệt dược gốc và 16 mặt hàng thuốc Generic với tổng giá trị trúng thầu là 946,8 tỷ đồng [giảm 21,1%, tương ứng 251 tỷ đồng so với giá thuốc trúng thầu bình quân các địa phương trước khi đấu thầu tập trung quốc gia].

Kết quả lựa chọn nhà thầu của lần thí điểm thứ hai phê duyệt đối với 15 mặt hàng thuốc biệt dược gốc và 95 mặt hàng thuốc Generic cho các gói thầu. Tổng giá trị trúng thầu là 9.424,4 tỷ đồng [giảm 22,3% tương ứng 2.868,5 tỷ đồng so với giá trúng thầu bình quân các địa phương trước khi đấu thầu tập trung quốc gia].

Để đảm bảo khả năng cung cấp thuốc và hoạt động phân phối thuốc được kịp thời, kế hoạch lựa chọn nhà thầu các năm thì lần thí điểm thứ nhất phân chia thành 4 gói thầu: 3 gói thầu thuốc generic theo khu vực miền Bắc, miền Trung, miền Nam [mỗi gói gốc hoặc tương đương điều trị toàn quốc [gồm 5 mặt hàng thuốc].

Lần thí điểm thứ hai thầu có 19 mặt hàng thuốc thuộc các nhóm tiêu chuẩn kỹ thuật; 1 gói thầu thuốc biệt dược phân chia thành 7 gói thầu: 6 gói thuốc generic theo 6 vùng kinh tế - xã hội, điều chỉnh để đảm bảo tương quan về số lượng thuốc, đơn vị có nhu cầu mua sắm và giá trị các gói thầu giữa các vùng mỗi gói thầu có từ 89-99 mặt hàng; 1 gói thầu thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị toàn quốc [gồm 18 mặt hàng thuốc].

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, BHXH Việt Nam cũng cho biết, trong cả hai lần thực hiện đấu thầu, kết quả thực hiện mua sắm đều đạt dưới tỷ lệ 80% giá trị gói thầu. Căn cứ số liệu cung ứng thuốc theo báo cáo từ các nhà thầu bao gồm cả số lượng thuốc điều tiết giữa các cơ sở khám chữa bệnh thì tại lần thí điểm thứ nhất, tổng giá trị mua sắm là 607,35 tỷ đồng - đạt 64,1% giá trị thuốc trúng thầu. Tại lần thí điểm thứ hai, tổng giá trị mua sắm: 5.400,03 tỷ đồng và chỉ đạt 60,1% giá trị thuốc trúng thầu.

Ông Lê Văn Phúc cho biết, tuy đạt được mục tiêu giảm giá thuốc, nhưng việc xây dựng nhu cầu sử dụng thuốc của các cơ sở y tế không sát với thực tế đã phần nào khiến hoạt động đấu thầu này chưa phát huy hết hiệu quả.

Còn theo ông Lê Thành Công, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính [Bộ Y tế], hiệu quả của hoạt động thí điểm này xét riêng về góc độ tài chính đã đạt mục tiêu giảm ít nhất 15% giá trên tổng thể các gói thầu. Tuy nhiên, nên có quy định rõ ràng với việc dự kiến không sát thực tế sử dụng thuốc ở cơ sở y tế, bởi về nguyên tắc, các gói thầu thành công là hoàn thành ít nhất 80% khối lượng công việc của hợp đồng...

Đồng quan điểm, ông Đặng Việt Hùng, Vụ trưởng Vụ BHYT [Bộ Y tế] lưu ý, tiêu dùng thuốc có một số đặc thù lớn là “tính thiếu hoàn hảo về thông tin”, nên chúng ta mua sắm đấu thầu phải xây dựng được thể chế rõ ràng. Và phải có tổng kết từ thực tiễn mới tạo lập được thể chế. Đầu thầu tập trung thuốc sẽ cần phải thận trọng bởi hoạt động này có thể loại bỏ mất các nhà thầu nhỏ...

BHXH Việt Nam cho biết, sẽ tiếp thu các ý kiến, hoàn thiện báo cáo về hoạt động thí điểm này để báo cáo Chính phủ. Trong thời gian tới, BHXH Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành cùng Bộ Y tế để thực hiện đấu thầu tập trung thuốc quốc gia do Bộ Y tế thực hiện. Sẽ cùng với các cơ quan liên quan xây dựng các văn bản pháp luật về đấu thầu thuốc, đề xuất những nội dung liên quan đến hoạt động này vào sửa Luật BHYT.

Bùi Anh

Bạn đã biết về hình thức mua sắm tập trung trong đấu thầu cũng như các đối tượng của hình thức mua sắm tập trung. Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài dưới đây về đấu thầu thuốc tập trung.

Đấu thầu thuốc tập trung [cập nhật 2022]

Văn bản hợp nhất 12/VBHN-VPQH 2019 Luật đấu thầu quy định như sau:

Điều 44. Quy định chung về mua sắm tập trung

  1. Mua sắm tập trung là cách tổ chức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà thầu thông qua đơn vị mua sắm tập trung nhằm giảm chi phí, thời gian, đầu mối tổ chức đấu thầu, tăng cường tính chuyên nghiệp trong đấu thầu, góp phần tăng hiệu quả kinh tế.
  2. Mua sắm tập trung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ cần mua sắm với số lượng nhiều, chủng loại tương tự ở một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc chủ đầu tư.

Văn bản hợp nhất 12/VBHN-VPQH 2019 Luật đấu thầu quy định như sau:

Điều 44. Quy định chung về mua sắm tập trung

  1. Mua sắm tập trung được thực hiện theo một trong hai cách sau đây:

a] Đơn vị mua sắm tập trung tập hợp nhu cầu mua sắm, tiến hành lựa chọn nhà thầu, trực tiếp ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn cung cấp hàng hóa, dịch vụ;

b] Đơn vị mua sắm tập trung tập hợp nhu cầu mua sắm, tiến hành lựa chọn nhà thầu, ký văn bản thỏa thuận khung với một hoặc nhiều nhà thầu được lựa chọn làm cơ sở để các đơn vị có nhu cầu mua sắm trực tiếp ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

  1. Đơn vị mua sắm tập trung thực hiện việc lựa chọn nhà thầu trên cơ sở nhiệm vụ được giao hoặc hợp đồng ký với các đơn vị có nhu cầu.

Nghị định 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu quy định như sau:

Điều 71. Danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung

  1. Hàng hóa, dịch vụ được đưa vào danh mục mua sắm tập trung khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

a] Hàng hóa, dịch vụ mua sắm với số lượng lớn hoặc chủng loạihàng hóa, dịch vụ được sử dụng phổ biến tại nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị;

b] Hàng hóa, dịch vụ có yêu cầu tính đồng bộ, hiện đại.

2. Trách nhiệm ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung:

a] Bộ Tài chính ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung cấp quốc gia. Riêng danh mục thuốc mua sắm tập trung do Bộ Y tế ban hành;

b] Các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung thuộc phạm vi quản lý của mình

Như vậy, thuốc thuộc danh mục hàng hóa áp dụng hình thức mua sắm tập trung và danh mục thuốc mua sắm tập trung do Bộ Y tế ban hành.

Nghị định 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu quy định như sau:

Điều 75. Nguyên tắc chung trong mua thuốc, vật tư y tế

  1. Việc mua thuốc thông qua các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định trong Luật Đấu thầu phải bảo đảm các nguyên tắc chung sau đây:

a] Thuốc trúng thầu có mức giá hợp lý tương ứng với chất lượng, điều kiện giao hàng, bảo quản thuốc và các điều kiện liên quan khác;

b] Nhà thầu trúng thầu cung cấp thuốc phải bảo đảm cung cấp thuốc theo đúng các thỏa thuận đã ký kết trong hợp đồng;

c] Nhà thầu trúng thầu cung cấp thuốc phải bảo đảm thuốc đáp ứng yêu cầu về chất lượng trong tất cả các khâu của quá trình thực hiện hợp đồng từ nguyên liệu, sản xuất, đóng gói, vận chuyển, bảo quản, bàn giao thuốc;

d] Phải thực hiện mua sắm tập trung đối với những loại thuốc trong nước chưa sản xuất được, trừ những loại thuốc thuộc danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá

đ] Đối với gói thầu mua thuốc quy mô nhỏ nhưng mặt hàng thuốc cần được lựa chọn trên cơ sở kết hợp giữa chất lượng và giá thì có thể áp dụng phương thức lựa chọn nhà thầu một giai đoạn hai túi hồ sơ

Nghị định 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu quy định như sau:

Điều 70. Quy trình mua sắm tập trung tổng quát

  1. Quy trình mua sắm tập trung tổngquát:

a] Tổng hợp nhu cầu;

b] Lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

c] Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;

d] Tổ chức lựa chọn nhà thầu;

đ] Đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng;

e] Thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;

g] Hoàn thiện, ký kết thỏa thuận khung;

h] Hoàn thiện, ký kết và thực hiện hợp đồng với nhà thầu trúng thầu. Trường hợp đơn vị mua sắm tập trung trực tiếp ký kết hợp đồng với nhà thầu trúng thầu thì không tiến hành ký kếtthỏa thuận khung theo quy định tại Điểm g Khoản này;

i] Quyết toán, thanh lý hợp đồng.

Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu thực hiện mua sắm tập trung có thể chia thành nhiều phần để tổ chức đấu thầu lựa chọn một hoặc nhiều nhà thầu trúng thầu.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về đấu thầu thuốc tập trung. Mọi thắc mắc xin gửi về đường dây nóng hoặc liên hệ, gửi câu hỏi với chúng tôi qua website, bạn sẽ nhận được phản hồi nhanh nhất và chính xác nhất.

Video liên quan

Chủ Đề