Sưng hạch bạch huyết HIV kéo dài bao lâu

Xét nghiệm chẩn đoán ngay sau khi nghi ngờ tiếp xúc với HIV có thể không cho kết quả chính xác và giai đoạn này được gọi là giai đoạn cửa sổ nhiễm HIV hay giai đoạn ủ bệnh của HIV. Vậy thời kỳ cửa sổ thường kéo dài trong bao lâu để kiểm tra chính xác bản thân có nhiễm HIV hay không.

HIV là một loại virus có khả năng tấn công vào các tế bào quan trọng trong hệ miễn dịch làm cho người nhiễm bệnh dễ mắc phải các loại nhiễm trùng. Nếu không được điều trị, nhiễm HIV có thể tiến triển đến giai đoạn bệnh AIDS [hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải].

Tuy nhiên, nếu bạn làm xét nghiệm ngay sau khi nghi ngờ mình bị phơi nhiễm HIV thì có thể ra kết quả âm tính dù cơ thể đã nhiễm virus. Giai đoạn đầu tiên này được gọi là thời kỳ cửa sổ của nhiễm trùng HIV. Vì thế, muốn xác định chắc chắn có nhiễm HIV hay không bạn cần lặp lại xét nghiệm sau 3 tháng kể từ khi nghi ngờ phơi nhiễm với HIV.

Thời kỳ cửa sổ HIV là gì? Thời kỳ cửa sổ thường kéo dài trong bao lâu?

Giai đoạn cửa sổ là gì? Đây là khoảng thời gian từ khi mới bị nhiễm HIV cho đến khi cơ thể tạo ra lượng kháng thể chống lại virus này hay có lượng ARN HIV đủ để phát hiện bằng các loại xét nghiệm HIV hiện nay.

Thời kỳ cửa sổ thường kéo dài trong bao lâu? Tùy vào cơ địa và loại xét nghiệm, thời kỳ cửa sổ ở mỗi người có thể kéo dài trong những khoảng thời gian không giống nhau:

  • Đối với xét nghiệm tìm kháng nguyên/ kháng thể, thời kỳ cửa sổ kéo dài từ 18–90 ngày.
  • Đối với xét nghiệm tìm ADN/ ARN virus thì thời kỳ cửa sổ kéo dài khoảng 10–33 ngày.

Trung bình, thời kỳ cửa sổ HIV kéo dài khoảng 18 ngày. Hiện nay, không có hình thức xét nghiệm nào có thể phát hiện bệnh nhiễm HIV ngay lập tức sau khi có tiếp xúc với nguồn lây truyền. Hãy nhớ, cơ thể cần có thời gian để tạo ra kháng thể trong máu và virus cũng cần thời gian sinh sôi để tạo ra tải lượng đủ lớn để phát hiện được.

Lưu ý, trong giai đoạn này, người nhiễm HIV hoàn toàn có khả năng lây truyền virus cho người khác dù kết quả xét nghiệm HIV ban đầu âm tính.

Dấu hiệu và triệu chứng HIV thời kỳ cửa sổ là gì?

Trong khoảng thời gian đầu này, người nhiễm HIV giai đoạn cửa sổ có thể xuất hiện những triệu chứng giống với cảm cúm hoặc khi nhiễm các loại virus thông thường khác, như:

  • Mệt mỏi
  • Sưng hạch
  • Đau đầu, đau mỏi người
  • Phát ban
  • Sốt.

Những triệu chứng HIV thời kỳ cửa sổ có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần. Mỗi người cũng có biểu hiện khác nhau, có khi nhẹ hoặc nặng hơn người khác. Một vài trường hợp, người bệnh giai đoạn đầu không có bất kỳ triệu chứng nào, thậm chí họ không nghĩ mình đã nhiễm HIV.

Bạn nên làm gì sau khi nghi ngờ phơi nhiễm HIV?

Bất kỳ ai sau khi nghĩ bản thân đã phơi nhiễm với HIV đều nên đến ngay trung tâm y tế gần nhất để làm xét nghiệm. Dù kết quả kiểm tra lần đầu tiên âm tính, bạn cũng cần hẹn lịch kiểm tra lại lần nữa để xác định chắc chắn có bị nhiễm HIV hay không.

Trong vòng 72 giờ đầu tiên sau khi nghi ngờ mình đang trong thời gian phơi nhiễm HIV, bạn nên hỏi nhân viên y tế về phương pháp điều trị thuốc kháng virus dự phòng sau phơi nhiễm HIV [PEP]. Điều này có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của virus sau khi nghi ngờ đã tiếp xúc với nguồn nghi nghiễm. Thời gian phát huy hiệu quả tốt nhất khi điều trị dự phòng sau phơi nhiễm là trong vòng 24 giờ kể từ khi bị phơi nhiễm. Phương pháp điều trị này giúp bạn có thể giảm thiểu khả năng nhiễm HIV nhưng đây không phải là cách chữa trị và không phải lúc nào chúng cũng có tác dụng.

Trong lúc có thể là thời kỳ cửa sổ HIV này, bạn cũng nên ý thức để không lây truyền HIV cho người khác. Hãy tránh quan hệ tình dục hay sử dụng chung kim tiêm, dao cạo râu… với người khác.

Điều trị HIV sớm để có hiệu quả tốt

Đừng trì hoãn việc điều trị HIV ngay từ giai đoạn đầu, nếu được chẩn đoán xác định dương tính sau thời kỳ cửa sổ của nhiễm trùng HIV. Chẩn đoán sớm và lựa chọn khởi động điều trị sớm sẽ đem lại hiệu quả tốt và duy trì chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Bắt đầu điều trị ngay khi xác nhận dương tính với HIV sẽ giúp cơ thể bảo tồn hệ thống miễn dịch.

Bên cạnh đó, người nhiễm HIV cũng cần thông báo với những người thân cận nhất, đặc biệt là người từng quan hệ tình dục để họ sớm kiểm tra và có biện pháp bảo vệ sức khỏe. Cơ thể dường như không có khả năng loại bỏ hoàn toàn virus này ra ngoài nên ngoài điều trị, chăm sóc sức khỏe bản thân, người bệnh cũng nên chú ý để tránh truyền virus cho người khác.

Một vài nghiên cứu cho thấy người nhiễm HIV điều trị với thuốc kháng virus thường xuyên có thể làm giảm tải lượng virus xuống đến mức không còn phát hiện thấy qua xét nghiệm máu. Khi đó, khả năng lây truyền HIV được xem như giảm xuống bằng không. Vậy nên, sau thời kỳ cửa sổ HIV và chẳng may kết quả xác nhận dương tính, đừng quá tuyệt vọng mà hãy tích cực điều trị sớm để tiếp tục vui sống khỏe mạnh.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

 Nếu bệnh nhân được phát hiện sớm và lên phác đồ điều trị thì có thể khống chế bệnh, người mắc HIV sẽ có thời gian sống dài gần như người không nhiễm HIV.

Tại Mỹ, hơn nửa triệu người sống chung với căn bệnh này. Trong 7 người thì có một trường hợp không biết mình mắc bệnh. Đáng lưu ý, ở nữ giới, một số triệu chứng nhiễm HIV có sự khác biệt, chủ yếu liên quan cơ quan sinh dục và xuất hiện vào giai đoạn sau của bệnh.

Triệu chứng tương tự cúm ở giai đoạn đầu

Trong khoảng từ 4 đến 6 tuần sau khi virus HIV xâm nhập, cơ thể trải qua quá trình chuyển đổi huyết thanh, virus nhân lên nhanh chóng. Khi đó, người nhiễm HIV có thể gặp phải các triệu chứng tương tự cúm. Giai đoạn này còn gọi là nhiễm HIV cấp tính. Tình trạng này xảy ra khi hệ thống miễn dịch nhận biết có kẻ lạ mặt xâm nhập. Người bệnh sẽ gặp phải tình trạng mệt mỏi, đau đầu, sốt, ho khan, hắt xì, sổ mũi hoặc nghẹt mũi. Chúng có thể kéo dài từ một tuần đến một tháng.

Do khá giống cúm, cảm lạnh thông thường nên nhiều người không nhận ra mình bị nhiễm HIV trong giai đoạn này. Các chuyên gia cảnh báo nếu từng tiếp xúc người nhiễm HIV, quan hệ tình dục không an toàn, bạn cần xin tư vấn từ bác sĩ để kịp thời phát hiện bệnh.

Sưng hạch bạch huyết

Sau khi bị nhiễm HIV cấp tính, virus nhân lên trong cơ thể nhưng với tốc độ chậm hơn. Các hạch bạch huyết nằm ở cổ, nách, bẹn - nơi sản sinh tế bào chống nhiễm trùng - bị HIV tấn công trực tiếp.

Vết sưng ở cổ, dưới hàm, sau tai có thể khiến người bệnh khó nuốt và kéo dài từ vài ngày đến vài tháng. Vì vậy, khoảng 35% bệnh nhân nhiễm HIV nhận thấy triệu chứng hạch bạch huyết to bất thường. Sưng hạch bạch huyết cũng là lời cảnh báo hệ miễn dịch của cơ thể có vấn đề, mắc một số bệnh như ung thư, nhiễm trùng... Vì vậy, bạn nên kiểm tra, theo dõi cơ thể thường xuyên nếu có bất kỳ tình trạng bất thường nào.

Nấm âm đạo

Đây cũng là triệu chứng khác biệt ở nữ giới khi nhiễm HIV/AIDS. Virus có thể làm tăng nguy cơ phát triển nhiễm trùng, nấm âm đạo. Người bệnh sẽ nóng, rát trong và xung quanh âm đạo; đau khi làm "chuyện ấy"; tiểu buốt; tiết dịch âm đạo nhiều, màu trắng...

Nhiễm trùng nấm là bệnh phổ biến ở nữ giới. Tuy nhiên, HIV khiến tình trạng này xảy ra thường xuyên hơn. Bởi lúc này, hệ thống miễn dịch phải dồn tổng lực để chống lại virus. Cơ thể không được bảo vệ toàn diện khỏi các bệnh nhiễm trùng khác.

Ngoài nấm âm đạo, nhiễm trùng còn có thể xuất hiện ở miệng, gây hiện tượng tưa lưỡi, nấm Candida miệng. Lưỡi sẽ bị sưng tấy và phủ một lớp trắng dày ở miệng, cổ họng.

Thay đổi kinh nguyệt bất thường, giảm cân đột ngột

Sau giai đoạn nhiễm HIV cấp tính, nếu không được điều trị, virus tiếp tục tấn công và có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, chán ăn. Hậu quả của tình trạng này là bệnh nhân bị sụt cân, sức đề kháng kém.

Với nữ giới, virus HIV khiến bệnh nhân thay đổi kinh nguyệt bất thường. Người bệnh có thể bị chảy máu từ nhẹ đến nặng, tắc kinh hoặc hội chứng tiền kinh nguyệt. Ngoài ra, sự dao động của nội tiết tố có thể gây chuột rút, căng tức ngực, mệt mỏi. Đi kèm với tình trạng trên là cảm giác đau bụng dưới. Đây có thể là lời cảnh báo của bệnh viêm vùng chậu [nhiễm trùng tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng...].

Tâm trạng thất thường, đổ mồ hôi trộm

Đôi khi, sự phát triển của virus HIV trong cơ thể dễ gây các rối loạn thần kinh, thay đổi tâm trạng ở phụ nữ. Điều này có thể dẫn tới bệnh trầm cảm, cảm giác tuyệt vọng, buồn bã hoặc căng thẳng, mất trí nhớ.

Theo TS Carlos Malvestutto, chuyên gia về các bệnh truyễn nhiễm, miễn dịch ở Trung tâm Y tế NYU Langone, New York, Mỹ, khoảng 50% bệnh nhân HIV bị đổ mồ hôi ban đêm trong giai đoạn đầu. Đây là phản ứng của cơ thể khi cố gắng chống lại các virus, vi khuẩn. Tình trạng này tương tự những cơn bốc hỏa ở phụ nữ tiền mãn kinh nên thường không được để ý, khó nhận biết.

Phát ban trên da

HIV có thể gây các đốm bất thường trên da. Chúng thường có màu đỏ, hồng, nâu hoặc tím, xuất hiện trong miệng, mí mắt hoặc mũi.

Phát ban trên da có thể xảy ra sớm hoặc muộn trong quá trình nhiễm HIV. Thậm chí, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS. Nó thường kéo dài ít nhất một tuần. Hầu hết bệnh nhân chia sẻ các nốt phát ban không gây ngứa.

Sau các triệu chứng giống cúm trong vài tuần đầu tiên, bệnh nhân sẽ chuyển sang giai đoạn nhiễm HIV tiềm ẩn không triệu chứng hoặc mạn tính. Lúc này, người bệnh có thể cảm thấy khỏe trở lại, nhưng đây là lúc virus hạ gục hệ miễn dịch, nhân lên trong tế bào và khiến chúng ta dễ mắc các bệnh khác. Tải lượng virus trong cơ thể bệnh nhân vẫn đủ để lây truyền sang người lành.

Nếu chuyển sang AIDS, người bệnh dễ tử vong khi các vi khuẩn, virus khác xâm nhập. Một số phụ nữ có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn như quan hệ tình dục không dùng bao hoặc qua đường hậu môn; tiêm chích ma túy, dùng chung bơm kim tiêm; mắc các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục như giang mai, lậu..

Vì mức độ nguy hiểm của HIV/AIDS, tài liệu y khoa trên thế giới khuyến cáo mọi người nên xét nghiệm máu, sàng lọc bệnh khi có nghi ngờ. Đặc biệt, phụ nữ có thai và trong độ tuổi 13-64 nên xét nghiệm HIV ít nhất một lần. Hiện ngành y vẫn chưa có vaccine phòng HIV và chưa có biện pháp nào chữa trị khỏi hoàn toàn HIV. Tuy nhiên, việc điều trị kháng virus bằng thuốc ARV có khả năng làm chậm sự phát triển của HIV và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp người nhiễm HIV kéo dài sự sống và khỏe mạnh.

Video liên quan

Chủ Đề