Ngôn ngữ ký hiệu có giống nhau không

Ngôn ngữ cử chỉ là ngôn ngữ chữ cái và chữ số ước hiệu để giao tiếp với nhau, có thể biểu đạt chính xác những từ mà bạn muốn nói bằng cử chỉ, hành động. Tuy nhiên, quan trọng hơn, để phát huy tốt nhất hiệu quả của loại ngôn ngữ này, chúng ta phải chú ý đến cả những nét vui, buồn…trên khuôn mặt.

Ngôn ngữ ký hiệu cơ bản.

Trước kia, ngoại trừ những người câm, điếc phải sử dụng ngôn ngữ kí hiệu làm phương tiện để giao tiếp, chỉ có một bộ phận nhỏ những người là tình nguyện viên của các tổ chức tình nguyện, từ thiện quan tâm tìm hiểu loại ngôn ngữ đặc biệt này.

Tuy nhiên, một vài năm trở lại đây, số lượng người theo học ngôn ngữ kí hiệu ngày một gia tăng. Tại lớp dạy ngôn ngữ kí hiệu do thầy Trần Ngọc Tuấn, chủ tịch chi hội người câm điếc Hà Nội giảng dạy ở số 31 Cát Linh, mỗi khi mở lớp mới lại đông nghẹt người đến đăng kí.

Vì theo quy định của trung tâm, mỗi lớp chỉ nhận 30 học viên cho nên rất nhiều người phải năm lần bảy lượt đăng kí mới có tên trong danh sách.

Cầm tờ danh sách học viên có tên mình trên tay, Trần Thanh Lan [SV Đại học Bách Khoa Hà Nội] phấn khởi khoe: “Đây là lần thứ 3 mình đăng kí học lớp này đấy. Hai lần trước đăng kí qua mạng nhưng đều đến chậm, người ta chốt danh sách rồi, lần này mình “đánh” quả ăn chắc, đến tận nơi đăng kí mới được”.

Lan cho biết thêm: phần lớn những người theo học lớp ngôn ngữ kí hiệu này đều là sinh viên “trước đây chỉ có sinh viên mấy ngành xã hội như Công tác xã hội hay Xã hội học theo học vì công việc sau này của họ cần đến nhưng bây giờ thì nhiều “loại” lắm, kinh tế có, giao thông vận tải có có, ngoại thương, ngân hàng… cũng đông.

Chủ yếu vì tò mò, nghe thấy hay hay nên thích thế thôi. Mỗi khoá cơ bản chỉ có 8 buổi, lại học vào cuối tuần nên cũng không vướng mắc về thời gian lắm.

Cũng xuất phát từ sự tò mò, nhưng Phạm Thu Huyền [SV K50 Khoa Ngôn ngữ học, ĐHKHXH&NV] chỉ sau một thời gian theo học đã thực sự đam mê và có ý định tìm hiểu sâu loại ngôn ngữ này.

Mới đây, Huyền cùng một số người bạn trong trường thành lập một câu lạc bộ mang tên: “Nhóm ngôn ngữ kí hiệu” để tập hợp những sinh viên trong trường, những người thích tìm hiểu về ngôn ngữ kí hiệu đến cùng trao đổi và học tập.

Buổi ra mắt câu lạc bộ khiến Huyền và mọi người thực sự bất ngờ khi số sinh viên đến tham dự đông ngoài dự kiến.

Giảng đường hơn trăm chỗ ngồi ở dãy nhà G đã không còn một chỗ trống. Nhiều sinh viên đến sau không có chỗ ngồi đứng tràn cả ra ngoài hành lang.

Huyền hào hứng: “Bọn mình mới chỉ dán tờ rơi thông báo thôi mà số lượng sinh viên đến dự đã đông như vậy, nếu “quảng cáo” rầm rộ hơn có lẽ số người đến với câu lạc bộ sẽ còn đông hơn rất nhiều.

Chứng tỏ có rất nhiều những sinh viên quan tâm đến ngôn ngữ kí hiệu”. Nhóm ngôn ngữ kí hiệu của Huyền đã có buổi sinh hoạt đầu tiên vào chủ nhật vừa rồi [9/12] với hơn 60 sinh viên đăng kí học và số người muốn “gia nhập” câu lạc bộ vẫn còn tiếp tục tăng thêm.

Học ngôn ngữ kí hiệu vất vả hơn học ngoại ngữ

Đó là lời khẳng định của hầu hết sinh viên sau một thời gian học ngôn ngữ kí hiệu. Đặc trưng của loại ngôn ngữ này là dùng những động tác kí hiệu của bàn tay để truyền đạt ý của mình đến người khác.

Tất cả những chữ cái, từ ngữ đều được quy ước với một dụng ý truyền đạt riêng. Tuy nhiên, rất nhiều động tác khi thực hiện lại có nhiều nét tương đồng, thậm chí rất giống nhau.

Vì thế chỉ cần làm sai đi dù chỉ một chút là thông điệp truyền tới người nghe đã bị lệch hoàn thoàn theo một hướng khác.

Đấy chính là lí do mà nhiều sinh viên ban đầu rất hào hứng nhưng chỉ sau một thời gian theo học, thấy khó khăn quá nên bỏ dở chừng.

Tại trung tâm ngôn ngữ kí hiệu ở 31 Cát Linh có 2 lớp là lớp cơ bản và lớp nâng cao. Nhưng trên thực tế chỉ có lớp cơ bản là luôn có đông người đăng kí học còn lớp nâng cao thường rất thưa thớt.

Hầu hết những người học lớp này đều là những người có nghề nghiệp liên quan đến ngôn ngữ kí hiệu hoặc phải là người thật sự đam mê với nó.

Một số khoá học ở lớp cơ bản cũng có nhiều trường hợp bỏ học khi khoá học chưa kết thúc cho dù mỗi khoá chỉ kéo dài trong 8 buổi học.

Nga [SV ĐH Ngoại thương] sau khi học đến buổi thứ 5 thì quyết định bỏ cuộc vì không thể theo tiếp được. “Phải thú nhận là học “cái” này khó hơn học ngoại ngữ nhiều.

Nó có quá nhiều “từ” phức tạp và na ná nhau làm cho càng học mình càng lẫn lộn. Trong tương lai nếu có thời gian mình sẽ học lại nhưng bây giờ thì thực sự bó tay” – Nga thú thực.

Một lí do khác khiến cho việc học ngôn ngữ kí hiệu trở nên thật sự khó khăn là sự chưa thống nhất về quy ước giữa các vùng, thậm chí là trong một khu vực.

Hiện tại, ngoài lớp ngôn ngữ kí hiệu của thầy Tuấn, Huyền còn tham gia sinh hoạt với những tình nguyện viên ở Chi hội người câm điếc Hà Nội [21B Lạc Trung].

Nhưng qua quá trình học và so sánh, Huyền thấy trong số những câu, từ mà cậu học ở hai nơi có rất nhiều sự “lệch pha”, thậm chí là khác nhau hoàn toàn.

Đặc biệt hầu như ngày nào học cũng có thêm những từ mới xuất hiện khiến cho những người học phải không ngừng ghi nhớ.

Trao đổi với chúng tôi, chị Vũ Thanh Thuỷ, người đang giảng dạy tại Chi hội người câm điếc Hà Nội cho biết: hiện tại ở nước ta chưa có một quy chuẩn về ngôn ngữ kí hiệu có thể đem ra làm chuẩn chung cho cả nước. Trong hệ thống ngôn ngữ kí hiệu ở nước ta, tính địa phương còn rất nặng nề.

Chị chia sẻ: “Tôi đã từng đi dạy và làm việc với chi hội người câm điếc ở nhiều địa phương và thấy hầu như ở địa phương nào cũng tồn tại nhiều cách dùng riêng của mình.

Cách nói chuyện của người câm điếc ở Hà Nội khác với ở Hải Phòng, ở TP Hồ Chí Minh khác với ở Đồng Nai…”.

Chính vì điều này mà không ít người đã gặp khó khăn khi giao tiếp với người câm điếc ở địa phương khác.

Chị cho biết thêm hiện tại nhà nước ta đang tiến hành “chuẩn hoá” ngôn ngữ kí hiệu để sớm có một quy chuẩn riêng về loại ngôn ngữ này trong cả nước.

Tuy nhiên, đấy vẫn là việc ở thì tương lai, còn hiện tại trong quá trình học ngôn ngữ kí hiệu chúng ta vẫn phải chấp nhận “sống chung” với những sự “lệch chuẩn đó.

Logo google hôm nay: Vinh danh ông Abbé Charles-Michel de l'Épée là ai?

Logo google hôm nay vinh danh ông Abbé Charles-Michel de l'Épée, một nhà giáo dục người Pháp đã thành lập trường công lập đầu tiên ...

Găng tay phiên dịch chuyển ký hiệu thành văn bản cho người khiếm thính

Găng tay phiên dịch được trang bị các loại cảm biến, có thể phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu thành văn bản ngay tức thì.

Chúng ta đều có lý do nào đó để chọn học một ngôn ngữ, học vì công việc yêu cầu, nâng cao kiến thức, giao tiếp kết bạn, vì thích hay học cho vui.

Khi chọn học NNKH, người học cũng có muôn vàn lý do. Hãy xem người Mỹ họ nghĩ như thế nào về việc chọn học NNKH.

1. Có thể giao tiếp hiệu quả với người khiếm thính. 2. Thú vị khi học một ngôn ngữ nhìn thấy [ngôn ngữ liên quan đến thị giác]. 3. Có thêm thành tích trong sơ yếu lý lịch xin việc cũng như có thêm cơ hội làm việc. 4. Phát triển trí thông minh và chỉ số IQ. 5. Có thêm bạn bè và nhiều mối quan hệ. 6. Cải thiện sự tự tin và nâng cao kỹ năng giao tiếp. 7. Biết tự diễn đạt một cách khéo léo. 8. Mở rộng thêm ngôn ngữ trong lớp học. 9. Học được kỹ năng giao tiếp không lời, ngôn ngữ cử chỉ và diễn tả nét mặt.

10. Học một ngoại ngữ mới đáp ứng yêu cầu của trường trung học hay đại học.

[Trích nguồn Everything Sign Book]

Còn đối với người Việt Nam, 10 lý do dưới đây nên học NNKH [Sưu tầm theo ý kiến của học viên và tham khảo từ Internet].

1. Học vì muốn trò chuyện cùng người khiếm thính

Các học viên viên NNKH của Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Người khiếm thính khi được hỏi tại sao lại muốn học NNKH, phần nhiều trả lời rằng “thấy người khiếm thính nói chuyện với nhau bằng tay hay quá, nên muốn học để có thể trò chuyện và hiểu họ hơn, để chia sẻ cùng họ, biết họ vui buồn, suy nghĩ gì… Và khi trò chuyện được với người khiếm thính sẽ có thêm người bạn, cuộc sống thú vị hơn.

Tôi đặt lý do này lên hàng đầu không phải vì nó được chọn nhiều nhất mà do ý nghĩa nhân văn của nhu cầu.

2. Để giúp/ làm việc với người khiếm thính

Đối tượng chọn học NNKH theo lý do này là các em sinh viên công tác xã hội, khoa giáo dục đặc biệt. Khi bạn nằm trong nhóm này, bạn cũng nên tìm hiểu thêm về người khiếm thính: các dạng tật, phân loại dạng tật theo tiêu chí gì, mặt bằng học vấn chung cho từng dạng tật, tâm lý, văn hóa Điếc… để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về đối tương mình đang làm việc cùng.

Nhu cầu mong muốn giúp người khác, đối với tôi là một điều rất đáng trân trọng. Nhưng tôi vẫn đặt lý do để học NNKH theo nhu cầu này vào hàng thứ hai, bởi vì, đối với người khiếm thính, để giúp họ, trước hết phải giao tiếp được và phải hiểu về họ.

3. Muốn học một ngôn ngữ mới

Vâng, NNKH là một ngôn ngữ, đáng được trân trọng và được xem ngang hàng như ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết. Cần phân biệt thêm giữa ngôn ngữ ký hiệu và ký hiệu ngôn ngữ. Ký hiệu ngôn ngữ là các ký hiệu tượng hình thể hiện một vật, sự vật… có ký hiệu là danh từ, động từ, tính từ, đại từ nhân xưng, từ sở hữu… Theo nghiên cứu về ngôn ngữ lý hiệu của các quốc gia phát triển như Mỹ, Pháp, Úc… các ký hiệu ngôn ngữ được kết hợp theo một cấu trúc ngữ pháp cùng với những diễn tả biểu cảm của nét mặt làm thành ngôn ngữ ký hiệu.

Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu nào cho thấy NNKH Việt Nam có ngữ pháp. Nhưng người khiếm thính ở tất cả mọi miền đất nước đều múa dấu ngược với cấu trúc ngữ pháp của câu tiếng Việt tương ứng. Lý giải trước hết về vấn đề này: những từ nào người khiếm thính muốn nhấn mạnh, muốn dùng để hỏi người khác họ sẽ múa từ đó cuối cùng. Ngoài cách suy luận này, hy vọng còn lý giải khác, tôi mong học hỏi ý kiến của bạn đọc.

4. Học vì thấy lạ

Nhu cầu này cũng gây cho tôi sự quan tâm, bởi vì, chỉ những ai thật sự có cái nhìn thiết tha đến cuộc sống mới phát hiện ra cái gì… “lạ”. “Lạ” là không giống ai, nhưng vẫn gây thôi thúc cho người học. Điều này chứng tỏ cái lạ là “tốt”.

Có lần tôi hỏi học viên thấy lạ ở chỗ nào. Học viên cho rằng “Em không hề nghe tiếng nói gì nhưng thấy các bạn khiếm thính vẫn hiểu nhau, không hề thấy sự buồn bả mặc cảm nào của người ‘nói’, nhìn các bạn khiếm thính, hăng say múa, vô tư cười, em thấy dường như cuộc sống đối với người khiếm thính rất sinh động như chính ngôn ngữ của họ Lạ!”.

5. Học được kỹ năng giao tiếp không lời, ngôn ngữ cử chỉ và diễn tả nét mặt

Điều này thì quá rõ ràng. Khi giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu, bạn phải vận dụng hết 12 thành công lực để không nói mà người khác vẫn hiểu. Sự kết hợp nhuần nhuyễn ký hiệu, cử chỉ điệu bộ, diễn tả nét mặt… cũng thể hiện năng lực đặc biệt của người ra dấu.

6. Để có những bí mật riêng tư

Trong khi người khiếm thính tự nhận ra rằng “không bao giờ có thể nói thì thầm riêng tư được”, thì người nghe bình thường lại nhìn thấy “thứ tài sản” giúp họ giữ bí mật chuyện không muốn ai nghe.

7. Học vì có người thân là người khiếm thính

Đây là lý do vô cùng chính đáng, nhưng thật tình mà nói, những học viên có người thân là người khiếm thính tìm đến lớp học ngôn ngữ ký hiệu khi ngươi thân đã lớn rồi, hoặc người thân khiếm thính không biết NNKH, hoặc không biết cách học ngôn ngữ ký hiệu từ chính người thân. Dù lý do gì thì người thân khiếm thính cũng có khoảng thời gian dài chưa được hiểu. Cần nhớ là, kết quả học cuối cùng vẫn là để trò chuyện cùng người thân khiếm thính, cho nên, bạn nào rơi vào trường hợp này, có thể không cần đến lớp học NNKH, bạn có thể nhờ trung tâm tư vấn cách nào để có thể học trực tiếp từ người thân.

8. Có những lúc không muốn nói chuyện

Lý do này dù gì cũng là “lý do” và thật nghịch lý khi mà, những người khiếm thính đang mong nói chuyện được. Nhưng dù sao, cuộc đời vẫn có nhiều nghịch lý, có phải vì vậy mà cuộc sống trở nên sinh động chăng.

9. Học vì muốn giết thời gian

Lý do này dù gì cũng đáng được trân trọng, bởi vì, trong muôn vàn thú tiêu khiển khi rảnh rỗi, bạn vẫn để mắt tới NNKH, quyết định học nó, và chắc chắn là trong tương lai, bạn sẽ giúp cho người khiếm thính có cơ hội giao tiếp với thế giới xung quanh. Chúng tôi cám ơn bạn.

10. Học vì muốn thể hiện đẳng cấp

Tôi đưa lý do này vào hạng mục cuối cùng, vì đây cũng là lý do. Ai cũng muốn thể hiện mình, bằng cách này hay cách khác. Dùng NNKH để thể hiện đẳng cấp thì, suy cho cùng, vẫn là “một người biết ngoại ngữ”.

NNKH là “tiếng nói” của người khiếm thính, tiếng nói của cộng đồng thiểu số hiện có mặt ở khắp nơi trên thế giới. Ngày càng nhiều học viên tìm tới học NNKH, dù học bằng bất cứ lý do gì, họ cũng là những nhân tố góp phần làm sinh động thêm thế giới của “những cánh tay bay”.

Dương Phương Hạnh Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Người Khiếm thính [CED] Tổng thư ký Liên đoàn Khiếm thính Quốc tế [IFHOH]

Chủ tịch Liên đoàn Khiếm thính Châu Á Thái Bình Dương [APFHD]

[Nguồn: ced.org.vn]

Video liên quan

Chủ Đề