Sóc trăng có bao nhiêu doanh nghiệp trên địa bàn năm 2024

Tham dự buổi gặp mặt có bà Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Trần Văn Lâu -Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại TPHCM Ngụy Hoa Tường, cùng khoảng 50 doanh nghiệp Trung Quốc và lãnh đạo cùng một số doanh nghiệp tiêu biểu của tỉnh Sóc Trăng.

Quang cảnh buổi gặp mặt

Tại buổi gặp gỡ, lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng giới thiệu về tiềm năng, lợi thế và định hướng thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh. Theo quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long và quy hoạch tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Sóc Trăng đang hội tụ nhiều lợi thế cạnh tranh, điều kiện thuận lợi để thu hút, triển khai các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh.

Với lợi thế 72km bờ biển, Sóc Trăng có tiềm năng phát triển kinh tế biển và ven biển. Quy mô nền kinh tế [GRDP] của tỉnh hiện nay khoảng 3 tỷ USD. Khu vực I chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, chiếm 41%, khu vực II chiếm 15%, khu vực III chiếm 40%. Tỉnh đang tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp với động lực chính là Cảng biển nước sâu Trần Đề.

Ông Trần Văn Lâu – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng phát biểu tại buổi gặp mặt.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, ông Trần Văn Lâu – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho rằng, thông qua buổi gặp gỡ đã giúp tỉnh giới thiệu về tiềm năng, lợi thế và định hướng thu hút đầu tư trong thời gian tới đến các doanh nghiệp nghiên cứu, tìm kiếm cơ hội phát triển tại địa phương. Doanh nghiệp hai bên đã có cơ hội tiếp xúc, trao đổi ý kiến và thảo luận về những vấn đề quan trọng trong quá trình hợp tác kinh doanh.

Đồng thời cũng là cơ hội để các doanh nghiệp Sóc Trăng học hỏi kinh nghiệm và tìm kiếm cơ hội phát triển với đối tác mới. Doanh nghiệp hai bên đã nhìn nhận được tiềm năng hợp tác mà giữa hai bên có thể mang lại.

“Với phương châm mến khách, thấu hiểu đối tác, mong muốn hợp tác phát triển bền vững tỉnh Sóc Trăng luôn hoan nghênh chào đón, cam kết sát cánh, đồng hành và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất trên địa bàn tỉnh”, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng nhấn mạnh.

Chiều ngày 19/1, tại Chi cục Hải quan Sóc Trăng, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh tổ chức Hội nghị nhà đầu tư, doanh nghiệp Khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng, nhằm tổng kết, đánh giá tình hình đầu tư và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các khu công nghiệp năm 2023; triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2024; định hướng phát triển hệ thống khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh đến năm 2030.

Khu Công nghiệp An Nghiệp tỉnh Sóc Trăng hiện có 50 doanh nghiệp đầu tư, thực hiện 64 dự án sản xuất, kinh doanh, với tổng vốn đăng ký đầu tư là 8.771 tỷ đồng [trong đó vốn FDI là 2.207 tỷ đồng].

Trong năm 2023, dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đã tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp là 14.300 tỷ đồng, chiếm 54% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Xuất khẩu hàng công nghiệp đạt 656 triệu USD, đóng góp 44% giá trị xuất khẩu cho toàn tỉnh. Giải quyết việc làm ổn định cho trên 20.000 lao động. Đóng góp hơn 17,5% cho ngân sách tỉnh [khoảng 786,5 tỷ đồng]. Nhiều doanh nghiệp tích cực tham gia hoạt động an sinh xã hội…

Tại hội nghị, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng thông tin đến các nhà đầu tư, doanh nghiệp về định hướng phát triển hệ thống khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, gồm các khu công nghiệp: An Nghiệp [mở rộng], Trần Đề, Sông Hậu, Đại Ngãi, Mỹ Thanh, Trần Đề 2, Đại Ngãi 2, Khánh Hòa, Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Phú Mỹ, Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Trần Đề. Đồng thời thông tin những lĩnh vực, ngành nghề thu hút đầu tư vào Khu Công nghiệp Trần Đề.

Phát biểu kết luận hội nghị, ông Lâm Hoàng Nghiệp - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sóc Trăng biểu dương những kết quả, thành tích đạt được của các doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp An Nghiệp trong năm 2023. Qua đây cũng ghi nhận các kiến nghị, đề xuất của nhà đầu tư, doanh nghiệp tại hội nghị và đề nghị các sở, ngành tiếp thu, tổng hợp các ý kiến của doanh nghiệp; khẩn trương giải quyết hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền giải quyết một cách cụ thể, thỏa đáng, đúng pháp luật. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh và các cơ quan hữu quan thực hiện tốt hơn nữa việc hỗ trợ đối với hoạt động đầu tư xây dựng; hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Tiếp tục giải quyết nhanh chóng các vấn đề liên quan về thủ tục đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường, thuế… theo quy định.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sóc Trăng đề nghị, nhà đầu tư, doanh nghiệp tích cực phối hợp cùng chính quyền địa phương thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh. Có giải pháp, kế hoạch đầu tư, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm theo phương châm thích ứng, phù hợp với tình hình, điều kiện của thế giới, của đất nước và tỉnh hiện nay. Trong quá trình hoạt động đầu tư, xây dựng và sản xuất, kinh doanh cần tuân thủ thực hiện tốt các quy định pháp luật của Nhà nước và các định chế thương mại quốc tế, đảm bảo hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh phát triển bền vững, hiệu quả… Về phía UBND tỉnh Sóc Trăng sẽ tiếp tục quan tâm chỉ đạo, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tổ chức thực hiện tốt hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh tại tỉnh Sóc Trăng.

Dịp này, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng tặng giấy khen cho 26 doanh nghiệp trong khu công nghiệp có thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sóc Trăng năm 2023.

Sóc Trăng có bao nhiêu khu công nghiệp?

Tỉnh Sóc Trăng đã thành lập 2 khu công nghiệp [KCN], gồm KCN An Nghiệp và KCN Trần Đề. KCN An Nghiệp [tọa lạc tại xã An Hiệp, xã Phú Tân, huyện Châu Thành và phường 7, TP. Sóc Trăng] có tổng diện tích 243 ha, đi vào hoạt động từ năm 2005.

Sóc Trăng là dân tộc gì?

Ở Sóc Trăng, ngoài người Kinh chiếm tỷ lệ khoảng 65,28% dân số còn có nhiều dân tộc khác cùng chung sống, trong đó người Khmer chiếm 28,9%, người Hoa chiếm 5,9%. Thêm vào đó còn có người Nùng, Thái, Chăm...

Thành phố Sóc Trăng có bao nhiêu huyện?

Tỉnh Sóc Trăng có 7 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm thị xã Sóc Trăng [tỉnh lỵ] và 6 huyện: Kế Sách, Long Phú, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Thạnh Trị, Vĩnh Châu. Ngày 11 tháng 1 năm 2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 04/2002/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Long Phú để thành lập huyện Cù Lao Dung.

Thành phố Sóc Trăng có bao nhiêu đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc?

Thành phố Sóc Trăng có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 10 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10.

Chủ Đề