Tại sao phải xin lỗi

Molly Howes, với nhiều năm kinh nghiệm làm tâm lý học lâm sàng ở Boston [Mỹ], đã chứng kiến lời xin lỗi chân thành có thể chữa lành những tổn thương trong quá khứ và cứu vãn các mối quan hệ trên bờ vực sụp đổ. Ở quy mô lớn hơn, xin lỗi trong cộng đồng và thậm chí, giữa các quốc gia đã giúp giải quyết tranh chấp và xây dựng thế giới công bằng và nhân ái hơn, theo PT.

Tuy nhiên, bà hiểu rằng dù lời xin lỗi mang sức mạnh biến đổi, nhưng nhiều người trong chúng ta không muốn nói “xin lỗi” do sợ hãi, bướng bỉnh, hay đơn giản là vì chúng ta không biết cách khắc phục hậu quả xấu mình đã gây ra.

Trong cuốn sách mới A Good Apology: Four Steps to Make Things Right [tạm dịch: Một lời xin lỗi tốt: Bốn bước để làm cho mọi thứ trở nên đúng đắn], Howes vạch ra những rào cản về nhận thức và xã hội khiến cho việc nói xin lỗi trở nên khó khăn và đưa ra các chiến lược để vượt qua chúng.

Bà chia sẻ với PT rằng, xin lỗi rất quan trọng trong các mối quan hệ của chúng ta bởi khi không dùng nó, chúng ta lãng phí nhiều thứ: lãng phí các kết nối, lãng phí cơ hội gần gũi với mọi người và lãng phí năng lượng trong sự phẫn nộ, phản công và liên tục biện minh cho hành vi của bản thân ta.

Xin lỗi là một giải pháp can đảm và khiêm tốn. Nó hiệu quả khi chúng ta rõ ràng và thực tế về những sai sót và sai lầm. Nó kêu gọi cả hai bên chấp nhận nhau, chấp nhận chính mình chứ không xấu hổ và phòng vệ nữa.

Chúng ta thường nghĩ lời xin lỗi là phần việc của người nói xin lỗi. Nhưng xin lỗi thực sự đòi hỏi nỗ lực từ cả hai phía. Nó cần sự cân bằng giữa trách nhiệm và sự chấp nhận, cần người xin lỗi từ bi với chính họ, cần lòng trắc ẩn dành cho người xin lỗi từ phía còn lại. Đây là một quá trình kép và liên tục.

Trong trường hợp không bên nào nghĩ rằng mình sai thì hãy nhớ rằng ai trong chúng ta cũng mắc sai lầm. Chúng ta biết điều này nhưng hay nghĩ rằng luật ấy “chừa” mình ra. Chúng ta chống lại cái suy nghĩ rằng lỗi là của mình. Một tay sao vỗ lên tiếng? Đôi khi thật khó để rạch ròi kẻ sai, người bắt đầu vụ tranh cãi trong mối quan hệ và cũng không nên chăm chăm vào mục đích tìm ra thủ phạm như vậy. Điều này không giúp giải quyết vấn đề, không hướng tới việc tạo thành kết nối sâu hơn. Quan trọng là chúng ta lựa chọn ra sao, xin lỗi nhau hay lãng phí cả mối quan hệ đang có, theo PT.

Xin lỗi không phải là một nét tế nhị có tính xã hội. Nó là một lễ nghi quan trọng, một cách chứng tỏ lòng kính trọng và thiện cảm đối với người bị hàm oan. Nó cũng là cách thừa nhận một hành vi mà nếu bỏ qua, có thể làm hại đến mối liên hệ nào đó.

Xin lỗi có khả năng hóa giải cơn giận và ngăn chặn các hiểu lầm có thể có trong tương lai. Trong lúc xin lỗi không thể xóa bỏ nỗi đau có thực đã xảy ra trong quá khứ, nhưng nếu nó được thoát ra một cách chân thành và có hiệu quả thì nó có thể hóa giải các mặt tiêu cực của các hành động gây lỗi.

Tính cảm xúc của sự xin lỗi

Người có cảm giác bị xúc phạm trước đó có cảm giác như được “hàn vết thương” khi người làm lỗi nhận ra lỗi của mình. Khi chúng ta nhận một lời xin lỗi, chúng ta sẽ không còn cảm thấy người kia như là một hăm dọa cho cá nhân mình nữa. Xin lỗi sẽ làm chúng ta quên cơn giận của mình, có thể giúp ta không “té nhào” vào sự giận dữ một cách dễ dàng đối với người đó trong tương lai. Xin lỗi mở cánh cửa của sự tha thứ, giúp chúng ta cảm thông với người làm lỗi.

Những lợi ích cho cả đôi bên

Khi chúng ta lỡ xúc phạm đến người nào, đặc biệt nếu người đó là cha mẹ ruột, thì sự hối hận và xấu hổ khiến chúng ta khó chịu bần thần. Khi xin lỗi và chịu trách nhiệm về hành động của mình, chúng ta có thể gột bỏ được mặc cảm tự trách móc và có tội. Xin lỗi có khả năng làm “dịu” đi những bản tính xấc xược nhất. Khi chúng ta có can đảm nhìn nhận là chúng ta sai và vượt qua cái “vướng vướng” ngang tàng khi muốn xin lỗi, chúng ta đã phát triển được tính tự trọng.

Xin lỗi làm chúng ta hòa hợp trở lại trên bình diện cảm xúc với bạn bè và người thân. Khi làm lỗi ta có thể thấy giữa mình và nạn nhân của ta có một khoảng cách. Nhưng khi xin lỗi xong, chúng ta cảm thấy thanh thản hơn và lại thân thiện với nạn nhân như xưa.

Và xin lỗi có tác dụng như “vũ khí phòng ngừa từ xa”, vì xin lỗi khiến ta cảm thấy khiêm tốn hơn, nên nó có thể nhắc nhở chúng ta đừng có tái phạm lỗi khiến ta... có thể lại phải đi xin lỗi nữa.

Ý định và thái độ

Ý định và thái độ của người xin lỗi rất quan trọng. Chúng được người kia cảm nhận không thông qua lời nói. Nếu lời xin lỗi không chân thành, người kia sẽ thấy… xin lỗi cũng như không.

Ý định xin lỗi, vì thế có vai trò to lớn. Bạn không nên xin lỗi nếu có ai đó bảo đây là việc đúng phải làm, hay vì người kia đang mong bạn xin lỗi... cho hả giận hay tại vì bạn có một ý rất “gian tà” là sẽ được hưởng cái gì đó cho lời xin lỗi hôm nay. Xin lỗi đi từ trái tim đến trái tim, thẳng băng và không đóng kịch. Nếu không, xin lỗi sẽ rỗng tuếch và vô nghĩa.

Một lời xin lỗi chân thành có khi mạnh như bom nguyên tử, có khả năng biến đổi đời người, cho cả người xin và kẻ nhận.

Làm sao xin lỗi cho có hiệu quả?

Nếu bạn là người rất khó xin lỗi ai, thì những gợi ý sau đây có thể giúp bạn: một lời xin lỗi có ý nghĩa bao giờ cũng có dấu ấn của ba chữ r: regret [hối tiếc], responsability [trách nhiệm], remedy [chữa trị].

Hối tiếc là bạn muốn cho người đó biết thật ra trong thâm tâm, bạn đâu có muốn xúc phạm người đó. Cần cho người đó biết sự hối tiếc này, vì nó chứng tỏ bạn thừa nhận là mình đã sai. Trách nhiệm là bạn ngầm bảo chỉ có bạn chịu lỗi, không đổ lên đầu ai khác. Một thái độ rất can đảm. Chữa trị là thái độ chân thành muốn sửa sai, vì thế bạn thấy con cái [còn nhỏ] xin lỗi cha mẹ bao giờ cũng lí nhí kèm theo câu: “Con không dám tái phạm nữa”.

Nếu ba yếu tố quan trọng đó mà không có trong lời nói và thái độ xin lỗi của bạn thì người kia sẽ thấy có “cái gì đó” trống rỗng trong lời xin lỗi của bạn!

Theo Báo Giáo Dục TPHCM

Có câu nói nói rằng “Một lời xin lỗi vụng về cò tốt hơn sự im lặng”. Trong cuộc sống, không thể tránh khỏi những sai lầm. Quan trọng là biết sửa sai, nhận ra những điều mình làm chưa đúng, bạn sẽ nhận được sự tôn trọng và tha thứ của người khác. Giá trị của lời xin lỗi có sức mạnh to lớn trong việc thể hiện tính cách, phẩm chất của chính bạn.

Lời xin lỗi có ý nghĩa như thế nào?

Xin lỗi được hiểu đơn giản chính là việc bạn tự nhận ra những khuyết điểm của bản thân mình. Hơn nữa, giá trị của lời xin lỗi nằm ở cách bạn tự nhận ra những lời nói, hành động mà mình đã gây tổn thương cho người khác. Văn hóa xin lỗi là nét đẹp vô cùng cao quý, cần được lan tỏa trong đời sống hàng ngày. Chúng ta có thể nhận thấy vô vàn giá trị của lời xin lỗi như sau:

Lời xin lỗi giúp cả hai bên thấu hiểu nhau hơn

Trong lúc nóng giận, bạn không còn bình tĩnh để nhận ra những việc mình đã làm sai. Khi đã ổn định cảm xúc trở lại, lời xin lỗi sẽ giúp đối phương cảm nhận được thành ý và thấu hiểu tính cách, nỗi lòng của bạn nhiều hơn. Giá trị của lời xin lỗi được cảm nhận bằng việc xoa dịu nỗi đau của người khác, giảng hòa và duy trì mối quan hệ của hai bên.

Khi nhận được lời xin lỗi, họ sẽ mở lòng hơn, chấp nhận sự chia sẻ và lắng nghe tâm sự của bạn. Chắc chắn, cả hai bên sẽ có nhiều cơ hội cùng trải lòng. Lời xin lỗi giúp chúng ta mở rộng cánh cửa của sự bao dung, kết nối tình yêu giữa mọi người xung quanh.

Xin lỗi mang lại lợi ích cho cả đôi bên

Giá trị của lời xin lỗi còn nhiều hơn thế. Không chỉ mang lại giá trị cho chính bản thân bạn mà còn giúp ích cho người nhận lời xin lỗi. Khi bạn đã dũng cảm nhận lỗi là lúc bạn thể hiện thái độ dám chịu trách nhiệm với những gì mình đã nói, đã làm, gạt bỏ cái tôi cá nhân để duy trì mối quan hệ tốt đẹp của cả hai.

Nó sẽ xóa bỏ rào cản về khoảng cách giữa hai người, tạo điều kiện cho hai người mở rộng hợp tác, cùng nhau tạo nên nhiều điều tốt đẹp hơn. Cả bạn và đối phương sẽ có cảm giác thanh thản, xích lại gần nhau. Do đó, lời xin lỗi mang nhiều  to lớn đối với hai người.

Lời xin lỗi giúp bạn hoàn thiện bản thân

Để trở thành một phiên bản hoàn hảo của chính mình, bạn cần phải không ngừng trau dồi rèn luyện bản thân. Và việc nhận ra giá trị của lời xin lỗi cũng như biết cách nói lời xin lỗi đúng cách chính là phương châm giúp bạn hoàn thiện bản thân mình.

Bạn nên biết cách nói ra lời xin lỗi đúng lúc, đúng chỗ, cộng với sự tinh tế và khéo léo trong truyền tải thông điệp, chắc chắn, bạn sẽ nhận được sự quan tâm và chia sẻ của mọi người xung quanh.

Giá trị của lời xin lỗi trong cuộc sống

Trong giao tiếp, công việc và đời sống hàng ngày, lời xin lỗi đều mang những giá trị riêng. Cuộc sống của chúng ta sẽ không còn ý nghĩa tốt đẹp nếu toàn dối trá. Bởi vậy, bạn cần phải ý thức về nhân cách của bản thân, không nên giấu diếm những sai lầm của mình. Thay vào đó hãy chấp nhận những hậu quả do việc mà mình đã gây ra trước đó. Giá trị của lời xin lỗi trong cuộc sống có khả năng hóa giải cơn giận và ngăn chặn những việc làm tiêu cực có thể xảy ra trong tương lai.

Trong công việc, lời xin lỗi sẽ giúp bạn kịp nhận ra những sai sót, điểm yếu của bản thân để phát triển kỹ năng và nhanh chóng đạt được nhiều thuận lợi, thành tựu.

Bên cạnh đó, lời xin lỗi dành cho bạn bè, người thân sẽ giúp tất cả mọi người hiểu nhau, cùng san sẻ, đoàn kết vượt qua những vui buồn, khó khăn trong cuộc sống.

Cách nói lời xin lỗi văn minh

Nếu bạn đang rất khó mở lời và chưa biết cách thú nhận với người khác như thế nào, hãy thử tham khảo nguyên tắc: lời xin lỗi bao giờ cũng mang những từ “hối tiếc”, “mong rằng”, “không bao giờ”.

Giá trị của lời xin lỗi còn nằm ở thái độ, sự chân thành của người nói. Nếu bạn gượng ép bản thân với những câu từ “giả trân” thì chỉ gây sự bực mình và thiếu thiện cảm từ người khác. Bạn có thể khéo léo thể hiện lời xin lỗi qua những bước sau:

Chọn không gian xin lỗi: Bạn sẽ cảm thấy xấu hổ khi xin lỗi ở nơi đông người. Hãy tự tạo ra một cuộc hẹn tại nơi yên tĩnh, không gian này khiến bạn cảm thấy nói ra lời xin lỗi dễ dàng hơn.

Chuẩn bị trước lời xin lỗi: Để tránh sự lúng túng khi đối diện với đối phương những sai lầm, bạn có thể suy nghĩ trước những điều mình sẽ nói, sẽ làm khi gặp mặt và nói lời xin lỗi nhé!

Biến lời xin lỗi trở thành thói quen: Lời xin lỗi được sử dụng thường xuyên, đúng thời điểm sẽ có sức nặng chân thành.

Việc nhận ra giá trị của lời xin lỗi sẽ giúp bạn vươn tới một cuộc sống tốt đẹp. Tuy nhiên, đừng lạm dụng lời xin lỗi bừa bãi, bạn sẽ không nhận được sự cảm thông của mọi người và ngày càng sống ích kỷ, thiếu trách nhiệm. Chỉ sử dụng lời xin lỗi khi bạn thật sự hiểu ý nghĩa của nó nhé!

Bạn đọc quan tâm

Video liên quan

Chủ Đề