So sánh giá trị sản xuất trong kỳ năm 2024

Giá thành sản xuất là cơ sở để doanh nghiệp xác định giá thành sản phẩm, đồng thời nó cũng là dữ liệu để doanh nghiệp hạch toán chi phí, tính toán lợi nhuận. Vậy hãy cùng tìm hiểu khái niệm, phân loại và quy trình tính giá thành sản xuất như thế nào? Tất cả câu hỏi sẽ được PMS giải đáp qua bài viết này.

So sánh giá trị sản xuất trong kỳ năm 2024

Mục lục

Giá thành sản xuất là tổng chi phí về nhân lực, vật lực mà một doanh nghiệp phải chịu để tạo ra sản phẩm cụ thể trong điều kiện bình thường.

Giá thành sản xuất sẽ được cấu thành từ 3 khoản chi phí sau, bao gồm:

  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là chi phí mà doanh nghiệp phải chi trả để mua các nguyên vật liệu trực tiếp liên quan đến việc sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
  • Chi phí nhân công trực tiếp: Liên quan đến việc trả lương cho lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm.
  • Chi phí sản xuất chung: Chi phí này trực tiếp liên quan đến đơn vị sản phẩm cụ thể nhưng doanh nghiệp vẫn phải chịu trong quá trình sản xuất như chi phí thuê mặt bằng, chi phí bảo trì thiết bị, chi phí điện nước, khấu hao,…

So sánh giá trị sản xuất trong kỳ năm 2024

2. Phân loại giá thành sản xuất

2.1 Giá thành định mức

Giá thành định mức là phương pháp tính toán giá thành dựa trên việc xác định một lượng tiêu chuẩn (đơn vị định mức) cần thiết của nguyên vật liệu, lao động cùng các yếu tố sản xuất khác để sản xuất một đơn vị sản phẩm.

Các đơn vị định mức thường được xác định trước, dựa trên kinh nghiệm, phân tích công việc, dữ liệu sản xuất.

Phân loại này giúp dự đoán và kiểm soát chi phí sản xuất một cách chặt chẽ bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn định mức. Song song với đó là cơ sở để so sánh giữa chi phí thực tế và chi phí đặt ra mục tiêu.

2.2 Giá thành kế hoạch

Giá thành kế hoạch dựa trên việc xác định chi phí sản xuất và sản lượng dự kiến. Giá thành kế hoạch tập trung vào việc dự đoán và lập kế hoạch về chi phí sản xuất trong tương lai.

Các chi phí được ước lượng dựa trên các kế hoạch sản xuất và tiêu thụ nguyên vật liệu, nhân công,… hỗ trợ doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch tài chính và quản lý nguồn lực.

2.3 Giá thành thực tế

Là giá thành tập trung vào việc xác định chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chịu trong quá trình sản xuất, bao gồm cả chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công,… Để tính toán được giá thành thực tế, cần chờ đến khi quá trình sản xuất hoàn thành trong một khoảng thời gian được ấn định. Đây được xem là chỉ số kinh tế tổng hợp nhằm xác định hiệu suất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Mục đích chính của giá thành thực tế là để so sánh với giá thành định mức, từ đó tìm ra sự chênh lệch và hiểu rõ bản chất của chúng, có thể liên quan đến giá cả, năng suất,…

2.4 Giá thành toàn bộ

Giá thành toàn bộ bao gồm chi phí liên quan đến việc giá thành mua nguyên vật liệu và thành phẩm cần thiết, số tiền trả cho người lao động tham gia vào quá trình sản xuất, chi phí cố định (tiền thuê nhà xưởng, tiền bảo hiểm, tiền mua thiết bị,…) và chi phí biến động (phí hoa hồng,…). Tổng hợp tất cả các thành phần trên để tính toán giá thành toàn bộ của sản phẩm.

So sánh giá trị sản xuất trong kỳ năm 2024

\>> Xem thêm: WIP là gì? Vai trò và công thức tính WIP trong sản xuất

3. Các phương pháp tính giá thành sản xuất phổ biến nhất

Có rất nhiều phương pháp tính giá thành sản xuất phổ biến hiện nay. Tùy thuộc vào sản phẩm, đặc điểm và yêu cầu của doanh nghiệp có thể chọn các phương pháp dưới đây:

  • Phương pháp trực tiếp: Sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp sản xuất đơn giản, có quy trình sản xuất ngắn gọn, sản phẩm ít chủng loại, khối lượng sản xuất lớn, sản phẩm dở dang ít hoặc không có.
  • Phương pháp tính giá thành theo hệ số: Ứng dụng phổ biến trong các doanh nghiệp sản xuất có quy trình sản xuất phức tạp, sản phẩm nhiều chủng loại, khối lượng sản xuất lớn, sản phẩm dở dang nhiều.
  • Phương pháp loại trừ chi phí: Đây là phương pháp tính dựa trên nguyên tắc loại trừ chi phí sản xuất không liên quan đến sản phẩm chính để tính giá thành sản phẩm chính.
  • Phương pháp tổng cộng chi phí: Tính giá thành dựa trên việc tổng hợp tất cả các chi phí sản xuất, bao gồm cả chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.
  • Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ: Dùng cho doanh nghiệp có quy trình sản xuất từ một nguyên vật liệu nhưng lại cho ra nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau.
  • Phương pháp tính theo định mức: Thích hợp với những doanh nghiệp có định mức kinh tế ổn định và kỹ thuật hoàn chỉnh.
  • Phương pháp liên hợp: Đây là lựa chọn thích hợp cho các doanh nghiệp có tổ chức sản xuất phức tạp, quy trình công nghệ đa dạng, đặc điểm của sản phẩm yêu cầu việc tính giá phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.

So sánh giá trị sản xuất trong kỳ năm 2024

\>> Xem thêm: Ví dụ về giảm chi phí sản xuất

4. Cách tính giá thành sản xuất

4.1 Công thức tính

Giá thành đơn vị sản xuất = Tổng giá thành sản phẩm đã hoàn thành / Tổng số lượng sản phẩm đã hoàn thành

Trong đó:

(Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ công + chi phí sản xuất trong kỳ) – (giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ) = Tổng giá thành sản phẩm đã hoàn thành

Sản phẩm dở dang cuối kỳ là những sản phẩm chưa hoàn thiện đến công đoạn cuối.

4.2 Quy trình tính giá thành sản xuất

  • Bước 1: Xác định các yếu tố chi phí

Mục đích chính là tạo ra một cái nhìn tổng quan về cấu trúc chi phí. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể biết được chi tiết từng thành phần chi phí, cung cấp dữ liệu và thông tin cho quá trình tính giá thành sản xuất.

  • Bước 2: Thu thập dữ liệu

Thu thập số liệu chi phí từ các nguồn khác nhau trong doanh nghiệp, bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí lao động, chi phí sản xuất chung.

  • Bước 3: Tính giá thành sản xuất theo công thức ở mục 4.1
  • Bước 4: Rà soát lại kết quả, hạng mục chi phí để đảm bảo chính xác tuyệt đối.

\>> Xem ngay: Công thức tính chi phí sản xuất chung

4.3 Ví dụ cụ thể

Ví dụ 1: Cách tính giá thành sản xuất theo phương pháp trực tiếp

Giả sử một doanh nghiệp sản xuất bánh mì với các chi phí sản xuất sau:

  • Chi phí nguyên vật liệu: 10.000 đồng/bánh
  • Chi phí nhân công: 5.000 đồng/bánh
  • Chi phí sản xuất chung: 2.000 đồng/bánh

Giá thành sản xuất của một chiếc bánh mì được tính như sau:

Giá thành sản xuất = Chi phí nguyên vật liệu + Chi phí nhân công + Chi phí sản xuất chung

\= 10.000 + 5.000 + 2.000

\= 17.000 đồng/bánh

Ví dụ 2: Tính giá thành sản xuất theo phương pháp phân loại chi phí

Giả sử một doanh nghiệp sản xuất ô tô với các chi phí sản xuất sau:

  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 50 triệu đồng
  • Chi phí nhân công trực tiếp: 30 triệu đồng
  • Chi phí sản xuất chung: 30 triệu đồng

Giá thành sản xuất của một chiếc ô tô được tính như sau:

Giá thành sản xuất = Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung

\= 50 triệu + 30 triệu + 30 triệu

\= 110 triệu đồng/chiếc

Trong đó:

  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm, chẳng hạn như chi phí thép, nhựa, cao su,…
  • Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí nhân công tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm, chẳng hạn như chi phí tiền lương, tiền thưởng của công nhân lắp ráp, sơn,…
  • Chi phí sản xuất chung là chi phí sản xuất không trực tiếp liên quan đến sản phẩm cụ thể, chẳng hạn như chi phí điện, nước, khấu hao thiết bị,…

Doanh nghiệp có thể lựa chọn phương pháp tính giá thành sản xuất phù hợp với quy trình sản xuất và đặc điểm của sản phẩm.