So sánh sách giáo khoa cũ và mới

So sánh giá sách giáo khoa chương trình mới và cũ là không tương đồng

[ĐCSVN] - Tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội ngày 25/5, chia sẻ về vấn đề giá sách giáo khoa tăng cao so với các năm trước, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng, nếu so với các bộ sách Nhà nước tổ chức trước đây mà nói tăng giá thì sự so sánh đấy là không tương đồng.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn. Ảnh: quochoi.vn

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, khi so sánh giá sách thì chúng ta so sánh giá sách tương đồng. Tức là so sánh giá các bộ sách được biên soạn mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhau. Ví dụ sách mới cho lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 7, lớp 10, tức là một hệ thống biên soạn mới, theo chủ trương của Quốc hội là xã hội hóa nhiều bộ sách.

Các loại sách này biên soạn với khổ lớn hơn, giấy tốt hơn. Quy trình từ biên soạn cho đến giới thiệu, thử nghiệm, phát hành là các doanh nghiệp hoàn toàn đảm nhiệm và kê khai giá với Bộ Tài chính.

Như giá thành các bộ sách lớp 3, lớp 7, lớp 10 của Nhà xuất bản Giáo dục năm nay là giảm được từ 10 - 15% so với các sách tương ứng mới của năm ngoái, trong khi giá thành vật liệu, nhiên liệu tăng lên.

“Còn nếu so với các bộ sách cũ thuộc Chương trình 2016 thì đấy là các sách mà Nhà nước đã bỏ tiền cho rất nhiều các khâu từ biên soạn, thẩm định. Tức là những phần đã được Nhà nước tổ chức trước đây theo hệ thống cũ, sách khổ nhỏ hơn, giấy xấu hơn. Bộ sách cũ giá thành dao động từ 50.000 đến hơn 100.000 đồng. Còn giá thành bộ sách mới dao động từ 200.000 - 300.000 đồng tùy từng loại sách”- Bộ trưởng Kim Sơn giải thích.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cũng cho hay, đối với Nhà xuất bản Giáo dục, Bộ đã chỉ đạo mỗi bản sách có dành 25.000 bản để phát cho học sinh ở các vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, con số này vẫn là ít. Do vậy, cần có các biện pháp khác. Bên cạnh đó, ngay khi sách chưa phát hành đã yêu cầu nhà xuất bản cung cấp file PDF lên các trang của nhà xuất bản để học sinh có thể lấy các file xuống một cách thuận tiện. Bộ trưởng GD&ĐT cũng cho biết, Bộ đang triển khai các giải pháp để đưa giá thành sách ở mức hợp lý nhất, thuận tiện cho người học.

Về thông tin trên mạng nói sách giáo khoa không dùng lại được, Bộ trưởng GD&ĐT khẳng định: Các sách theo bộ mới biên soạn hoàn toàn dùng lại được chứ không phải là sách dùng một lần.

Theo Bộ trưởng, chương trình thay sách làm theo hình thức cuốn chiếu, mỗi năm làm một vài cấp học nên mất nhiều năm mới thay xong. Cụ thể giai đoạn này thay lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 7, lớp 10, còn năm tới là lớp 4, lớp 8 và lớp 11. Như vậy, năm nào cũng có nhiệm vụ thay sách thì đương nhiên sách cũ sẽ không dùng được cho năm mới.

Nhưng những sách biên soạn mới là những sách hoàn toàn có thể dùng lại được và Bộ cũng đã chỉ đạo các trường tăng cường mua sách đưa vào các thư viện để học sinh có thể dùng nhiều lần./.

Mỹ Anh

TIN LIÊN QUAN

  • Ông Nguyễn Hồng Hiển giữ chức Chủ tịch HĐTV, Bí thư Đảng ủy TCT Viễn thông MobiFone
  • Hà Nội: Sớm vận hành hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai
  • “Vinh quang Tổ quốc Việt Nam”
  • Nhiều mô hình, tấm gương thi đua yêu nước có tác động lan tỏa trong cả nước
  • Khởi tố vụ án hình sự xảy ra tại Bộ GD&ĐT liên quan đến ra đề thi
  • Phát động Cuộc thi Xây dựng thiết bị dạy học số lần thứ nhất
  • Ra mắt Diễn đàn Đổi mới sáng tạo cụm khu vực Tây Nguyên

Sách giáo khoa lớp 1, lớp 6 của Nhà Xuất bản giáo dục Việt Nam. Ảnh: Internet.

Theo Bộ Tài chính, Luật Giá và các văn bản hướng dẫn có quy định giá sách giáo khoa do doanh nghiệp [các nhà xuất bản] tự xây dựng, tự chịu trách nhiệm về giá bán, thực hiện kê khai giá và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn, phù hợp của phương án giá sách giáo khoa đã kê khai với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tổ chức triển khai bộ sách giáo khoa mới theo chủ trương của Quốc hội, Chính phủ và các chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Năm học 2020-2021, đã có 5 bộ sách giáo khoa lớp 1 mới được Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định, cho phép các nhà xuất bản phát hành để học sinh, nhà trường sử dụng học tập, giảng dạy.

Để chuẩn bị cho năm học 2021-2022, vừa qua, các nhà xuất bản được phép phát hành sách giáo khoa đã thực hiện kê khai giá sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 mới về Bộ Tài chính [Cục Quản lý giá].

Trên cơ sở ý kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính đã có công văn đề nghị các Nhà xuất bản thực hiện kiểm soát, tiết giảm các chi phí trong cơ cấu giá thành sách giáo khoa để giảm giá sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 mới. Theo đó, các nhà xuất bản đã 3 lần kê khai lại giá sách giáo khoa, trong đó điều chỉnh giá giảm từ 3,3% - 9% đối với sách lớp 2 và 2,4% - 9% đối với sách lớp 6.

Tuy nhiên, khổ sách, số cuốn, số màu in các cuốn sách trong bộ sách mới đều cao hơn bộ sách cũ. Cùng với đó, số lượng cuốn sách giáo khoa trong bộ sách giáo khoa mới cũng cao hơn số lượng cuốn sách trong bộ sách giáo khoa cũ, số lượng màu in nhiều hơn, khổ sách rộng hơn... Đồng thời, do thực hiện xã hội hóa nên một số chi phí như chi phí bản thảo, chi phí nhuận bút lần đầu... không được ngân sách nhà nước hỗ trợ. Vì vậy, Bộ Tài chính khẳng định việc so sánh giá sách cũ với sách mới chưa thực sự tương đồng.

Theo Bộ Tài chính, sách giáo khoa là vật tư, thiết bị giáo dục thiết yếu, giá sách giáo khoa có tác động lớn đến xã hội, đặc biệt đối với học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn.

Chính vì vậy, thực hiện chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ về giá sách giáo khoa, Bộ Tài chính đang rà soát đánh giá tổng thể quá trình triển khai, thực hiện Luật Giá, trong đó tiếp tục đánh giá, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét bổ sung sách giáo khoa vào danh mục nhà nước định giá trong trường hợp cần thiết.

Bộ sách giáo khoa lớp 3, 7, 10 sử dụng trong năm học 2022 – 2023 đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.

Đây là năm thứ 3 chương trình mới được triển khai, học sinh các khối lớp [khối 1, 2, 3, 6, và 10] được học sách giáo khoa mới. Nhìn vào giá sách bán công khai, nhiều người không khỏi thắc mắc giá sách giáo khoa cũ và mới [cùng một nhà xuất bản] lại chênh nhau quá nhiều, vì sao không còn sự độc quyền trong phát hành nhưng giá sách giáo khoa vẫn cao?

Nhiều bài học được thiết kế như vở bài tập học sinh vẫn có thể làm vào sách [Ảnh tác giả]

Lý giải giá sách giáo khoa mới cao gấp 2, 3 lần sách giáo khoa cũ

Bộ sách giáo khoa cũ lớp 2 do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành có giá 53.000 đồng/bộ.

Tuy nhiên, bộ sách giáo khoa lớp 2 mới lại có giá từ 179.000 - 203.000 đồng/bộ; Sách lớp 6 cũ có giá là 99.000 đồng, sách giáo khoa mới lớp 6 từ 234.000 - 259.000 đồng/bộ; cao gấp 3-4 lần sách giáo khoa cũ.

Bộ sách giáo khoa lớp 3 chương trình 2006 [chưa bao gồm sách tiếng Anh] chỉ khoảng 60.000 đồng/bộ thì giá sách lớp 3 mới công bố là gần 210.000 đồng/bộ [cao hơn 300%].

Giá bộ sách giáo khoa lớp 7 chương trình 2006 [chưa bao gồm sách tiếng Anh có giá bìa là gần 120.000 đồng/bộ. Trong khi bộ sách giáo khoa mới cũng chưa bao gồm sách tiếng Anh là gần 210.000 đồng/bộ.

Lý giải về việc giá sách giáo khoa mới tăng cao hơn giá sách giáo khoa cũ nhiều lần, Bộ Tài chính thông tin:


Xót xa những bộ sách giáo khoa dùng một năm rồi bán giấy vụn

“…do thực hiện xã hội hóa nên một số chi phí như chi phí bản thảo, chi phí nhuận bút lần đầu... không được ngân sách Nhà nước hỗ trợ. Vì vậy việc so sánh giá sách cũ với sách mới chưa thực sự tương đồng”. [1]

Bộ Giáo dục cũng trả lời vấn đề này như sau: “khổ sách, số cuốn, số màu in các cuốn sách trong bộ sách mới đều cao hơn bộ sách cũ.

Cùng với đó, số lượng cuốn sách giáo khoa trong bộ sách giáo khoa mới [từ 10 -13 cuốn] cao hơn số lượng cuốn sách trong bộ sách giáo khoa cũ [6 -11 cuốn], số lượng màu in nhiều hơn [sách cũ 2-4 màu, sách mới tất cả 4 màu], khổ sách rộng hơn [sách cũ 14cmx24cm, sách mới 19cmx26.5cm]... [2]

Giá sách có đi cùng chất lượng?

Trước đây, trong cả nước mỗi khối lớp chỉ sử dụng chung một bộ sách giáo khoa. Dù là độc quyền sản xuất của một nhà xuất bản nhưng giá sách bán ra vẫn khá thấp.

Đã thế, sách giáo khoa được đóng một cách chắc chắn. Có bộ sách được các lứa học sinh dùng đi dùng lại đến hàng chục năm nhưng vẫn không mờ chữ, không bị bong tróc.

Sách giáo khoa mới học đã bung [Ảnh tác giả]

Cứ sau mỗi năm học, nhiều trường học đã tổ chức quyên góp sách giáo khoa cũ bổ sung vào tủ sách dùng chung để hỗ trợ học sinh nghèo.

Sách được chuyền tay nhiều học sinh nhưng học vẫn rất tốt. Thế nhưng hiện nay, mỗi khối lớp có ít nhất 3 bộ sách của nhiều nhà xuất bản để nhà trường tuyển lựa, không còn độc quyền. Thế nhưng không chỉ giá các bộ sách tăng cao mà chất lượng lại không đi cùng.

Những bộ sách được đóng không chắc chắn, có em học được vài tuần là xảy ra tình trạng bong tróc. Có em học một năm đã phải thay đến 2 bộ sách giáo khoa.

Nội dung của từng bộ sách vẫn thường xuyên bị bạn đọc nhặt sạn. Vì thế, xảy ra tình trạng chỉnh sửa sách nên học sinh cũng ít có cơ hội dùng lại sách cũ.

Ngoài ra, cuốn sách giáo khoa giáo dục thể chất học sinh không bao giờ dùng đến nhưng vẫn buộc phải mua [nhà sách bán nguyên bộ, không bán lẻ]. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng giá sách giáo khoa mới so với bộ sách giáo khoa cũ.

Sách giáo khoa cũng dùng một lần rồi bỏ?

Nếu sách giáo khoa hiện hành học sinh có thể chuyền tay lứa học sinh này đến này lứa học sinh khác để học thì sách giáo khoa mới vẫn xảy ra tình trạng dùng một lần là phải bỏ.

Có những bài học vẫn trình bày như một cuốn vở bài tập. Vì thế, học sinh khi học sẽ làm trực tiếp vào sách. Nhiều thầy cô giáo yêu cầu học sinh ghi viết chì để có thể cho lớp sau dùng lại. Tuy nhiên, có phụ huynh nói sách là do mình mua nên con cái họ có quyền ghi thẳng vào đó.

Vậy là, cuốn sách giáo khoa vài chục ngàn các em cũng chỉ có thể học được một năm là bỏ.

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương ngày 2/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cũng đã nhấn mạnh: “Sẽ không có chuyện sách giáo khoa dùng một năm rồi bỏ đi. Bộ Giáo dục và Đào tạo phải tiếp tục quán triệt điều này”. [3]

Tuy nhiên thực tế giảng dạy 2 năm nay người viết nhận thấy [kể từ khi thay sách giáo khoa lớp 1], sách giáo khoa mới vẫn chưa có thể dùng lại được. Năm đầu tiên thay sách lớp 1, tất cả các bộ sách đều dính sạn nên năm học kế tiếp phải bỏ đi những bộ sách ấy để chỉnh sửa lại.

Năm tiếp theo, nhiều cuốn sách mới học được vài tuần đầu đã xảy ra hiện tượng bong tróc. Nhiều bài học lại được thiết kế như vở bài tập nên học sinh có thể làm bài trực tiếp vào sách. Bởi thế, việc dùng lại những cuốn sách giáo khoa cho học sinh lứa sau vẫn còn bỏ ngỏ.

Bằng bài viết nhỏ này, hy vọng các nhà xuất bản sẽ lưu ý để những bộ sách giáo khoa đạt chất lượng hơn, để những học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn không còn lo thiếu sách học mỗi khi đến năm học mới.

Tài liệu tham khảo:

[1] //cand.com.vn/giao-duc/Vi-sao-gia-sach-giao-khoa-moi-cao-gap-3-4-lan-sach-cu-i601049/

[2] //ngayday.com/bo-giao-duc-tra-loi-vi-sao-gia-sach-giao-khoa-moi-cao-hon-sach-cu

[3] //giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/se-khong-co-chuyen-sach-giao-khoa-dung-mot-nam-roi-bo-di-post210555.gd?

[*] Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Thuận Phương

Video liên quan

Chủ Đề