So sánh viên chức và công chức năm 2024

Công chức và viên chức đều phải là công dân Việt Nam nhưng có điểm khác ở hình thức tuyển dụng và hưởng mức lương khác nhau.

Theo Luật Công chức, viên chức định nghĩa, Công chức là người làm việc trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở các cấp Trung ương, tỉnh, huyện, quận, thị xã.

Ngoài ra, công chức còn là người làm việc trong các cơ quan, đơn vị của quân đội Nhân dân, Công an nhân dân và không phải trường hợp là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

Còn viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc.

Về tiền lương, công chức được ngân sách nhà nước chi trả, còn tiền lương của viên chức thì được nhận từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

Cách tính tiền lương công chức nay dựa vào hệ số áp dụng với từng đối tượng công chức khác nhau và đang được thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 3 Thông tư 04/2019/TT-BNV.

Cụ thể mức tiền lương = Mức lương cơ sở x hệ số lương hiện hưởng.

Trong đó: Mức lương cơ sở hiện nay đang được áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng. Mức này được dùng làm căn cứ để tính lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và hực hiện các chế độ khác; tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí, các khoản trích và các chế độ khác.

Hệ số lương hiện hưởng được tính dựa trên vị trí việc làm. Mỗi công chức có một vị trí việc làm riêng và mỗi vị trí đó lại được Chính phủ áp dụng theo một hệ số lương riêng phù hợp với tính chất công việc của từng vị trí đó.

Như vậy, hiện nay, tiền lương công chức được tính dựa vào hệ số lương [cố định cho từng đối tượng] và mức lương cơ sở.

Tiền lương của viên chức cũng được tính dựa trên hệ số như trên, nhưng lương của viên chức ở đơn vị sự nghiệp có thể được tăng thêm nếu đơn vị có doanh thu tốt.

Hiện nay, các đơn vị sự nghiệp công lập đó là: Bệnh viện; trường học; các viện nghiên cứu, các tờ báo... Đây là các đơn vị thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, trong đó chủ yếu là các cơ quan nhà nước.

Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về việc thực hiện các nhiệm vụ, tài chính, tổ chức về bộ máy, nhân sự, tuy nhiên cơ chế trả lương sẽ có khác biệt khi có cơ chế tích lũy quỹ lương tăng thêm.

Công chức, viên chức vẫn là hai đối tượng bị nhiều người nhầm lẫn. Vậy công chức khác viên chức như thế nào? Dưới đây là các tiêu chí dễ dàng phân biệt hai đối tượng này.

Công chức, viên chức là gì?

Để xác định công chức khác viên chức ở điểm nào trước hết cần xét đến định nghĩa công chức là gì, viên chức là gì. Theo đó, công chức được định nghĩa cụ thể tại khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức, viên chức năm 2019 [gọi tắt là Luật sửa đổi năm 2019] như sau:

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước

Theo đó, công chức là người đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Là công dân Việt Nam.

- Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức danh, trong biên chế.

- Được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

- Nơi làm việc: Cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chinh trị, xã hội ở các cấp; trong quân đội nhưng không phải sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong công an nhưng không phải sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an.

Trong khi đó, viên chức lại được Luật Viên chức năm 2010 điều chỉnh và định nghĩa cụ thể tại Điều 2 như sau:

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Theo định nghĩa này, viên chức là người có các đặc điểm sau đây;

- Là công dân Việt Nam.

- Được tuyển dụng theo vị trí việc làm; làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc.

- Được hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

- Nơi làm việc: Đơn vị sự nghiệp công lập.

Như vậy, căn cứ vào hai định nghĩa này hoàn toàn có thể khẳng định công chức khác viên chức nhưng vẫn có một số điểm giống nhau khiến nhiều người nhầm lẫn hai đối tượng này gồm:

- Đều là công dân Việt Nam, có độ tuổi từ đủ 18 trở lên, có đầy đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ.

- Có đơn đăng ký dự tuyển kèm theo lý lịch rõ ràng…

Công chức khác viên chức thế nào?

Ngoài những điểm chung nêu trên thì công chức khác viên chức rất nhiều. Trong đó, có thể kể đến:

Tiêu chí

Công chức

Viên chức

Căn cứ

Luật Cán bộ công chức năm 2008, sửa đổi năm 2019

Luật Viên chức

Cách thức tuyển dụng

- Tuyển dụng

- Bổ nhiệm

Tuyển dụng

Phân loại

Ngạch:

- Loại A: Ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương

- Loại B: Ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương

- Loại C: Ngạch chuyên viên hoặc tương đương

- Loại D: Ngạch cán sự hoặc tương đương và nhân viên

- Loại khác

Chức danh nghề nghiệp. Mỗi chức danh nghề nghiệp lại phân theo các hạng với các điều kiện, xếp lương khác nhau. Thông thường, các chức danh hiện nay sẽ được chia thành 4 hạng: Hạng I, hạng II, hạng III và hạng IV.

Địa điểm làm việc

- Cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở các cấp gồm Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.

- Cơ quan, đơn vị Quân đội [không phải sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng];

- Cơ quan, đơn vị Công an [không phải sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an].

Viên chức khác gì số với công chức?

– Công chức phải là người Việt Nam, trở thành công chức theo hình thức tuyển dụng, bổ nhiệm và giữ chức danh theo nhiệm kỳ. – Viên chức phải là công dân Việt Nam, trở thành viên chức thông qua hình thức tuyển dụng vào vị trí việc làm.

Công chức lương bao nhiêu?

Theo bảng lương này, tiền lương công chức thấp nhất là 2.430.000 đồng/tháng [tương ứng với hệ số 1.35 của công chức loại C] và tiền lương công chức cao nhất là 14.400.000 đồng/tháng [tương ứng hệ số lương 8.00 của công chức loại A3 nhóm 1].

Công chức hưởng lương từ đầu?

Công chức là người do bầu cử, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Công chức là công dân Việt Nam, trong biên chế, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Thi công chức viên chức là gì?

Thi công chức là quá trình chọn lọc, đánh giá và tuyển chọn những ứng viên đáp ứng tiêu chuẩn để làm việc tại các cơ quan, bộ máy nhà nước và các tổ chức khác. Sau khi thi công chức đỗ và đáp ứng đủ tiêu chuẩn, họ sẽ được vào biên chế và từ đó nhận lương từ ngân sách nhà nước theo quy định.

Chủ Đề