So sánh suzuki satria và raider

Tại một số đại lý Suzuki ở Hà Nội, Raider R150 và Satria F150 bán thấp hơn giá đề xuất từ 1,5 triệu đến 2,5 triệu đồng, kéo dài chuỗi giảm giá sản phẩm từ tháng 1.

So sánh suzuki satria và raider

Satria F150 giảm giá tại đại lý ở Hà Nội - Ảnh: TUẤN MINH

Từng thực hiện chương trình giảm giá mạnh với một số dòng xe hồi tháng 1 như Gixxer, Intruder… để kích cầu, các đại lý Suzuki tiếp tục áp dụng ưu đãi giá với hai mẫu underbone Raider R150 và Satria F150.

Tại một số đại lý Suzuki ở Hà Nội, xe côn tay Raider R150 được chào bán từ 49,5 triệu đồng, thấp hơn mức 51 triệu đồng do hãng công bố. Trong khi đó, tư vấn bán hàng đưa ra mức 51 triệu đồng đối với mẫu Satria F150, thấp hơn đề xuất khoảng 2,5 triệu đồng.

Từng là dòng xe nhận được nhiều sự quan tâm của người dùng và có tham vọng cạnh tranh ngang ngửa với Yamaha Exciter hay Honda Winner, tuy nhiên Raider và Satria không tạo quá nhiều đột biến để thống trị phân khúc này. Giá xe thường được các đại lý bán thấp hơn mức đề xuất trong thời gian gần đây.

Theo giới quan sát, Raider và Satria có tập khách hàng khá đặc thù, bởi kiểu dáng khó dành cho số đông. Bên cạnh đó, so với đối thủ cạnh tranh, chi phí thay thế một số phụ tùng của xe có giá cao hơn.

So sánh suzuki satria và raider

Raider R150 đủ phiên bản và màu sắc tại đại lý - Ảnh: TUẤN MINH

Tại một đại lý ở Hà Nội, ở thời điểm có 4 khách hàng tham khảo và tìm mua xe, chỉ một người hỏi về Raider R150. Bên cạnh đó, hầu như các phiên bản và màu sắc của xe đều được trưng bày sẵn tại cửa hàng cho thấy dòng xe này khá kén khách tại các thành phố như Hà Nội.

Trong bối cảnh người dùng có xu hướng lựa chọn xe tay ga nhiều hơn tại các đô thị, những mẫu xe côn tay như Suzuki Raider R150, Satria F150 hay Yamaha Exciter, Honda Winner trở nên kén khách hơn. Những mẫu xe này đều được các đại lý hạ giá để hút khách. "Xe côn tay tại thành phố giờ khá khó bán, bởi phần đông người dùng lựa chọn xe tay ga", chủ một đại lý xe máy tại Hà Nội cho biết.

Raider R150 ra mắt thị trường Việt Nam lần đầu tiên từ cuối năm 2013.

Hiện tại, xe trang bị động cơ 150cc, DOHC, 4 thì, 4 van, làm mát bằng dung dịch, công suất 18,5 mã lực. Hộp số 6 cấp côn tay. Trong khi đó, Satria F150 là anh em "song sinh" của Raider R150, được nhập khẩu nguyên chiếc, bán chính hãng tại Việt Nam từ năm 2020. Thông số của hai mẫu xe côn tay này gần như tương tự nhau.

Câu hỏi mà nhiều người thắc mắc dạo gần đây là Raider và Satria có gì khác nhau, tại sao lại chọn Satria thay cho Raider và ngược lại. Hôm nay mình quyết định làm 1 bài so sánh để phần nào giúp các bạn tự trả lời thắc mắc trên và để hiểu rõ hơn về 2 mẫu xe này nhé!

Thông số kỹ thuật Raider và Satria

So sánh suzuki satria và raider
Cuộc chiến không hồi kết Raider SatriaĐộng cơ xylanh đơn 4 thì, DOHC 4 valve 4 thì, DOHC, 4 valve Hệ thống phun xăng Phun xăng điện tử Fi PGM-FI Mô-men xoắn 13.8Nm/8500 rpm 13.8 Nm/8500 rpm Công suất cực đại 13.6 kW / 10,000 vòng / phút 13.6 kW/10,000 vòng / phút Dung tích xy-lanh 147,3 cc 147,3 cc Hệ thống làm mát dung dịch dung dịch Hộp số 6 cấp 6 cấp Chiều dài tổng thể 1960mm 1960mm Khối lượng xe 109kg 109kg

So sánh Raider và Satria cái nhìn khách quan

Bảng thông số kỹ thuật cho thấy Satria nhập khẩu thực chất là Raider Fi tại Việt Nam. Tuy nhiên do thuế nhập khẩu nên giá bán của Satria có phần sẽ nhỉnh hơn so với Raider.

So sánh suzuki satria và raider
Cụm xi nhan trên Raider không được nhiều anh em ưa thích

Một điểm mà khá nhiều anh em không thích đó là cụm đèn xi nhan của Raider. Tuy nhiên, đây là vấn đề không khó để giải quyết. Chỉ cần thay lại phần đèn hậu và đưa cụm xi nhan vào bên trong đèn hậu và đèn pha trước.

Động cơ của 2 loại xe này là tương đồng về mọi mặt từ dung tích xi lanh, công suất cực đại cho đến mô men xoắn.

Về cơ bản các màu sơn thì Satria có màu sơn được yêu thích là màu đen nhám trong khi đó Raider được đánh giá cao khi vừa ra mắt lần đầu với màu trắng xanh đặc trưng.

So sánh suzuki satria và raider
Đèn hậu Satria được thiết kế gọn gàng đơn giản hơn

Điểm nổi bật hơn ở các phiên bản Raider Fi đó là được phân phối chính hãng bởi Suzuki Việt Nam nên khi mua Raider sẽ được bảo hành chính hãng. Trong khi Satria là dòng xe nhập khẩu tư nhân nên chỉ được bảo hành bởi đại lý bán xe. Không hưởng được các chính sách là chất lượng từ hãng.

Tuy nhiên bù lại đó là Satria được sử dụng các công nghệ lắp ráp của Indonesia với các chi tiết được lắp đặt và hoàn thiện kỹ càng hơn.

Có thể thấy Raider và Satria “mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười” rất ngang tài ngang sức. Từ thông số kỹ thuật cho đến giá bán cũng rất cạnh tranh, qua đó hẳn các bạn cũng tự trả lời được thắc mắc và đưa ra lựa chọn của bạn rồi đúng không nào! Chúc bạn chọn được chiếc xe ưng ý!