Sự phân hóa kinh tế của các nước châu á năm 2024

Điều này được lý giải là châu Á với các nền tảng vĩ mô kinh tế vững chắc, hội nhập thương mại mạnh mẽ, trong đó Trung Quốc là đầu tàu. Đây cũng là châu lục có dân số tăng nhanh. Dự báo, đến năm 2030, châu Á sẽ có thêm 410 triệu dân, chiếm 50% tổng dân số toàn cầu.

Tỉ lệ đô thị hóa của châu Á cũng cao, tới 40% (các nước phát triển có tỉ lệ từ 80 đến 90%). Sự phát triển các trung tâm đô thị sẽ thúc đẩy mạnh mẽ các ngành công nghiệp, dịch vụ và mức chi tiêu dùng. Đó là những động lực thúc đẩy tăng trưởng.

Sự năng động của khu vực châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục thể hiện trong năm 2018 với tỉ lệ tăng trưởng có thể lên tới 5,4%, cao hơn mức tăng trưởng chung của nền kinh tế giới (3,7%) cũng như tất cả các khu vực kinh tế khác.

Nhật báo Le Monde (Pháp) số ra đầu năm 2018 nhận định châu Á làm thay đổi trật tự kinh tế thế giới. Trong khi đó, Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh của Anh (CEBR) cho hay từ nay đến năm 2032, Hàn Quốc và Indonesia sẽ nằm trong nhóm 10 nền kinh tế hàng đầu. Trong khi đó, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Philippines và Pakistan sẽ trong TOP 25.

Một so sánh khác rất ấn tượng là Ấn Độ sẽ đứng hàng thứ 5 trong số các cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới, vượt cả Pháp và Anh...

Trường hợp Hàn Quốc là một thí dụ. Để tiếp tục là nền kinh tế đứng hàng thứ 4 châu Á, Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Kim Hyun-chong hôm 5/4 đã công bố “Chính sách thương mại mới" của Hàn Quốc, trong đó tập trung mở rộng các thị trường buôn bán và tham gia các khối thương mại lớn để thúc đẩy xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á này.

Trên thực tế, Hàn Quốc đã trở thành nhà xuất khẩu lớn thứ sáu thế giới trong năm 2017. Hàng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và Mỹ chiếm 36,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc.

Hàn Quốc đã tìm cách đa dạng hóa thị trường xuất khẩu trong bối cảnh thị trường quan ngại về các động thái bảo hộ thương mại và căng thẳng thương mại gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, hai đối tác thương mại lớn của Hàn Quốc.

Ông Julien Marcilly, chuyên gia kinh tế thuộc cơ quan bảo hiểm xuất khẩu Pháp Coface, nhận định “các trung tâm quyền lực kinh tế có xu hướng di chuyển rõ nét về châu Á. Đó là điều chắc chắn. Còn trọng lượng kinh tế các nước phát triển sẽ giảm dần”.

Cùng quan điểm và nhận định nói trên, trong báo cáo mang tựa đề "Báo cáo hằng năm về sức cạnh trạnh của châu Á năm 2018" công bố tại cuộc họp báo trong khuôn khổ hội nghị thường niên của Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) 2018 diễn ra từ ngày 8-11/4 tại Hải Nam (Trung Quốc) đã nhấn mạnh đến vai trò "chèo lái" quan trọng của kinh tế châu Á đối với sự phát triển kinh tế toàn cầu. Báo cáo khẳng định các yếu tố về tăng trưởng bên ngoài được tăng cường, đà chuyển động bên trong và sự hợp tác sâu rộng giữa các thị trường gắn kết về kinh tế chính là xung lực thúc đẩy sự phát triển trong tương lai của châu Á.

Báo cáo đánh giá tiến trình hội nhập kinh tế châu Á đã đạt được nhiều tiến bộ nhanh chóng và việc phối hợp thực hiện chiến lược phát triển thị trường quốc tế chung giữa các nền kinh tế sẽ tiếp tục mang đến nhiều lợi thế phát triển, cũng như đảm bảo các nền kinh tế châu Á có liên quan có được sự ổn định hơn và phát triển tốt trong tương lai.

Tất nhiên, để giải quyết tốt bài toán về tăng trưởng kinh tế thì các nước châu Á cũng phải đề ra các giải pháp hữu hiệu để giảm mức chênh lệnh giàu nghèo rất cao, nhất là tại Trung Quốc và Ấn Độ; thách thức về dân số tại một số nước có xu hướng giảm, nguy cơ già trước khi giàu; có thể rơi vào cái “bẫy thu nhập trung bình”, sau một thời gian tăng trưởng nhanh thì bị khựng lại; hoặc ngăn cản khả năng cải thiện nâng cao mức sống cho ngang bằng với các quốc gia phát triển…

Ngoài ra, những thách thức mà châu Á đang phải đối mặt, từ an ninh tới môi trường, từ vấn đề cạnh tranh, ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa đến tác động của xu thế bảo hộ thương mại đang trỗi dậy..., buộc các nền kinh tế châu Á phải tìm ra cách thức ứng phó hiệu quả.

Rõ ràng, trong xu thế phát triển chung thì châu Á hiện đang có vai trò và tác động tích cực cho sự tăng trưởng chung của nền kinh tế toàn cầu./.

Mặc dù phục hồi không đồng bộ và phân hóa, nhưng triển vọng phát triển kinh tế năm 2024 của châu Á vẫn tương đối lạc quan, trở thành khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu.

Sự phân hóa kinh tế của các nước châu á năm 2024
Công nhân làm việc tại nhà máy Jack Sewing Machine ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. (Ảnh: THX/TTXVN)

Các định chế tài chính khu vực và quốc tế lần lượt đưa ra dự báo về triển vọng kinh tế châu Á năm 2024.

Hầu hết các định chế này đều đưa ra góc nhìn tích cực, lạc quan và tin rằng châu Á sẽ dẫn đầu tăng trưởng toàn cầu trong năm 2024.

Đánh giá lạc quan từ ADB

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2023 của các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á từ mức 4,7% trước đó lên 4,9%, đồng thời giữ nguyên dự báo tăng trưởng 4,8% của năm 2024.

ADB nhấn mạnh tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á tương đối lạc quan, nhu cầu trong nước lành mạnh, kiều hối dồi dào và đà phục hồi tích cực của ngành du lịch là động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, khu vực này vẫn đối diện với áp lực, bao gồm các vấn đề như lãi suất toàn cầu tăng cao, nhu cầu của các nền kinh tế phát triển suy yếu.

Báo cáo “Triển vọng kinh tế vĩ mô năm 2024” do Ngân hàng Deutsche Bank công bố ngày 7/12/2023 dự báo, châu Á sẽ dẫn đầu tăng trưởng toàn cầu trong năm 2024.

Theo phân tích của báo cáo, áp lực lạm phát tương đối thấp đã cung cấp dư địa chính sách đầy đủ cho hầu hết các ngân hàng trung ương châu Á.

Bên cạnh đó, triển vọng thay đổi chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có ý nghĩa rất quan trọng để dỡ bỏ những trở ngại đối với việc nới lỏng chính sách tiền tệ tại châu Á.

Chuyên gia Juliana Lee, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Deutsche Bank, cho rằng tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế châu Á đã chậm lại đáng kể trong năm 2023. Tuy nhiên, nhờ xuất khẩu phục hồi ôn hòa và chính sách vĩ mô nới lỏng ở nhiều nền kinh tế trong khu vực, năm 2024 châu Á có triển vọng dẫn đầu tăng trưởng toàn cầu.

Theo Deutsche Bank, cơ hội và rủi ro của kinh tế châu Á cùng tồn tại. Xét về các nhân tố tăng trưởng kinh tế, nền kinh tế Mỹ được dự báo sẽ "hạ cánh mềm," mang lại không gian nới lỏng tiền tệ hạn chế và châu Á có triển vọng đón nhận sự phục hồi của xuất khẩu mạnh mẽ hơn.

Xét từ các nhân tố bất lợi, sự suy thoái của các nền kinh tế lớn trên thế giới có thể nghiêm trọng hơn dự kiến, điều này có thể dẫn đến rủi ro rơi vào suy thoái lần hai của các nền kinh tế phát triển ở châu Á.

Đối với triển vọng của các thị trường mới nổi ở khu vực châu Á, các ngân hàng đầu tư quốc tế cho rằng tình hình của các thị trường mới nổi tốt xấu đan xen, Trung Quốc gây áp lực lên tăng trưởng chung của các thị trường mới nổi. Tuy nhiên, trong bối cảnh nhu cầu trong nước mạnh mẽ, Ấn Độ và Indonesia sẽ có hiệu suất tăng trưởng tốt hơn so với Trung Quốc.

Tăng trưởng toàn cầu năm 2023 chậm lại, tốc độ tăng trưởng năm 2024 và 2025 sẽ ở mức dưới 3%, tăng trưởng của các thị trường đã phát triển nhìn chung yếu…

Ở khu vực châu Á, các thị trường mới nổi Ấn Độ, Indonesia và Philippines vẫn là những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất, nhưng quy mô kinh tế của những nước này cộng lại vẫn chưa bằng một nữa Trung Quốc.

Trung Quốc: Từ giảm phát đến lạm phát thấp

Ngân hàng Morgan Stanley dự đoán tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của Trung Quốc sẽ tăng nhẹ lên 4,2% vào năm 2024, trong khi tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 2022- 2023 là 4% (năm 2023 là 5,1%), chủ yếu nhờ sự cải thiện của thị trường tiêu dùng trong nước và chính sách kích thích mạnh mẽ của chính phủ.

Tốc độ tăng trưởng tiêu dùng cá nhân năm 2024 của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới dự kiến sẽ duy trì ở mức 5%.

Cùng với sự phục hồi hơn nữa của khu vực dịch vụ thâm dụng lao động, tăng trưởng của thu nhập khả dụng có thể tiếp tục vượt qua tăng trưởng GDP.

Ngoài ra, đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ tiếp tục mạnh mẽ và chương trình tái thiết làng đô thị, xây dựng nhà ở xã hội có thể sẽ giúp giảm nhẹ tình trạng đầu tư liên tục suy yếu của các nhà phát triển.

Ấn Độ: Mở rộng ổn định

Ngân hàng Morgan Stanley dự báo tốc độ tăng trưởng GDP thực tế năm 2024 của Ấn Độ là 6,4%, sang năm 2025 sẽ duy trì ở mức 6,5%.

Tỷ lệ lạm phát chung dự kiến của nước này sẽ giảm dần từ 5,6% vào năm 2023 xuống 5,1% trong năm 2024 và 4,8% trong năm 2025.

Sự phân hóa kinh tế của các nước châu á năm 2024
Đồng tiền mệnh giá 100 rupee của Ấn Độ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Về lạm phát lõi (lạm phát cơ bản), Morgan Stanley dự báo lạm phát hàng hóa lõi sẽ giảm dưới sự thúc đẩy của chuỗi cung ứng đã bình thường hóa trở lại và lạm phát dịch vụ lõi có thể sẽ tăng nhẹ. Do đó, tỷ lệ lạm phát lõi năm 2024 và 2025 có thể sẽ duy trì ở mức trên dưới 5%.

Ngoài ra, Morgan Stanley cho rằng Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (ngân hàng trung ương) sẽ duy trì thái độ thận trọng và giữ lãi suất ổn định trong nửa đầu năm 2024, chu kỳ nới lỏng sẽ bắt đầu từ quý 2/2024, tiền đề là tỷ lệ lạm phát của quý I/2024 giảm xuống trong phạm vi 5-5,5% và duy trì ở mức 5% sau đó.

Mặc dù lãi suất toàn cầu tương đối cao và tính không xác định gia tăng, nhưng kinh tế Ấn Độ vẫn tiếp tục thịnh vượng.

Trong khi đó, Goldman Sachs dự báo Ấn Độ có thể tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng hàng năm ở mức 6% hoặc cao hơn.

Đặc trưng của thị trường Ấn Độ là lợi tức dân số và tính nhạy cảm đối với các cú sốc bên ngoài thấp.

Nguyên nhân của sự cải thiện tính ổn định bên ngoài là Ấn Độ bắt đầu đưa vào vận hành chỉ số trái phiếu toàn cầu vào hồi tháng Sáu, mang lại sự thay đổi mới cho luồng danh mục đầu tư, hưởng lợi từ việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng và chính sách trợ cấp của chính phủ đối với sản xuất trong nước, cũng như dự trữ ngoại hối gần 600 tỷ USD.

Những thách thức chủ yếu trong ngắn hạn của Ấn Độ là các nhân tố nguồn cung như giá thực phẩm biến động, nút thắt vận chuyển và sản xuất…, cộng thêm tính thiếu ổn định chính trị trước cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào quý 2/2024, cũng như kế hoạch chỉnh đốn ngân sách sau bầu cử gây hạn chế triển vọng tăng trưởng kinh tế Ấn Độ.

Indonesia: Thị trường tiêu dùng trong nước mạnh mẽ

Ngân hàng Morgan Stanley dự báo tốc độ tăng trưởng GDP thực tế năm 2024 của Indonesia là 5,1% và năm 2025 duy trì ở mức 5,2%.

Dự kiến tỷ lệ lạm phát tổng thể của nước này sẽ giảm từ mức 3,6% của năm 2023 xuống còn 3% trong năm 2024 và 2,7% trong năm 2025, đồng thời kỳ vọng lãi suất sẽ bắt đầu hạ từ cuối quý 2/2024.

Sự phân hóa kinh tế của các nước châu á năm 2024

Indonesia cho phép TikTok và Tokopedia thử nghiệm mô hình hợp tác

Hệ thống do nền tảng chia sẻ video TikTok và Sàn Thương mại Điện tử Tokopedia hợp tác triển khai nhằm giúp các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) bán sản phẩm trên nền tảng điện tử.

Kinh tế Indonesia tương đối phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài, điều này khiến cho nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á nhạy cảm hơn với lãi suất toàn cầu và tỷ giá đồng USD.

Gần đây, Ngân hàng trung ương Indonesia đã một lần nữa tăng lãi suất chuẩn sau khi đóng băng lãi suất trong vài tháng. Các thị trường dự đoán năm 2024 nước này có thể không áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ tích cực.

Goldman Sachs cho rằng trong những năm tới Indonesia có thể đạt tăng trưởng trung bình ở mức 5%.

Tóm lại, mặc dù phục hồi không đồng bộ và phân hóa, nhưng triển vọng phát triển kinh tế năm 2024 của châu Á vẫn tương đối lạc quan, trở thành khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu.

Tuy nhiên, xu hướng này có thể bị ảnh hưởng bởi những biến động chính sách của các nước lớn chủ chốt, cũng như diễn biến phức tạp của tình hình địa chính trị./.