So sánh động cơ bldc và có chổi than năm 2024

Hiện nay, trên các loại máy móc thì động cơ chổi than và động cơ không chổi than đều là những loại động cơ rất phổ biến. Vậy 2 loại động cơ này là gì, chúng có gì khác nhau không và có lợi thế gì so với loại còn lại? Bài viết dưới đây của Sonets Việt Nam sẽ giải thích rõ hơn và đưa ra những so sánh về động cơ có chổi than và động cơ không chổi than để anh em có cái nhìn rõ hơn!

So sánh động cơ bldc và có chổi than năm 2024

1. Khác biệt về nguyên lý hoạt động

1.1. Khái niệm và nguyên lý hoạt động của động cơ chổi than

So sánh động cơ bldc và có chổi than năm 2024

Động cơ chổi than là loại động cơ sử dụng cổ góp và chổi than để cung cấp dòng điện cho cuộn dây. Ở loại động cơ này sẽ có cuộn dây nằm trên trục rotor (nằm ngay trên phần quay của động cơ). Đây là loại động cơ được sử dụng phổ biến hiện nay trên thị trường nhờ có mức giá thấp, điều khiển dễ dàng. Thông thường thì loại động cơ này được sử dụng cho các loại máy khoan cầm tay, máy mài cầm tay, máy cắt cầm tay,…

Động cơ có chổi than hoạt động dựa trên cơ chế tiếp xúc giữa cổ góp với chổi than để cung cấp điện năng vào cuộn dây. Phần chổi than dùng cho loại động cơ này sẽ được lò xo lá hoặc lò xo cuộn đẩy liên tục để tiếp có thể xúc liên tục và trượt trên bề mặt cổ góp hoặc vành trượt tiếp điện, nhằm duy trì tiếp điện cho phần rotor.

So sánh động cơ bldc và có chổi than năm 2024

1.2. Khái niệm và nguyên lý hoạt động của động cơ không chổi than

So sánh động cơ bldc và có chổi than năm 2024

Động cơ không chổi than là động cơ hoạt động dựa vào nam châm vĩnh cửu (từ trường vĩnh cữu) và xác định vị trí bằng cảm biến. Không sử dụng chổi than giúp triệt tiêu ma sát, giảm tiếng ồn khi máy vận hành nên máy vận hành êm ái, sử dụng tiết kiệm điện.

Động cơ không chổi than có nguyên lý hoạt động dựa trên việc xác định vị trí của rotor (động cơ nam châm vĩnh cửu) để điều khiển dòng diện chạy vào cuộn dây stator tương ứng, nếu không động cơ sẽ không thể thay đổi chiều quay cũng như khởi động tự động được. Chính vì nguyên tắc điều khiển hoạt động dựa vào vị trí rotor cho nên động cơ không chổi than luôn phải có một bộ điều khiển chuyên dụng phối hợp với cảm biến hall để điều khiển động cơ.

So sánh động cơ bldc và có chổi than năm 2024

2. So sánh điểm giống và khác nhau trên động cơ chổi than và động cơ không chổi than

2.1. Giống nhau

+ Về nhiệm vụ Stator sẽ là phần đứng yên và Rotor sẽ là phần quay

+ Kết hợp giữa nam châm vĩnh cửu và từ trường điện của các cuộn dây để làm Rotor quay sinh ra công cơ học

2.2. Khác nhau

– Cuộn dây tạo từ trường và nam châm vĩnh cửu được bố trí ở vị trí khác nhau động cơ không chổi than là trên Stator và động cơ có chổi than là Rotor

– Cách tạo ra từ trường để làm quay Rotor khác nhau vì bố trí cuộn dây từ trường và nam châm vĩnh cửu khác nhau

– Động cơ không chổi than luôn phải có một bộ điều khiển chuyên dụng phối hợp với cảm biến hall để điều khiển động cơ

3. So sánh ưu nhược điểm của hai loại động cơ

Động cơ không chổi than Động cơ có chổi than Ưu điểm – Hiệu suất cao 85-90%, vận hành nhẹ nhàng, êm ái dù ở vận tốc thấp hay cao.

– Do được kích từ nam châm vĩnh cửu nên giảm tổn hao đồng và sắt, đồng thời giảm hao tốn năng lượng.

– Có thể tăng tốc và giảm tốc trong thời gian ngắn.

– Tiết kiệm được chi phí bảo trì, thay thế chổi than và vành trượt.

– Độ bền động cơ (motor) cao hơn.

– Hiệu suất ổn định 75-80%.

– Cấu tạo đơn giản không cần bộ điều khiển riêng biệt cho động cơ như động cơ không chổi than.

– Bật tắt đơn giản với một công tắc

– Chi phí ban đầu rẻ.

Nhược điểm Giá thành động cơ cao hơn loại có chổi than khá nhiều, cảm biến Hall phải chế tạo riêng với từng loại sản phẩm. – Độ bền động cơ thấp hơn.

– Năng lượng thất thoát nhiều do sự ma sát giữ chổi than và roto khiến mài mòn cuộn dây.

– Phải thay thế bàn chải (chổi than) đã mòn sau một thời gian sử dụng.

4. Nên chọn động cơ chổi than hay động cơ không chổi than?

Như chúng tôi đã trình bày ở trên, các loại máy được trang bị động cơ không chổi than sẽ có mức giá thành thường cao hơn rất nhiều vì vậy không phải ai cũng có thể sử dụng.

Tuy nhiên, đối với loại máy có động cơ không chổi than lại luôn là sự lựa chọn ưu tiên đối với những ai có nguồn tài chính tốt và đang muốn tìm kiếm một sảng phẩm có động cơ hoạt động bền bỉ phù hợp với nhu cầu sử dụng liên tục với công suất lớn. Một chiếc máy có gắn loại động cơ không chổi than cũng sẽ giúp cho người dùng tiết kiệm được điện năng, mang lại hiệu suất làm việc cao hơn mà một chiếc máy với động cơ có chổi than không thể thay thế được.

Trong khi đó, các sản phẩm sử dụng động cơ chổi than lại được ứng dụng phổ biến hơn trong các loại máy móc đang sử dụng hằng ngày, đối với những thiết bị không phải thường xuyên hoạt động với công suất quá lớn thì việc sở hữu một sản phẩm mang động cơ ổn định như vậy cũng đã đủ.

Vừa rồi là toàn bộ thông tin về động cơ chổi than và động cơ không chổi than cùng phần so sánh sự giống, khác nhau, ưu nhược điểm giữa hai động cơ trên. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn và hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo!

Động cơ không chổi than hoạt động thế nào?

Nguyên lí hoạt động. Động cơ không chổi than - Brushless Direct Current (BLDC) là loại động cơ được hoạt động dựa vào từ trường vĩnh cữu và cảm biến xác định vị trí, không sử dụng chổi than (bàn chải) giúp triệt tiêu ma sát, giảm tiếng ồn cho động cơ máy vận hành êm ái, sử dụng tiết kiệm điện.

Động cơ BLDC là loại động cơ gì?

Động cơ dòng điện một chiều không chổi than (BLDC) là một loại động cơ điện sử dụng nam châm điện để tạo ra điện. Các nam châm được đặt bên trong rôto, quay xung quanh ở một vị trí cố định trên trục của nó. Khi điều này xảy ra, nó tạo ra một từ trường di chuyển qua lại qua các dây được gắn vào mỗi cực của nam châm.

Động cơ không chổi than 1000KV là gì?

Động cơ A2212 1000KV là động cơ điện DC không chổi than (động cơ BLDC) còn được gọi là động cơ chuyển mạch điện tử. Động cơ này được cấu tạo với một rôto nam châm vĩnh cửu và các cực của stato quấn dây.

Động cơ chơi thân là động cơ gì?

Động cơ chổi than là động cơ có cuộn dây nằm trên rotor, hoạt động dựa trên cơ chế tiếp xúc giữa cổ góp và chổi than, nhờ đó cung cấp điện vào cuộn dây.