So sánh công cuộc cải tổ ở Liên Xô với công cuộc đổi mới ở Trung Quốc

Bởi Nam H Nguyen

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Bởi Nam H Nguyen

Giới thiệu về cuốn sách này

1. So sánh điểm giống và khác nhau:

* Về bối cảnh lịch sử:

– Giống nhau: đều tiến hành trong hoàn cảnh đất nước gặp khủng hoảng kinh tế – xã hội kéo dài cần phải thay đổi để tồn tại và phát triển.

– Khác nhau:

+ Liên Xô tiến hành cải tổ trong điều kiện đất nước có hòa bình, để xây dựng, phát triển trong thời gian dài. Liên Xô là nước công nghiệp.

+ Việt Nam: tiến hành trong điều kiện đất nước chịu tác động lớn của hậu quả chiến tranh kéo dài, là nước nông nghiệp lạc hậu…lại bị nhiều thế lực thù địch bao vây cấm vận.

* Về nội dung đường lối:

– Giống nhau:

+ Đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo, đều hướng tới mục tiêu cao nhất, lâu dài xây dựng CNXH ưu việt đúng như bản chất của nó.

+ Chuyển từ mô hình tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường…

– Khác nhau:

+ Liên Xô tiến hành cải tổ nóng vội triển khai, thực hiện đa nguyên đa đảng…

+ Việt Nam tiến hành từng bước vừa thực hiện đổi mới, vừa bổ sung điều chỉnh…, không đa nguyên đa Đảng, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm.

* Kết quả:

– Liên Xô: thất bại dẫn đến sự sụp đổ của chế độ XHCN

– Việt Nam: thành công, ổn dịnh và phát triển

2. Suy nghĩ về thành công của công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ 1986 đến nay

– Chứng tỏ đường lối đổi mới là đúng đắn, bước đi phù hợp với yêu cầu thực tiễn Việt Nam… phù hợp với xu thế chung của thế giới.

– Làm cho nền kinh tế – xã hội Việt Nam vượt qua khủng hoảng, ổn định và phát triển… nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân … Việt Nam thoát khỏi nước nghèo… chính trị ổn định, tăng cường sức mạnh đoàn kết toàn dân… tạo ra sức mạnh tổng hợp để bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia…

– Quan hệ đối ngoại được mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa… hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế… vị thế quốc gia được nâng cao trên trường quốc tế… [LHQ, ASEAN, các tổ chức liên kết khu vực…]

Nội dung liên quan

Điểm giống :  Thực hiện đổi mới toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội trong đó đổi mới kinh tế là trung tâm.  Chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước…  Mở rộng quyền tự do dân chủ, đổi mới mọi mặt đời sống xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân… + Điểm khác : Liên Xô Trung Quốc – Liên Xô chủ trương đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật đưa kinh tế phát triển theo chiều sâu, đạt mức cao nhất của thế giới về năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả [nóng vội, chưa phù hợp với điều kiện của Liên Xô…]. – Liên Xô thực hiện chế độ tổng thống, đa nguyên chính trị, dân chủ công khai… – Trung Quốc cải cách – mở cửa, xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt nhằm hiện đại hóa và xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh [phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm, bản sắc của Trung Quốc…] – Trung Quốc kiên trì 4 nguyên tắc: chủ nghĩa xã hội ; chuyên chính dân chủ nhân dân; Đảng Cộng sản lãnh đạo; chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông. + Kết quả: Liên Xô Trung Quốc – Sau 6 năm cải tổ do chưa có bước đi đúng đắn, xa rời nguyên tắc chủ nghĩa Mác – Lênin… nên đất nước khủng hoảng rối loạn, đời sống khó khăn, Đảng Cộng sản mất quyền lãnh đạo…, tháng 12 – 1990 cải tổ thất bại -> Liên bang CHXHCN Xô viết tan rã… – Sau hơn 20 năm đổi mới kinh tế Trung Quốc có bước phát triển nhanh [GDP tăng…, bình quân đầu người tăng…, tỉ trọng xuất nhập khẩu tăng…; khoa học – kĩ thuật, văn hóa – giáo dục đạt nhiều thành tựu…; chính trị ổn định, địa vị nâng cao trên trường quốc tế…

-      Công cuộc cải cách ở Trung Quốc và đổi mới ở Việt Nam đã diễn ra như thế nào?

Trong khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, các nước xã hội chủ nghĩa còn lại tiếp tục đẩy mạnh công cuộc cải cách, đổi mới một cách toàn diện, ở đó chế độ xã hội chủ nghĩa ở những nước này không chỉ đứng vững mà còn tiếp tục được đổi mới và phát triển. Trong đó, Trung Quốc và Việt Nam là hai nước đã tiến hành công cuộc cải cách, đổi mới tương đối thành công nhất. Trên cơ sở vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể, mỗi nước đã tìm ra con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện lịch sử mới. Tuy Trung Quốc và Việt Nam có những sự khác biệt nhất định trên nhiều hương diện, nhưng công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc và công cuộc đổi mới ở Việt Nam có những nét tương đồng sau đây:

+ Đã từ bỏ mô hình kinh tế kế hoạch tập trung chuyển sang kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa [Trung Quốc] hoặc theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam]. Với những đặc trưng: đa dạng hoá hình thức sở hữu, trong đó quôsc hữu giữ vai trò chủ thể [Trung Quốc], hoặc là công hữu là nền tảng [Việt Nam], kinh tế nhà nước là chủ đạo; sở hữu cổ phần được xem là hình thức chủ yếu của chế độ công hữu [Trung Quốc], hoặc doanh nghiệp cổ phần trở thành hình thức tổ chức kinh tế phổ biến [Việt Nam]: đa dạng hoá hình thức phân phối, xem trọng phân phối theo lao động, đảm bảo quyền kinh doanh bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp không phân biệt đối xử; giá cả, tỷ giá, lãi suất do thị trường xác định có sự điều tiết của Nhà nước; phát triển đồng bộ các loại thị trường từ hàng hoá đến dịch vụ, thị trường chứng khoán; thực hiện các chương trình phúc lợi xã hội rộng lớn, xoá đói giảm nghèo, giữ gìn môi trường, V.V..

+ Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo hướng xây dựng hệ thống luật pháp ngày càng tương đồng với hệ thống luật pháp hiện đại, đặc biệt là phù hợp với những cam kết quốc tế, giảm dần sự can thiệp vi mô, sự can thiệp vào hoạt dộng kinh doanh của các doanh nghiệp, gia tăng quản lý vĩ mô, gia tăng sự phân quyển cho các địa phương: thực hiện chế độ dân chủ nói chung, đặc biệt là ở các cơ sở theo hướng công khai, minh bạch, gia tăng sự giám sát của các cấp, của công luận, của Quốc hội, của Hội đồng nhân dân các cấp, của các tổ chức xã hội, tinh giản bộ máy và biên chế, V.V..

+ Xây dựng các tổ chức xã hội phi chính phủ đa dạng gồm các hội nghề nghiệp, văn hoá, tôn giáo, xã hội.... các tổ chức này ngày càng có vai trò to lớn trong các lĩnh vực mà Nhà nước không với tay tối, như Từ thiện, cứu trợ người nghèo. V.V..

+ Hội nhập quốc tế sâu rộng, tham gia vào hầu hết các tổ chức quốc tế, các tổ chức khu vực, đặc biệt là đã gia nhập WTO, trở thành những quốc gia tích cực trong hội nhập khu vực ASEAN, Đông Á.

+ Đảm bảo sự cầm quyền và lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trên tất cả các mặt. Sự lãnh đạo và cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc, của Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang được đổi mới theo hướng khoa học, dân chủ và hiệu quả hơn, phù hợp với điều kiện cụ thể của Trung Quốc và Việt Nam.

-    Công cuộc cải cách ở Trung Quốc, đổi mới ở Việt Nam, cũng như ở một số nước xã hội chủ nghĩa khác đã đạt được những thành công nào?

+ Tổng kết gần 30 năm cải cách mở cửa của Trung Quốc [1978 - 2007], Đại hội XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc [tháng 10-2007] đã khẳng định: “Cuộc đại cải cách, đại mở cửa chưa từng diễn ra trong lịch sử đã huy động tính tích cực của hàng trăm triệu người khắp các địa phương, làm cho nước ta thực hiện thành công bước ngoặt lịch sử vĩ đại từ thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ sang kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa tràn đầy sức sống, từ đóng cửa, hé cửa đến mở cửa toàn diện... Thực tế chứng minh một cách hùng hồn rằng, cải cách, mở cửa là sự lựa chọn then chốt của vận mệnh Trung Quốc đương đại, là con đường tất yếu phát triển chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, thực hiện chấn hưng dân tộc Trung Hoa vĩ đại; chỉ có chủ nghĩa xã hội mới cứu được Trung Quốc, phát triển dược chủ nghĩa xã hội và phát triển được chủ nghĩa Mác”.

+ Tổng kết 20 năm đổi mới của Việt Nam [1986 - 2006]. Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam [tháng 4-2006] đã khẳng định: "Để đi lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta phải phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần của xã hội; xây dựng nên dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc: xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân: xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia; chủ động và tích cực hội nhập kinh tê quốc tế”.

+ Bất chấp sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù dịch, các nước xã hội chủ nghĩa đã giành dược nhiểu thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử.

Theo các số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế công bố tháng 3 - 2008 [không có số liệu của Cuba và Triều Tiên] tỷ trọng GDP của ba nước Trung Quốc, Việt Nam và Lào trong GDP toàn thế giới đã tăng từ hơn 1,72% năm 1991 lên 6,12% nám 2007. GDP của Trung Quốc năm 2007 đã tăng gấp hơn 2,7 lần so với năm 2000 và gấp hơn 8,38 lần so với năm 1990. Các số liệu tương ứng của Việt Nam là 2,25 và 10,2 lần; của Lào là 2,35 và 4,68 lần.

Hơn 20 năm qua, Trung Quốc luôn duy trì dược tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hàng đầu thế giới, thường xuyên ở mức hai con số. Năm 2005, GDP của Trung Quốc tăng 10,4%; năm 2008 tăng 11,4%. Vào năm 2005, kinh tế Trung Quốc đã vươn lên vị trí thứ tư thế giới, chỉ đứng sau Mỹ, Nhật Bản và Đức [đạt 3, 251 tỷ USD năm 2007]. Tốc độ tàng trưởng kinh tế của Lào 5 năm qua liên tục dạt

trên 7%/năm. Kinh tế Cuba mấy năm gần đây liên tục tăng trưởng khá cao; tốc độ tảng trưởng GDP năm 2005 đạt 11,8%, năm 2006 đạt 12,5%, năm 2007 đạttrên 7,5%.

Những đóng góp, uy tín và vị thế của các nước xã hội chủ nghĩa, nhất là Trung Quốc được quốc tế thừa nhận và đánh giá cao. Các nưóc xã hội chủ nghĩa tích cực hoạt động tại các diễn đàn đa phương lớn của thế giới.

Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề