Số sánh bộ máy nhà nước thời Gia Long và Minh Mạng

Chi tiết Chuyên mục: Bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)

- Bộ máy chính quyền ngày càng hoàn thiện từ thời Nguyễn Ánh và Minh Mạng.

- Năm 1802 khi lên ngôi Nguyễn Ánh đã tổ chức bộ máy chính quyền từ trung ương đến các địa phương quy củ chặt chẽ. Tổ chức các đơn vị hành chính: cả nước được chia thành ba vùng: Bắc Thành, Gia Định thành và các trực doanh do triều đình trực tiếp quản lý.

- Đến thời Minh Mạng, năm 1831 – 1832, bộ máy chính quyền hoàn chỉnh hơn, Minh Mạng chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ.

- Về luật pháp: Ban hành bộ luật Gia Long với các quy định chặt chẽ về việc bảo vệ nhà nước và các tôn ti trật tự phong kiến.

- Nhận xét:

     + Bộ máy nhà nước ngày càng hoàn chỉnh và chặt chẽ.

     + Nhìn chung bộ máy nhà nước thời Nguyễn giống thời Lê sơ

     + Những cải cách đó nhằm tập trung quyền lực vào vua vì vậy nhà nước thời Nguyễn vẫn là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tâp quyền.

(Nguồn: Câu 1 trang 129 sgk Sử 10:)

So sánh tổ chức bộ máy Vua gia long và Minh mạng

Minh Mạng hay Minh Mệnh, là vị hoàng đế thứ hai của Hoàng triều Nguyễn nước Đại Nam. Ông trị vì từ năm 1820 đến khi qua đời, được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Thánh Tổ . Tuy có một số chính sách sai lầm hạn chế, song giới sử gia đương đại vẫn đánh giá Minh Mạng là vị vua kiệt xuất nhất của Hoàng triều Nhà Nguyễn.

Trong 21 năm trị nước, Minh Mạng ban bố hàng loạt cải cách về nội trị. Ông đổi tên nước Việt Nam thành Đại Nam, lập thêm Nội các và Cơ mật viện ở Huế, bãi bỏ chức Tổng trấn Bắc thành và Gia Định thành, đổi trấn thành tỉnh, củng cố chế độ lưu quan ở miền núi. Quân đội cũng được xây dựng hùng mạnh. Minh Mạng còn cử quan đôn đốc khai hoang ở ven biển Bắc kỳ và Nam kỳ. Ngoài ra, ông rất quan tâm đến việc duy trì nền khoa cử Nho giáo, năm 1822 ông mở lại các kì thi Hội, thi Đình ở kinh đô để tuyển chọn nhân tài. Ông nghiêm cấm truyền bá đạo Cơ Đốc vì cho rằng đó là thứ tà đạo làm băng hoại truyền thống dân tộc. Về đối ngoại, Minh Mạng không đưa ra cải cách nào, ông tiếp tục duy trì chính sách của Gia Long: Bế quan toả cảng, khước từ mọi giao lưu với phương Tây, cấm người dân buôn bán với ngoại quốc, khiến Đại Nam dần tụt hậu do không tiếp thu được các thành tựu mới về khoa học kỹ thuật.

Đề bài

Trình bày khái quát và nhận xét quá trình hoàn chỉnh bộ máy thống trị của nhà Nguyễn.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 126, 127 để trả lời.

Lời giải chi tiết

* Quá trình hoàn chỉnh bộ máy thống trị của nhà Nguyễn:

- Bộ máy chính quyền được hoàn thiện từ thời Nguyễn Ánh và Minh Mạng.

+ Năm 1802 khi lên ngôi Nguyễn Ánh đã tổ chức bộ máy chính quyền từ trung ương đến các địa. Tổ chức các đơn vị hành chính, cả nước được chia thành ba vùng: Bắc Thành, Gia Định thành và các trực doanh do triều đình trực tiếp quản lý.

+ Đến thời Minh Mạng, năm 1831 - 1832, bộ máy chính quyền hoàn chỉnh hơn, cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ.

- Về luật pháp: Ban hành bộ luật Gia Long với các quy định chặt chẽ về việc bảo vệ nhà nước và các tôn ti trật tự phong kiến.

* Nhận xét:

- Bộ máy nhà nước ngày càng hoàn chỉnh và chặt chẽ.

- Nhìn chung bộ máy nhà nước thời Nguyễn giống thời Lê sơ.

- Những cải cách đó nhằm tập trung quyền lực vào tay nhà vua vì vậy nhà nước thời Nguyễn vẫn là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền ở mức độ cao.

Loigiaihay.com

Câu hỏi:Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Nguyễn?

Trả lời:

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về bộ náy nhà nước thời Nguyễn nhé!

1. Khái lược về tổ chức bộ máy nhà nước thời Nguyễn (1802-1884)

- Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh thiết lập vương triều Nguyễn (1802-1945). Về thể chế chính trị, chế độ quân chủ tập quyền của triều Nguyễn gắn với 4 đời vua: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Năm 1884, nhà Nguyễn chấm dứt thời kỳ độc lập, tự chủ, trở thành tay sai cho chính quyền thực dân. Giai đoạn 1802-1884 là thời kỳ độc lập, tự chủ của vương triều Nguyễn. Kế thừa những di sản từ mô hình thể chế chính trị và tổ chức bộ máy chính quyền trước đó, nhà Nguyễn thiết lập được thiết chế quân chủ với tính tập quyền cao nhất trong lịch sử chính trị Việt Nam.

- Bộ máy chính quyền ngày càng hoàn thiện từ thời Nguyễn Ánh và Minh Mạng.

+ Năm 1802 khi lên ngôi Nguyễn Ánh đã tổ chức bộ máy chính quyền từ trung ương đến các địa phương quy củ chặt chẽ. Tổ chức các đơn vị hành chính: cả nước được chia thành ba vùng: Bắc Thành, Gia Định thành và các trực doanh do triều đình trực tiếp quản lý.

+Dưới thời Gia Long (1802-1819), tổ chức bộ máy nhà nước được chấn chỉnh dần nhằm xây dựng một thể chế quân chủ quan liêu chuyên chế. Bộ máy chính quyền trung ương (triều đình) do vua đứng đầu, nắm toàn quyền quyết định mọi công việc lớn của đất nước. Dưới vua có 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công). Đứng đầu mỗi bộ làthượng thư, giúp việc cho thượng thư có các quan chứctả hữu tham tri, tả hữu thị lang. Mỗi bộ theo phạm vi công việc mà chia thành các ty chuyên trách.

+ Đến thời Minh Mạng, năm 1831 – 1832, bộ máy chính quyền hoàn chỉnh hơn, Minh Mạng chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ.bộ máy hành chính trung ương nhàNguyễnđược cải tổ mạnh mẽ. Các cơ quan hành chính từ trung ương đến địa phương được sắp xếp và cải tiến song song với việc định lại các giai chế phẩm trật. Thời kỳ này, vua nắm mọi quyền hành trong tay, dưới vua làviện Cơ mậttư vấn vua về các vấn đề quốc sự,Lục bộtức sáu cơ quanHành phápđiều hành việc hành chính trên toàn quốc, cùngĐô sát việnlà cơ quanTư phápgiám sát hoạt động củaLục bộtừ địa phương đến trung ương,Nội cácgiúp vua coi giữ giấy tờ, ấn tín, và những cơ quan chuyên môn khác nhưLục tự,Tôn nhân phủ,Khâm thiên giám,Quốc sử quán,Vũ khố, v.v. ThờiMinh Mạng, tổ chức hành chính trung ương đã được cải tiến khá hoàn chỉnh như sau:

+Ở trung ương, các cơ quan trực thuộc Hoàng đế gồm có: Tam Nội viện (sau đổi thành Văn thư phòng và Nội các) đảm nhiệm chức năng văn phòng; Viện cơ mật dự bàn những việc cơ mưu trọng yếu cùng nhà vua; Lục Bộ (Binh, Hình, Lễ, Lại, Công, Hộ) được nhà vua giao quản lý các lĩnh vực quan trọng nhất của nhà nước về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Bên cạnh đó còn có các cơ quan chuyên môn (tự, giám, quán, phủ, tào…); các cơ quan tư pháp và giám sát (Đại lý tự, Đô sát viện…)

+Về cơ cấu tổ chức các cơ quan quản lý nhà nước ở các địa phương từ thời Minh Mạng có nhiều thay đổi, nhằm củng cố chế độ quân chủ chuyên chế và quốc gia thống nhất. Các đơn vị hành chính cấp thành, trấn bị bãi bỏ, thống nhất tên gọi các đơn vị hành chính cấp trung gian trong cả nước là liên tỉnh và tỉnh, bãi bỏ cả tên gọi doanh ở miền Trung.

2. Chính sách đối nội - đối ngoại

a. Đối nội

-Quan lại được tuyển chọn bằng khoa cử.

- Năm 1815, ban hành bộ luậtHoàng triều luật lệ(luật Gia Long) với gần 400 điều. Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là chức tổng đốc, còn các tỉnh nhỏ là chức tuần phủ.

- Xây dựng quân đội mạnh với 4 binh chủng, trang bị vũ khí đầy đủ… Xây dựng hệ thống trạm ngựa trong cả nước để kịp thời chuyển tin tức.

- Thần phục nhà Thanh, bắt Lào và Chân Lạp thần phục, “đóng cửa” với phương Tây.

- Chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên).

=>Đó là chính sách chuyên chế, bảo thủ, sai lầm, không đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội đất nước và xu thế thời đại.

b. Đối ngoại

+ Đối với nhà Thanh, các vua Nguyễn thuần phục, nhiều chính sách của nhà Thanh được vua Nguyễn lấy làm mẫu mực trị nước

+Nhà Nguyễn dần thu hẹp các hoạt động của thương nhân phương Tây mặc dù họ vẫn đến buôn bán ở các hải cảng, nhưng nhà Nguyễn không cho người phương Tây mở cửa hàng. Họ chỉ được ra vào một số cảng quy định. - Về sau, Nhà Nguyễn đã thực hiện chính sách “ bế quan tỏa cảng”, khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương Tây