So sánh các hình thức chính thể cộng hòa năm 2024

Hình thức chính thể là cách thức và trình tự lập ra cơ quan quyền lực nhà nước tối cao của một quốc gia. Hai loại hình thức chính phủ phổ biến nhất trên thế giới hiện nay là: hình thức quân chủ và chính thể cộng hòa.

Bản thân hình thức quân chủ được chia làm hai loại:

  • Tuyệt đối (quân chủ chuyên chế): mọi quyền lực Nhà nước tối cao tập trung vào vị Quân chủ. Quân chủ có quyền lực cao nhất.
  • Hạn chế (quân chủ lập hiến): quyền lực Nhà nước tối cao được chia đôi (một bên là vị Quân chủ trị vì còn bên kia là một Cơ quan lập pháp do dân bầu được gọi là Quốc hội hay Nghị viện lưỡng viện hoặc độc viện). Quân chủ trong chế độ này chỉ là một biểu tượng của dân tộc. Hình thức lập hiến có nghĩa là "lập ra" "hiến pháp"; khi có hiến pháp thì tất cả mọi người, kể cả vị Quân chủ đều phải tuân theo những điều mà hiến pháp đã quy định.

Hình thức Cộng hòa cũng có hai loại:

  • Cộng hòa quý tộc: cử tri bầu ra Đại cử tri, Đại cử tri bầu ra quốc hội.
  • Cộng hòa dân chủ: không có mô hình chung về loại hình chính thể này.

Trên thế giới không còn nước nào theo hình thức chính thể cộng hòa quý tộc mà nó có thể kết hợp hai loại trên.

Câu 3: Phân biệt hình thức chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa? Hình thức chính thể là cách thức và trình tự lập ra cơ quan quyền lực nhà nước tối cao của một quốc gia. Có hai loại hình thức chính thể: chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa. +) Chính thể quân chủ: Quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ hay một phần trong tay người đứng đầu nhà nước và được chuyển giao theo nguyên tắc thừa kế thế tập. Chính thể quân chủ có 2 dạng: – Quân chủ tuyệt đối (quân chủ chuyên chế): người đứng đầu nhà nước (vua) có quyền lực vô hạn. Ví dụ: Bruney, Ôman, Ả–rập Xê–út. – Quân chủ hạn chế (quân chủ lập hiến): người đứng đầu nhà nước (vua) chỉ nắm một phần quyền lực tối cao, bên cạnh đó còn có các cơ quan quyền lực khác (Quốc hội hoặc Nghị viện). Nhà vua trong chế độ này thường chỉ là một biểu tượng của dân tộc. Hình thức lập hiến tạm hiểu nôm na là “lập ra hiến pháp”, tức là khi có hiến pháp thì tất cả mọi người đều phải tuân theo, kể cả nhà vua. Ví dụ: Vương quốc Thái Lan, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen. +) Chính thể cộng hòa: Quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về một nhóm người, một cơ quan được bầu ra trong một thời gian xác định. Chính thể cộng hòa có 2 dạng: – Cộng hòa quý tộc: Quyền bầu cử để thành lập ra cơ quan đại diện (quyền lực) nhà nước chỉ được dành cho lớp quý tộc. 1– Cộng hòa dân chủ: quyền bầu cử được quy định về mặt hình thức phá lý đối với toàn thể nhân dân. Hiện nay, các nhà nước hiện đại chỉ tồn tại hình thức chính thể Cộng hòa dân chủ với các biến dạng chủ yếu là: + Cộng hòa tổng thống: Tổng thống được nhân dân bầu ra, là người đứng đầu cơ quan hành pháp, có vai trò rất quan trọng. Tổng thống thành lập chính phủ, điều hành chính phủ. Do đó, nghị viện không có quyền giải tán chính phủ và ngược lại. Ví dụ: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Mêhicô, Philippin. + Cộng hòa đại nghị: Nghị viện là thiết chế trung tâm, có vị trí và vai trò quan trọng trong việc thực thi quyền lực nhà nước. Tổng thống (người đứng đầu nhà nước) do nghị viện bầu ra, chính phủ do Đảng chiếm đa số trong nghị viện mà thành lập, chịu trách nhiệm trước nghị viện và có thể bị nghị viện giải tán. Ví dụ: Cộng hòa Italia, Đức. + Cộng hòa hỗn hợp: là sự kết hợp của hai hình thức chính thể cộng hòa đại nghị và cộng hòa tổng thống. Ví dụ: Cộng hòa Pháp. + Cộng hòa xã hội chủ nghĩa: Quốc hội được quy định là cơ quan cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân trực tiếp bầu ra một cách bình đẳng, dân chủ. Ví dụ: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU-Mục đích: tìm hiểu cách thức tổ chức và phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước; các hình thức chính thể và cấu trúc nhà nước phổ biến trên thế giới; về chế độ chính trị và vấn đề dân chủ của nhà nước.-Yêu cầu: nắm được các khái niệm cơ bản + Hình thức nhà nước, hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị. + Chính thể quân chủ, chính thể cộng hoà; chính thể quân chủ tuyệt đối, quân chủ lập hiến; chính thể cộng hoà quý tộc, cộng hoà dân chủ, cộng hoà tổng thống, cộng hoà đại nghị, công hoà lưỡng tính. + Cấu trúc đơn nhất, cấu trúc liên bang. + Dân chủ, phương pháp dân chủ và phản dân chủ.

Thể chế chính trị[political institutions] (còn gọi là hình thức chính thể) là một trong 3 yếu tố quan trọng trong hình thức nhà nước là Thể chế chính trị, chế độ chính trị, cấu trúc nhà nước. Một thể thống nhất các yếu tố trên tạo ra những cách thức tổ chức quyền lực và phương pháp thực thi quyền lực của một nhà nước. Các học giả ngành khoa học chính trị chia hình thức nhà nước ra làm hai thành tố là thể chế chính trị và cấu trúc nhà nước chứ không đưa chế độ chính trị vào trong hình thức nhà nước, mà gọi là yếu tố có liên quan mật thiết với hình thức nhà nước. Lịch sử của hình thức nhà nước “cộng hoà” nó cũng đã xuất hiện dưới thời La Mã/ Hy Lạp cổ đại ở Phương Tây, nhưng trong thời đại này chưa được xem là một “chính thể cộng hoà”. Mà các nhà sử học đặt hình thức La Mã/ Hy Lạp cổ đại mang dấu ấn của một hình thức cộng hoà.

So sánh các hình thức chính thể cộng hòa năm 2024

Chính thể cộng hòa là một loại hình tổ chức nhà nước dân chủ, ở đó chủ quyền tối cao của nhà nước thuộc về nhân dân và nhân dân bầu ra những người đại diện để thực hiện chủ quyền đó. Chính thể cộng hòa là một mô hình tổ chức nhà nước tư sản hoàn toàn từ bỏ một cách tuyệt đối với mọi dấu ấn của nhà nước phong kiến chuyên chế.

Chính thể(thể chế) Cộng hoà tổng thống đầu tiên trên thế giới ở Mỹ, được quy định trong bản Hiến Pháp Mỹ được ký vào (17/9/1787) và chính thức có hiệu lực (4/1789), từ đây một nền chính thể cộng hoà thật sự được xác định trong 3 yếu tố là xoá bỏ triệt để chính thể quân chủ cùng tồn tại chế độ phong kiến(trừ chính thể quân chủ lập hiến, quân chủ đại nghị), Quyền công dân được xác định(công dân được bầu cử ra cơ quan đại diện cho mình) và thiết chế chính trị tách bạch ba quyền( lập pháp, hành pháp, tư pháp)