So sánh tin đồn và dư luận xã hội

Phân biệt dư luận xã hội và tin đồn

Dư luận xã hội là tập hợp ý kiến của các cá nhân, biểu thị trạng thái ý thức xã hội của cộng đồng người nào đó, là sự phán xét đánh giá của cộng đồng người ấy đối với các sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội có liên quan đến nhu cầu, lợi ích của họ trong một thời điểm nhất định.

Tin đồn là những thông tin được lan truyền từ người này qua người khác chủ yếu bằng truyền miệng. Ngoài cách truyền tin bằng miệng là chủ yếu, tin đồn còn lan truyền bằng thư, fax, tin nhắn… tin đồn là sản phẩm tâm lý xã hội, nó phụ thuộc nhiều vào trạng thái tâm lý của cá nhân người tiếp nhận và đưa tin. Tin đồn thường xuất hiện ở những nơi công tác thông tin kém. Do không có thông tin đầy đủ, do tính tò mò, người ta thường hay nghe tin đồn. Khi tin đồn lan truyền thì thông tin chính thức sẽ kém hiệu lực.
Giữa dư luận xã hội và tin đồn có sự giống nhau tương đối như sau: Đều là những kết cấu tinh thần, tâm lý đặc trưng cho những nhóm xã hội nhất định. Trong cấu trúc của chúng đều có cả thành phần trí tuệ lẫn cảm xúc và ý chí; có vẻ chung nguồn gốc. Từ một sự việc, sự kiện ban đầu có liên quan đến lợi ích, cảm xúc của một số người được tổ chức lại theo những quy luật tâm lý – xã hội nhất định. Các yếu tố như nhu cầu, lợi ích của cá nhân, nhóm xã hội, giai cấp chi phối rất mạnh mẽ quá trình hình thành dư luận xã hội và tin đồn; đều lan truyền nhanh và dễ biến dạng. Trên thực tế, có một số tin đồn được chuyển thành dư luận xã hội.
Dư luận xã hội và tin đồn có những khác nhau căn bản dựa theo các tiêu chí: về nguồn gốc, về cơ chế hình thành, về phương thức lan truyền, về bản chất.
Về nguồn gốc: Tin đồn xuất phát từ sự kiện có thật bị làm méo mó đi, thật một phần hoặc hoàn toàn do chủ thể truyền tin bịa đặt, tưởng tượng ra, mức độ sự thật rất ít. Dư luận xã hội xuất phát từ sự kiện có thật, mức độ sự thật nhiều hơn.
Về cơ chế hình thành: Tin đồn bị nhào lặn hoặc bị bóp méo bởi khuynh hướng cá nhân người truyền tin, mang nặng màu sắc chủ quan của chủ thể truyền tin. Dư luận xã hội được hình thành thông qua giao tiếp, trao đổi, tranh luận giữa các cá nhân trong cộng đồng. Quan điểm cá nhân chỉ là một ý kiến trong ý kiến chung.
Về phương thức lan truyền: Tin đồn truyền đi bằng miệng là chính, theo con đường không chính thức, bí mật, ngầm ẩn. Dư luân xã hội lan truyền bằng lời nói và chữ viết, chính thức và không chính thức, công khai và bí mật.
Về bản chất: Tin đồn chỉ là thông tin đơn thuần về sự việc, hiện tượng theo lối mô tả, kể lại, chứa đựng nhiều thiên kiến. Dư luận xã hội là sự phán xét đánh giá biểu thị thái độ đồng tình hay phản đối của cộng đồng đối với sự kiện, hiện tượng./.
Trần Năng

Rumor là gì? Tin đồn là gì? Phân biệt dư luận xã hội và tin đồn

22 Tháng Sáu, 2021 by Hoangcuc

Rumor là gì? Đây là một từ tiếng Anh; khi dịch sang tiếng Việt thì nó có nghĩa là tin đồn. Vậy tin đồn là gì? Giữa tin đồn và dư luận xã hội có những điểm gì khác biệt nhau? Cùng khám phá qua bài viết dưới đây của maynenkhikhongdau.net nhé!

Tóm tắt

  • Rumor là gì?
  • Dư luận xã hội là gì?
  • Phân biệt dư luận xã hội và tin đồn
  • Hiện tượng xã hội là gì?

1. Khái niệm dư luận xã hội:

1.1. Định nghĩa dư luận xã hội

Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến thái độ có tính chất phán xét, đánh giá của các nhóm xã hội hay của xã hội nói chung trước những vấn đề mang tính thời sự có liên quan đến lợi ích chung, thu hút được sự quan tâm của nhiều người và được thể hiện trong các nhận định và hành động thực tiễn của họ.

1.2. Đối tượng của dư luận xã hội

Đối tượng của dư luận xã hội không phải là mọi thực tế xã hội nói chung mà chỉ là những vấn đề được cộng đồng xã hội quan tâm tới vì nó có liên quan tới các nhu cầu lợi ích về vật chất hay về tinh thần của họ. Không phải bất cứ một sự kiện, hiện tượng nào cũng trở thành dư luận xã hội mà chỉ có các sự kiện hiện tượng xã hội có tính thời sự, cập nhật trình độ hiểu biết của công chúng, được công chúng quan tâm mới có khả năng trở thành đối tượng của dư luận xã hội.

Dư luận xã hội chỉ nảy sinh khi có những vấn đề có ý nghĩa xã hội đụng chạm đến lợi ích chung của cộng đồng xã hội, có tầm quan trọng và có tính cấp bách, đòi hỏi phải có ý kiến phán xét, đánh giá và đưa ra những phương hướng cụ thể. Đó có thể là vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, hay đạo đức.

1.3. Chủ thể của dư luận xã hội:

Chủ thể của dư luận xã hội là cộng đồng người hay nhóm người mang dư luận xã hội. Dư luận xã hội bao gồm mọi luồng ý kiến của đa số cũng như ý kiến của thiểu số. Chủ thể của dư luận xã hội có thể là tập hợp những người thuộc các giai cấp, tầng lớp khác nhau, thậm chí đối lập nhau về lợi ích mà nền tảng gắn kết họ lại với nhau lại là những đặc điểm tâm lí, nhận thức chung giữa họ.

1.4. Phân biệt dư luận xã hội với tin đồn:

Tin đồn cũng là một hiện tượng tâm lý xã hội. Nhưng tin đồn khác với dư luận xã hội ở chỗ tin đồn không phải là sản phẩm của tư duy phán xét của các nhân mang nó. Mà tin đồn “chỉ là tin tức về sự việc, sự kiện, hay hiện tượng có thể có thật, có thể không có thật hoặc chỉ có một phần sự thật được lan truyền từ người này sang người khác”.

Tin đồn là dạng thông tin không chính thức, chưa được kiểm chứng về sự trung thực và do đó chủ thể của tin đồn không được rõ ràng. Ngược lại, dư luận xã hội là sản phẩm của tư duy phán xét của cá nhân mang nó. Tin đồn có thể chuyển hóa thành dư luận xã hội khi trên cơ sở của tin đồn người ta đưa ra những phán xét bày tỏ thái độ của mình; khi thông tin được kiểm chứng và các nhóm xã hội có thể được tiếp cận với nguồn thông tin, trao đổi, bày tỏ ý kiến của mình thông qua con đường công khai.

Ví dụ từ tin đồn xã X chính quyềnnhận hối lộ phát triển lên thành dư luận xã hội. Nếu được giải quyết tốt thì kẻ nhận hối lộ bị nghiêm trị, tình hình ổn định và ngược lại nếu giải quyết không tốt sẽ làm tình hình lại càng trở nên phức tạp hơn.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

Xem thêm: Đánh giá về dư luận xã hội? Chức năng của dư luận xã hội?

VẤN ĐỀ TIN ĐỒN TRONG NGHIÊN CỨU DƯ LUẬN XÃ HỘI: GỢI MỞ HƯỚNG ỨNG XỬ VỚI TIN ĐỒN TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY

  • Phan Tân Tân

Tóm tắt

Dư luận xã hội và tin đồn là hiện tượng tâm lý xã hội không thể thiếu trong đời sống hiện nay. Tuy nhiên, trong học thuật, tin đồn hiếm được nhắc đến và nghiên cứu một cách bài bản như dư luận xã hội. Trong thực tế, những thiệt hại do tin đồn mang lại đã xảy ra ở nhiều quốc gia và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Nghiên cứu, phân biệt dư luận xã hội và tin đồn nhằm định hướng dư luận lành mạnh trong xã hội, bác bỏ tin đồn thất thiệt gây bất ổn là yêu cầu cấp thiết trong tình hình hiện nay.
  • PDF
điểm / đánh giá
Phát hành ngày
2018-06-07
In ra
Tập. 4 Số. 200 [2015]
Chuyên mục
KINH TẾ HỌC

Video liên quan

Chủ Đề