Sữa mẹ vắt để ngoài được bao lâu

Sữa mẹ có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và virus nên bạn có thể dự trữ sữa trong một khoảng thời gian nhất định ở ngăn mát, ngăn đá, nhiệt độ phòng, trong máy hâm…Ở mỗi môi trường khác nhau thì có thời gian bảo quản khác nhau. Vậy sữa mẹ để ngoài được bao lâu, cách bảo quản thế nào

Sữa mẹ có đặc tính kháng khuẩn giúp giữ an toàn khi để ở môi trường bên ngoài lâu hơn nhiều loại thực phẩm khác. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc vi khuẩn phát triển nhanh trong sữa mẹ đó là nhiệt độ

Cho dù bạn vắt sữa bằng tay hay sử dụng máy bơm hút sữa thì bạn cũng cần phải bảo quản sữa thật cẩn thận. Trước khi vắt sữa cần rửa tay thật sạch và sử dụng đồ đựng sạch có nắp đậy để bảo quản sữa

Sau khi vắt sữa thì bạn có thể bảo quản nó ở nhiệt độ phòng, trong tủ ngăn mát, ngăn đá…tùy thuộc vào thời gian bạn muốn sử dụng. 

  • Đối với sữa để ở nhiệt độ phòng [16-25 độ C] thì thời gian an toàn để sử dụng là 4-6 giờ
  • Đối với sữa để tủ lạnh ngăn mát [4 độ C] thì thời gian an toàn để sử dụng là 3-5 ngày
  • Đối với sữa đông lạnh [nhỏ hơn 18 độ C] thì thời gian an toàn để sử dụng lên tới 6 – 9 tháng. 
  • Đối với sữa mẹ rã đông thì sẽ để được bên ngoài nhiệt độ phòng thêm 2 giờ và ở ngăn mát thêm 24 giờ.

Nếu bạn bảo quản sữa trong tủ lạnh thì cần dán nhãn cho mỗi chai sữa để việc quản lý và theo dõi được dễ dàng và đảm bảo hơn. Các thông tin cần có bao gồm

  • Số lượng bao nhiêu ml
  • Ngày bơm là ngày nào
  • Đánh số nếu cần

Sữa mẹ sau khi vắt ra có xu hướng tách thành các lớp, lớp chất béo sẽ ở trên cùng. Khi sử dụng bạn nhẹ nhàng xoay chai để trộn các lớp cho đều trước khi cho trẻ bú. Tuyệt đối không khuấy hoặc lắc mạnh vì có thể làm hỏng 1 số thành phần dinh dưỡng trong sữa

Khi em bé bú sữa mẹ vắt ra từ cốc hoặc bình thì vi khuẩn khuẩn từ miệng có thể xâm nhập vào sữa. Vì vậy tốt nhất là vứt bỏ sữa thừa sau khi bú để đảm bảo an toàn. Để tránh lãng phí thì bạn nên lấy từng phần nhỏ ra cho bé sử dụng

  • Lưu trữ sữa trong các chai hoặc túi lưu trữ được làm từ vật liệu không chứa BPA [đây là một hóa chất trước đây được sử dụng rộng rãi trong các hộp nhựa]
  • Vệ sinh dụng cụ đựng sữa thật sạch trước khi vắt
  • Lưu trữ sữa trong các túi hoặc chai nhỏ để tránh lãng phí
  • Làm lạnh sữa ngay sau khi được vắt ra
  • Không trữ đông phần sữa còn dư sau khi bé bú
  • Không hòa chung sữa mới vắt và sữa đã trữ đông để cho bé bú
  • Ghi thông tin ngày tháng vắt sữa để tiện theo dõi
Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh
  • Nếu sữa bảo quản ở ngăn mát thì bạn chỉ cần lấy ra ngoài để ở nhiệt độ phòng cho bớt lạnh hoặc ngâm bình sữa trong nước ấm
  • Nếu sữa bảo quản trong ngăn đá thì cần bỏ xuống ngăn mát trước sau đó cho ra ngoài hâm nóng ở 40 độ C. Nếu không có máy hâm sữa bạn cũng có thêm ngâm bình sữa trong nước nóng
  • Không làm thay đổi nhiệt độ của sữa đột ngột có thể làm mất các chất dinh dưỡng trong sữa
  • Cách hâm nóng sữa không bị mất chất
  • Cách tốt nhất để làm tan sữa đông lạnh là để tan dần dần ở ngăn mát. Sau đó bỏ sữa ra hâm trong máy hâm sữa
  • Nếu không có máy hâm sữa bạn có thể xả nước ấm để làm ấm từ từ chai sữa. Sau đó tăng nhiệt độ của nước lên từ từ để đạt được độ ấm của sữa phù hợp
  • Cách khác là ngâm sữa trong nước ấm
  • Tuyệt đối không được sử dụng lò vi sóng để hâm sữa vì có thể làm nóng không đều, ngoài ra vi sóng cũng có thể phá hủy một số kháng thể trong sữa
  • Sữa bảo quản lạnh có thể mất đi một số chất chống oxy hóa và khả năng chống vi khuẩn tuy nhiên nó vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt cho trẻ nhưng không tồn tại được lâu như sữa tươi

Trước khi sử dụng, bạn cần vệ sinh sạch sẽ dụng cụ hút sữa bằng cách

  • Cọ rửa bằng chổi và miếng rửa chuyên dụng
  • Rửa qua các dụng cụ và bình sữa bằng nước lạnh
  • Lau rửa kỹ phần đáy và các góc kẽ nhỏ
  • Để ráo
  • Tiệt trùng bằng nước đun sôi

Sữa đông lạnh có thể trông khác với màu của sữa tươi tuy nhiên điều này không có nghĩa là chất lượng sữa bảo quản trong tủ lạnh kém. Sữa để trong tủ lạnh có màu hơi xanh, vàng hoặc nâu. Sữa cũng có thể bị tách lớp như sữa chua. 

Sữa sau khi rã đông có thể có mùi hoặc vị xà phòng do sự phân tác của chất béo trong sữa. Uống sữa này vẫn an toàn và hầu hết các bé không gặp vấn đề gì.

Thời gian sữa mẹ để ngoài được bảo lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nhưng chủ yếu là nhiệt độ

  • Sữa mẹ mới được hút ra có thể được giữ ở nhiệt độ phòng trong khoảng 4-6 giờ
  • Khi được làm lạnh, sữa có thể để được khoảng 4 giờ
  • Sữa đông lạnh được rã đông nhưng chưa được hâm nóng có thể để được 4 giờ
  • Sữa đông lạnh cần được sử dụng ngay lập tức nếu đã được rã đông và hâm nóng
  • Không có đủ nghiên cứu để xác định sữa đông lạnh có an toàn để đông lạnh lại và sử dụng lại hay không. Hầu hết các chuyên gia khuyên rằng nó nên được loại bỏ

Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa 23 Tháng Mười Hai, 2020

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho bé. Trên thực tế, Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] khuyến nghị nuôi con bằng sữa mẹ như một chế độ ăn riêng cho đến khi trẻ được 6 tháng tuổi. Nhiều mẹ tự hỏi sữa mẹ để ngoài được bao lâu ở nhiệt độ thường, trong tủ lạnh và một số điều kiện khác.

Mặc dù cách tốt nhất để trẻ hấp thu được tối đa chất dinh dưỡng và đảm bảo chất lượng nguồn sữa là mẹ nên cho bé bú trực tiếp. Tuy nhiên vì một số lý do mà nhiều mẹ phải vắt sữa ra dự trữ để cho bé bú dần. Do đó việc bảo quản sữa cần được chú trọng.

Bài viết dưới đây cung cấp thông tin sữa mẹ vắt ra để được bao lâu, cách rã đông sữa và cách bảo quản sữa đảm bảo chất lượng nhất

Sữa mẹ vắt ra để ngoài được bao lâu ở nhiệt độ thường?

Nhiều mẹ chọn cách vắt sữa mẹ và giữ lại để cho bé ăn sau. Đây chính xác là lý do tại sao nhiều bà mẹ tự hỏi sữa mẹ hút ra để ngoài được bao lâu nếu chúng ta để nó ở nhiệt độ phòng.

Việc bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ thường thì khoảng thời gian sử dụng được sửa đảm bảo không bị mất tính chất sẽ ngắn hơn so với việc bảo quản trong tủ lạnh. Có thể giữ sữa mẹ mới vắt trong hộp kín ở nhiệt độ phòng trong tối đa 6-8 giờ để giữ nó trong tình trạng tốt, mặc dù được khuyến nghị 3-4 giờ.

Sau khoảng thời gian này thì mẹ không nên cho bé sử dụng sữa đó nữa và có thể vứt bỏ vì sữa đã mất tính chất ban đầu, không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho em bé. Tất nhiên, nhiệt độ môi trường không bao giờ vượt quá 25 ºC. Nếu bạn vượt quá mức nhiệt này thì sữa sẽ mất chất dinh dưỡng nhanh hơn

Trong trường hợp nhiệt độ môi trường rất thấp [dưới 10-15 độ C] thì sữa mẹ có thể giữ ở nhiệt độ phòng lâu hơn một chút, tối đa trong 24 giờ.

Xem thêm

Cốm trí não G-Brain giá bao nhiêu, có tốt không, bán ở đâu

Sữa mẹ để trong tủ lạnh ngăn mát, ngăn đá được bao lâu?

Bạn có thể giữ sữa mẹ mới vắt trong tủ lạnh trong thời gian tối đa ba ngày, miễn là ở nhiệt độ 4 ºC trở xuống. Khi cất nó trong tủ lạnh, cần lưu ý rằng bạn nên tránh để sữa ở ngăn cửa tủ, lý tưởng nhất là tìm những khu vực lạnh nhất của tủ lạnh

Ngoài ra, chúng tôi khuyên bạn nên dành một ngăn riêng để bảo quản sữa vì sẽ giảm được nguy cơ nhiễm khuẩn từ các thực phẩm khác mà bạn có trong tủ lạnh.

Đối với cách lưu trữ sữa mẹ trong tủ đông, tùy thuộc vào loại tủ bạn có thì sữa có thể được bảo quản trong thời gian nhiều hơn hoặc ít hơn. 

Ví dụ:

  • Trong tủ đông nhỏ, sữa có thể để được trong 2 tuần
  • Trong tủ đông có cửa riêng biệt, sữa bảo quản được tối đa 3 tháng
  • Trong tủ đông lớn [nhiệt độ khoảng -19 độ C] thì thời gian bảo quản sẽ được lâu hơn, tối đa 6-12 tháng

Trước khi bảo quản sữa trong tủ lạnh thì các mẹ đừng quên ghi đầy đủ thông tin ngày tháng chiết xuất sữa trên hộp đựng để đảm bảo rằng sữa mẹ em bé sẽ sử dụng sẽ giữ lại được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết mà không bị quá hạn.

Tại sao sữa mẹ nên được giữ lạnh?

Bởi vì nhiệt độ càng cao, thời gian bảo quản của sữa càng ngắn. Điều này có nghĩa là nếu bạn lấy sữa ra khỏi tủ lạnh, ở nhiệt độ cao, trong vài giờ, sữa sẽ nhanh chóng bị hỏng và bạn buộc phải bỏ sữa này đi

Sữa mẹ vắt ra để ngoài có cần hâm nóng không?

Nếu sữa được bảo quản trong tủ lạnh thì bạn có thể hâm nóng lại sữa để em bé có thể tiêu hóa được tốt hơn. Đó là lý do tại sao chúng tôi luôn khuyên bạn nên làm ấm sữa một chút để nó có được nhiệt độ tương tự như sữa vừa được vắt từ vú và giúp bé dễ uống hơn.

Cách rã đông sữa mẹ sau khi bảo quản trong tủ lạnh

Nếu lấy sữa ra từ ngăn mát thì bạn chỉ cần để sữa ở nhiệt độ phòng cho bớt lạnh hoặc có thể ngâm bình sữa vào một bát nước ấm. Sữa sẽ từ từ chuyển về nhiệt độ bình thường

Nếu bảo quản sữa trong ngăn đá, cách rã đông hợp lý nhất là bỏ sữa xuống ngăn mát. Khi sữa trở lại dạng lỏng thì lấy ra hâm nóng ở 40 độ C.

Lưu ý khi rã đông sữa:

  • Không nên sử dụng lò vi sóng để hâm nóng sữa, tốt nhất là ngâm sữa trong nước ấm
  • Không nên đun sôi sữa, chỉ cần làm nóng là đủ
  • Ngoài ra, cần sử dụng hộp đựng phù hợp khi làm lạnh hoặc đông lạnh sữa mẹ. Có một số túi đặc biệt được thiết kế để lưu trữ sữa mẹ
  • Hãy nhớ rằng sữa đã được rã đông không thể được cấp đông lại và có thể được làm lạnh trong tối đa 24 giờ

Sữa mẹ để trong tủ lạnh bị đổi màu có sao không?

Một số trường hợp sữa sau khi được bảo quản lạnh có màu bị biến đổi so với sữa vừa mới vắt ra. Thông thường, sữa bảo quản trong tủ lạnh sẽ có màu hơi ngả xanh, vàng hoặc màu nâu, có thể bị tách lớp.

Nhiều mẹ nhận thấy rằng sữa sau khi rã đông có mùi chua. Mùi đó được cho là do sự thay đổi cấu trúc lipid do các chu kỳ đóng băng trong tủ lạnh với tủ lạnh tự động loại bỏ sương giá. Điều này không gây hại cho em bé.

Cách hút sữa mẹ để dự trữ

  • Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và rửa lại bằng nước để loại bỏ vi khuẩn, mầm bệnh
  • Rửa sạch dụng cụ hút sữa bao gồm phần phễu chụp vú và bình đựng sữa bằng nước ấm và dung dịch vệ sinh chuyên dụng. Để dụng cụ vắt sữa khô ráo trước khi vắt
  • Làm ẩm các cạnh của phễu chụp vú bằng nước để hút sữa tốt hơn
  • Vắt sữa khi thấy ngực căng hoặc 3 giờ vắt 1 lần
  • Sau khi hút sữa thì đem sữa đi bảo quản và vệ sinh lại dụng cụ hút sữa sạch sẽ, tiệt trùng bằng nước sôi

Cách sử dụng sữa mẹ sau khi vắt ra

Sữa mẹ sau khi vắt thường tách ra thành nhiều lớp trong đó lớp chất béo sẽ nổi lên trên cùng. Khi cho bé bú, bạn xoay nhẹ chai để hòa trộn các lớp sữa cho đều. Không lắc bình hoặc khuấy mạnh vì có thể làm thay đổi một số thành phần dinh dưỡng có trong sữa

Nếu bé bú không hết chỗ sữa vắt ra thì tốt nhất nên bỏ phần sữa đó đi vì vi khuẩn có thể xâm nhập vào, nếu sử dụng lại thì có thể gây hại. Để không bị lãng phí sữa thì mẹ nên chia sữa ra thành các phần ăn nhỏ để bé sử dụng hết mỗi lần bú.

Trên đây là bài viết giải đáp sữa mẹ để ngoài được bao lâu ở nhiệt độ thường, trong tủ lạnh cũng như một số lưu ý khi bảo quản, rã đông và sử dụng sữa cho bé bú đúng cách. Hy vọng các mẹ cảm thấy hữu ích với những chia sẻ này

Xem thêm

Sữa non Goldilac Grow giá bao nhiêu, mua ở đâu, chất lượng tốt không?

Video liên quan

Chủ Đề