Sau khi ăn bao lâu thì nên uống thuốc

Uống trà đặc

Mặc dù trà có nhiều lợi ích cho con người, nhưng uống trà ngay sau khi ăn lại hoàn toàn phản tác dụng. Trà cản trở quá trình hấp thụ sắt từ thực phẩm, lâu dài sẽ dẫn đến thiếu sắt trong cơ thể. Hàm lượng axit tannic trong trà cũng ảnh hưởng đến việc hấp thụ protein của dạ dày. Đó là lý do bạn không nên uống trà ngaysau bữa ăn.

Ăn trái cây sau khi ăn no

Ăn trái cây tráng miệng sau bữa ăn là thói quen của nhiều người. Tuy nhiên việc ăn trái cây ngay sau khi ăn cơm khiến dạ dày phải hoạt động cật lực hơn nữa vì lúc này chúng đang phải tích cực tiêu hóa lượng thức ăn bạn vừa ăn vào và sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày hơn.

Không dừng lại ở đó, trong trái cây còn chứa các loại đường, acid, glucose, fructose, tinh bột làm thức ăn càng khó tiêu hơn nữa. Và chất plavon trong nhiều loại trái cây còn dễ bị vi khuẩn đường ruột phân hủy thành acid tioxianic, về dài lâu gây nên bệnh tuyến giáp trạng.

Vậy bạn chỉ nên ăn hoa quả sau bữa ăn 2 tiếng khi ấy thức ăn được tiêu hóa gần hết.

Đi tắm ngay

Khi mới ăn no, lượng máu trong cơ thể đổ về đường tiêu hóa rất lớn, sau khi tắm xong, da toàn thân bị kích ứng, các mao mạch bị giãn ra, lượng máu cung cấp cho đường tiêu hóa giảm sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn của cơ thể, đồng thời cũng dễ kích thích khiến tim co bóp quá tải. Bởi vậy, mọi người, đặc biệt là người trung niên, cao tuổi mắc các bệnh cơ địa, tốt nhất không nên tắm ngay sau bữa ăn vì có nguy cơ sinh bệnh.

Ngủ ngay

"Căng da bụng trùng da mắt" khiến nhiều người có cảm giác muốn được đi ngủ ngay lập tức. Nhưng điều đó thật sự không tốt cho sức khỏe. Ngay khi bạn nằm xuống, các dịch tiêu hóa bắt đầu chảy vào thực quản thay vì vào dạ dày, điều này có thể gây viêm đường ruột. Đó là lý do tại sao mọi người cảm thấy nóng rát trong miệng và cổ họng.

Tập thể dục mạnh

Sau khi ăn no, phần lớn máu của cơ thể tập trung ở dạ dày và gan, lúc này vận động ngay có thể khiến dạ dày, nơi dự trữ một lượng lớn thức ăn, va đập và kéo liên tục các dây chằng của dạ dày. Lâu ngày, các dây chằng bị lỏng lẻo dẫn đến các bệnh dạ dày.

Hút thuốc sau bữa ăn

Việc hút thuốc ngay sau khi ăn có hại gấp 10 lần bình thường và gây tổn thương toàn bộ cơ thể. Đó là bởi sau khi vừa ăn xong, dinh dưỡng trong thức ăn được hấp thụ và truyền đi khắp cơ thể qua các tế bào máu. Cùng lúc đó nếu bạn hút thuốc, nicotin sẽ qua máu được hấp thụ vào cơ thể, làm tăng nguy cơ phát triển ung thư ruột và ung thư phổi.

Đi dạo

Khi người ta đi bộ, cơ bắp ở chân, tay, lưng co duỗi. Máu dồn vào cơ bắp để bảo đảm nhu cầu ôxy, tạo năng lượng cho cơ bắp hoạt động. Nếu sau ăn mà đi bộ ngay, lượng máu đưa đến hệ tiêu hóa giảm, ảnh hưởng đến chức năng tiết dịch và hấp thu, gây rối loạn công năng của dạ dày và ruột.

Thói quen này kéo dài dễ dẫn đến viêm loét dạ dày. Người bị sa dạ dày, nếu ăn no mà đi bộ ngay một cách thường xuyên sẽ làm cho bệnh sa dạ dày càng trở nên nghiêm trọng.

Không nên uống nhiều nước

Uống quá nhiều nước sau khi ăn làm bụng bạn bị to, dạ dày căng ra, làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn. Uống nhiều nước vào thời gian này cũng làm bạn đi vệ sinh nhiều, nếu kéo dài sẽ bị đau dạ dày.

Đánh răng

Đánh răng là một trong những thói quen lành mạnh vào buổi tối để phòng ngừa bệnh sâu răng. Tuy nhiên, đánh răng ngay sau khi ăn có thể làm mòn lớp men răng, gây hại cho răng. Vì vậy, bạn chỉ nên đánh răng sau khi ăn tối ít nhất 30 phút.

Không nên đọc sách ngay sau khi ăn

Cũng giống như những thói quen không tốt ở trên, đọc sách ngay sau khi ăn sẽ kéo dài quá trình tiêu hóa, dẫn đến bị đau dạ dày.

Lời khuyên: Sau khi ăn nên nghỉ ngơi khoảng 30 phút sau đó mới vận động, đặc biệt không nên làm việc nặng, đọc sách báo hay suy nghĩ nhiều sau khi ăn./.

Ăn trái cây thế nào cho đúng cách?

        Một trong những yếu tố quyết định thời điểm uống thuốc chính là sự tương tác giữa thuốc với thức ăn. Một số loại thuốc sẽ hấp thu, phân phối hay chuyển hóa nhanh hay chậm tùy thuộc vào tình trạng dạ dày [rỗng hay đầy thức ăn]. Hơn nữa một số loại thuốc còn gây ra khó chịu và kích ứng dạ dày. Vì vậy việc tư vấn cho bệnh nhân về thời điểm uống thuốc là rất cần thiết.

        Đa phần những trường hợp thức ăn làm tăng hấp thu thuốc đều được tận dụng để tăng nồng độ thuốc trong máu. Tuy nhiên, với những thuốc mà nồng độ máu quá cao có thể gây độc thì nên tránh uống vào bữa ăn. Những thuốc bị thức ăn làm giảm hấp thu thì phải uống xa bữa ăn. Các trường hợp còn lại nên uống vào bữa ăn để giảm tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa.

        Bảng dưới đây trình bày một số thuốc/nhóm thuốc đặc biệt nên uống lúc đói [1h trước khi ăn hay 2h sau khi ăn] hay uống trước bữa ăn [từ 30 phút đến 1h]:

Ds. Đặng Thương - Khoa Dược, vật tư - TBYT

Ảnh:talkapharmacy.

Thời gian lý tưởng để uống thuốc phụ thuộc vào loại thuốc và cơ chế hoạt động của nó. Một số loại thuốc nên được uống khi đói [khoảng một tiếng 30 phút đến 2 tiếng trước khi ăn] để tác dụng của chúng không bị cản trở bởi thực phẩm. Vài loại khác lại nên uống sau bữa ăn để cơ thể dễ hấp thụ hơn.

Dưới đây là một số lưu ý khi uống thuốc.

- Thuốc chống viêm không chứa steroid [NSAID] nên được uống trong bữa ăn để giảm kích thích lên dạ dày.

- Thuốc chống nôn nên được uống trước khi ăn.

- Paracetamol có hiệu quả dù uống cách hay trong bữa ăn.

- Thuốc chữa bệnh tiêu hóa chỉ được uống sau khi ăn xong. Lưu ý, thuốc tiêu hóa có thể hạn chế công dụng của các loại thuốc khác, vậy nên trong trường hợp bạn dùng nhiều loại thuốc, hãy uống cách nhau ít nhất 2 giờ đồng hồ.

Ngoài ra, không nên nuốt thuốc khô hoặc uống cùng trà, cà phê. Bạn hãy uống thuốc bằng nước lọc để thuốc không dính vào thực quản và bị thay đổi tác dụng. Nếu có thể, trước khi mua thuốc, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ để sử dụng thuốc có hiệu quả nhất.

Minh Nguyên [Theo Top Sante]

Người bệnh, người nhà người bệnh khi nhận thuốc từ quầy thuốc Bảo hiểm ngoại trú, hay Nhà thuốc của Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí sẽ thấy trên bao bì của thuốc được đính kèm hướng dẫn chi tiết cách dùng thuốc. Một trong những lưu ý thường thấy trên tờ hướng dẫn là uống thuốc trước hoặc sau bữa ăn. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc sử dụng thuốc đúng thời điểm để thuốc có thể phát huy tối đa tác dụng.


Ảnh minh họa nhãn thuốc tại Quầy thuốc Bệnh viện


Điều quan trọng đầu tiên phải hiểu rằng thực phẩm có thể gây ra những thay đổi trong cơ thể chúng ta. Những thay đổi này bao gồm tăng cung cấp máu trong ruột, tăng mật và cả mức độ axit. Những thay đổi này liên quan đến thói quen ăn uống của chúng ta quyết định tới sự hấp thụ thuốc. Do đó, thực phẩm khi chúng ta ăn uống ảnh hưởng đến thuốc và phản ứng của cơ thể mỗi người với thuốc.


Thực phẩm khi chúng ta ăn uống ảnh hưởng đến thuốc và phản ứng của cơ thể mỗi người với thuốc
[Hình ảnh minh họa]


Trên thực tế không phải loại thuốc nào cũng cần tuân thủ thời điểm dùng thuốc với thức ăn hay nói cách khác thức ăn chỉ ảnh hưởng đến tác dụng hấp thu, chuyển hóa của một số loại thuốc cụ thể.

Các thuốc nên uống sau hay cùng với thức ăn
Uống thuốc sau khi ăn hoặc cùng với thức ăn thường có nghĩa là dùng thuốc sau bữa ăn từ 30 phút đến một giờ. Đối với thuốc như thuốc chống viêm không steroid [NSAID] [Paracetamol, diclofenac, ibuprofen, aspirin], metformin cho bệnh tiểu đường và thuốc steroid, những thuốc này cần được uống sau khi ăn.

Các thuốc tan nhiều trong dầu mỡ như: vitamin A, D, E, K nên uống cùng bữa ăn [ngay trước hoặc ngay sau cũng được] để chất béo của thức ăn, đồ uống giúp thuốc hấp thu tốt hơn.

Hầu hết các loại thuốc chống sốt rét cũng được dùng trong bữa ăn. Điều này rất quan trọng vì dùng thuốc cùng với thức ăn không chỉ đảm bảo thuốc ngấm vào máu mà còn ngăn ngừa các tác dụng phụ, kích ứng và viêm loét dạ dày.

Các thuốc nên uống khi đói
Uống thuốc khi đói [trước khi ăn] có nghĩa là ít nhất hai giờ sau bữa ăn và một giờ trước bữa ăn. Một số loại thuốc bắt buộc phải uống khi đói bao gồm thuốc kháng histamine được sử dụng để điều trị dị ứng, hormone tuyến giáp và alendronat được sử dụng để bảo vệ xương. Thuốc được uống khi đói vì uống thuốc trong khi ăn sẽ ngăn dạ dày hấp thụ thuốc.

Có khá nhiều thuốc kháng sinh nên uống vào lúc bụng đói vì giúp hấp thu thuốc vào máu nhanh hơn để thuốc sớm cho tác dụng điều trị.

Còn thuốc được bào chế dạng bao tan ở ruột [như Aspirin pH8] hay dạng phóng thích dược chất kéo dài [như Adalate LP] nên uống vào lúc bụng đói, tức để thuốc được đưa xuống ruột nhanh giúp màng bao viên thuốc không bị vỡ gây ảnh hưởng đến tác dụng thuốc.

Vì mỗi loại thuốc có bản chất khác nhau nên không có quy luật chung về uống thuốc vào lúc nào cho tất cả các loại thuốc. Cũng như không có tài liệu nào trình bày đầy đủ cách uống thuốc cho mọi loại thuốc. Mà cách dùng thuốc lúc nào sẽ tùy vào từng loại thuốc cụ thể mà được áp dụng [thông thường bản hướng dẫn sử dụng thuốc có ghi].

Xin lưu ý rằng trong trường hợp người bệnh, người nhà người bệnh không tìm kiếm hướng dẫn từ thông tin cung cấp trên nhãn thuốc, hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn về cách dùng thuốc. Kiến thức sâu rộng của bác sĩ về các triệu chứng, tiền sử sức khỏe và nhu cầu điều trị cụ thể của người bệnh sẽ đưa ra những tư vấn tận tình và chính xác nhất.


Dược sĩ. Vũ Thị Trà My- Khoa Dược,

Video liên quan

Chủ Đề