Tại sao bạn lại muốn làm công việc này

Dù hình thức phỏng vấn là gì thì “Tại sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này?” luôn là một câu hỏi mà bạn chắc chắn sẽ gặp phải trong bất cứ cuộc phỏng vấn tìm việc nào.

Mục đích của câu hỏi phỏng vấn “Tại sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này?”

Người phỏng vấn muốn có một câu trả lời thực sự cho lí do tại sao bạn muốn làm việc tại công ty của họ. Mặc dù có vẻ đây là một câu hỏi phỏng vấn dễ trả lời, nhưng nhiều người phỏng vấn sẽ hỏi: “Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?” hoặc “Tại sao bạn muốn làm việc cho chúng tôi?” để đánh giá mức độ quan tâm của bạn và để xem liệu bạn có dành thời gian để tìm hiểu về công ty hay không.

Khi phỏng vấn nhân viên tương lai, nhà tuyển dụng rất muốn xác định ứng viên nào thực sự muốn có được công việc và sẽ đầu tư công sức thực sự để cải thiện công ty, trái ngược với những người chỉ muốn một công việc, bất kỳ là công việc nào, bất kể vị trí này đòi hỏi điều gì.

Các việc cần thực hiện để trả lời câu hỏi “Tại sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này?”

Hiểu rõ chính mình

Trước khi bạn nói chuyện với nhà tuyển dụng, hoặc thậm chí là khi tìm việc, bạn cần nắm vững những gì bạn có thể cung cấp cho họ. Hãy phân tích mô tả công việc, từng điểm một. Tìm hiểu những gì nhà tuyển dụng đang tìm kiếm và viết ra từng yêu cầu công việc. Sau đó, xác định bạn có phù hợp hoặc vượt qua những yêu cầu đó ra sao. Viết ra những thành tích hoặc kỹ năng phù hợp của bạn cho từng yêu cầu.

Bạn nên nói về điểm mạnh và thành tích của mình và sẵn sàng đưa ra câu trả lời cụ thể cho các câu hỏi như “Điểm mạnh lớn nhất của bạn là gì?”, “Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?” và “Nói cho tôi biết về bạn” cũng như “Bạn biết gì về chúng tôi?” và “Tại sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này?”

Tìm hiểu về công ty

Hãy tìm hiểu mọi thứ về công ty mà bạn ứng tuyển. Khi bạn biết chi tiết về họ, văn hóa, mục tiêu, sản phẩm và những thách thức của họ, bạn sẽ có thể nói về bản thân và sự phù hợp của bạn với công ty. Hãy truy cập LinkedIn và đọc thông tin hồ sơ công ty. Bên cạnh đó cũng nên tìm kiếm thông tin về công ty trên Google và đọc tất cả những gì bạn tìm được. Ghé thăm trang web công ty của họ cũng là một cách để tìm hiểu thêm về họ.

Tìm hiểu về vị trí ứng tuyển

Bạn cần biết bạn phù hợp với công ty ở điểm nào. Một lần nữa, các trang web như LinkedIn sẽ cho phép bạn tìm kiếm hồ sơ nhân viên trong các phòng ban mục tiêu. Sử dụng các thông tin này để tìm hiểu thêm về trách nhiệm công việc của họ. Ngoài ra, sử dụng Google và xem trang web của công ty cũng sẽ cho phép bạn tìm hiểu thêm.

Tìm hiểu về người phỏng vấn

Hy vọng rằng bạn biết tên và chức danh công việc của người hoặc những người sẽ phỏng vấn bạn. Nếu bạn biết tên của họ, bạn có thể Google và xem Hồ sơ LinkedIn của họ để tìm hiểu thêm về họ. Có thể bạn sẽ có một điểm chung với họ như học chung trường, tham gia chung một hội nhóm, sở thích hoặc quê hương. Bất kỳ thông tin nào bạn có được có thể giúp bạn xây dựng mối quan hệ với họ bằng cách đề cập đến nó. 

Điều cần lưu ý khi trả lời câu hỏi “Tại sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này?”

Trong khi câu hỏi “Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?” là một câu hỏi đơn giản nhưng lại có thể gây khó khăn cho ứng viên vì thực sự không hề dễ dàng để trả lời câu hỏi này. Nếu có một câu trả lời quá ngắn hoặc quá đơn giản thì đó cũng sẽ không phải là một câu trả lời tốt.

Dưới đây là một số gợi ý để câu trả lời của bạn có thể nổi bật trong buổi phỏng vấn tìm việc, hãy cùng tham khảo nhé.

Luôn tập trung vào nhà tuyển dụng

Bạn có thể muốn làm việc tại công ty vì những lợi ích mà công ty mang lại hoặc uy tín của công ty hoặc mức lương nhận được. Tuy nhiên, nói ra lí do là một trong bất kỳ những điều này không phải là một ý tưởng tốt. Bạn cần nhớ rằng các công ty không kinh doanh để chăm sóc bạn. Họ ở đó để tạo ra lợi nhuận, để phát triển và thay đổi thế giới. Và họ muốn biết bạn có thể mang đến cho họ những gì nếu họ tuyển dụng bạn.

Vì vậy, hãy bắt đầu câu trả lời này với những gì bạn có thể làm cho họ. Tại sao bạn là người phù hợp nhất cho vai trò này? Bạn sẽ giúp họ đạt được mục tiêu bằng cách nào?

Sau đó, chia sẻ những gì bạn muốn và vị trí đó hấp dẫn bạn như thế nào

Một khi bạn đã thiết lập những gì bạn có thể làm cho nhà tuyển dụng, hãy hiểu tại sao vị trí đó lại hấp dẫn bạn đến vậy.

Giả sử bạn đang phỏng vấn cho một công việc tại một công ty kế toán lớn, hãy bắt đầu bằng cách bạn có kỹ năng kế toán tuyệt vời và nghĩ rằng bạn là một sự phù hợp hoàn hảo cho vai trò. Sau đó, nói về ước mơ làm việc cho một công ty lớn của bạn vì tất cả các cơ hội mà nó mang lại.

Hãy chân thật

Sau cùng, hãy đọc lại câu trả lời của bạn. Một câu trả lời ngắn gọn và rõ ràng sẽ giúp người phỏng vấn hiểu ngay vấn đề.

Hãy nói một cách chân thật về cả những gì bạn có thể làm cho công ty và lý do tại sao bạn muốn làm việc ở đó. Nếu không có lý do xác thực, chắc chắn bạn sẽ không nhận được công việc. Bạn càng chân thật, bạn càng dễ dàng giành được thiện cảm của người phỏng vấn hơn.

Ví dụ về cách trả lời câu hỏi “Tại sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này?”

Câu trả lời mẫu liên quan đến chất lượng sản phẩm của nhà tuyển dụng

“Tôi đã sử dụng các sản phẩm phần mềm của công ty anh/chị trong nhiều năm và luôn rất ấn tượng với những đổi mới và sự nhiệt tình trong việc hướng dẫn khách hàng sử dụng chúng một cách hiệu quả. Với chất lượng cao của sản phẩm công ty, sản phẩm của anh/chị đã được mọi người sử dụng rộng rãi. Tôi rất muốn giúp công ty tiếp tục đổi mới và tăng thị phần.”

Câu trả lời mẫu liên quan đến thương hiệu tuyển dụng

“Công ty này được biết đến là một nơi có môi trường làm việc tuyệt vời. Công ty đã đánh giá cao giá trị của nhân viên và khuyến khích họ học hỏi, phát triển và ngày càng tiến bộ hơn. Điều này có nghĩa là nhân viên vui vẻ khi làm việc ở đây trong thời gian dài, vượt qua thời gian trung bình gắn bó với công ty của các nhân viên khác. Đồng thời công ty cũng nhận được sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ, sản phẩm. Điều này mang lại lợi ích cho cả các cổ đông, nhân viên, khách hàng và tôi rất vui mừng khi được tham gia tổ chức này.”

Câu trả lời mẫu liên quan đến uy tín của doanh nghiệp

“Công ty này là một trong những công ty kế toán hàng đầu ở thành phố và có rất nhiều khách hàng tin tưởng. Đối tác của công ty là những người thường xuyên phát biểu tại các hội nghị, ủng hộ các biện pháp bảo mật mạnh mẽ để bảo đảm các giao dịch tài chính và thông tin. Những dấu hiệu này cho thấy công ty là một tổ chức đi đầu trong lĩnh vực dịch vụ kế toán. Với các kiến thức của tôi về an ninh mạng, tôi rất quan tâm đến việc áp dụng công nghệ mới nhất cộng với khả năng phán đoán để giữ các thông tin nhạy cảm này an toàn nhất có thể.”

Nhìn bề ngoài, “Tại sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này?” có vẻ như một câu hỏi đơn giản. Tuy nhiên, nhiều người tìm việc đã đánh mất cơ hội được mời phỏng vấn vì cách trả lời câu hỏi này. Chủ đề này có thể nói luôn xuất hiện trong mọi cuộc phỏng vấn, vì vậy hãy sử dụng lời khuyên trên đây để tận dụng tối đa câu trả lời của bạn và nhận được lời mời làm việc. Với sự chuẩn bị chu đáo, lần sau khi được hỏi “Tại sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này?”, bạn sẽ có nhiều cơ hội nhận được việc làm mong muốn.

Khi đi phỏng vấn, chúng ta thường xuyên phải đối mặt với những câu hỏi đau đầu và hóc búa. Một trong số đó chính là “Vì sao bạn muốn ứng tuyển vị trí này?”. Đây là câu hỏi vô cùng quan trọng quyết định cái nhìn của nhà tuyển dụng đối với bạn. 

Nếu bạn cũng đang phân vân không biết trả lời ra sao khi gặp câu hỏi này, thì hãy tìm hiểu ngay đáp án cùng Glints trong bài viết bên dưới. 

Mục đích câu hỏi “Vì sao bạn muốn ứng tuyển vị trí này?”

Để trả lời được câu hỏi này, trước tiên bạn cần phải biết được tại sao nhà tuyển dụng lại đặt ra nó. Mục đích của loại câu hỏi dò xét như tại sao bạn phù hợp với vị trí này hay vì sao bạn lại chọn công ty chúng tôi chỉ gồm 3 vấn đề chính. 

Trước hết, họ muốn biết được liệu bạn có phù hợp với công việc này hay không. Do đó, trước khi ứng tuyển, bạn cần phải tìm hiểu kỹ về công việc cũng như vị trí mà mình sắp đảm nhiệm. 

Nếu cảm thấy thật sự phù hợp và bản thân có hứng thú thì hãy ứng tuyển. Điều này sẽ giúp bạn có quyết tâm hơn và dễ dàng trải qua các cuộc phỏng vấn. 

Độ phù hợp là một trong những yếu tố quan trọng nhất, bởi nó sẽ quyết định tinh thần và sự nhiệt huyết trong công việc của bạn, cũng như mức độ gắn bó lâu dài với công ty. 

Nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ ưa chuộng hơn một ứng viên có tìm hiểu về công việc, hiểu biết về vị trí của mình và xác định bản thân thật sự yêu thích nó. 

Thứ hai, câu hỏi này còn muốn cân nhắc xem liệu bạn đã chuẩn bị kỹ càng cho buổi phỏng vấn này hay chưa. 

Những câu hỏi như “Vì sao bạn muốn ứng tuyển vị trí này?” thường xuyên xuất hiện trong các buổi phỏng vấn, và để trả lời một cách tự tin, trôi chảy thì cần phải có sự chuẩn bị từ trước. Hãy lên những ý mình muốn nói và nghĩ đến các tình huống có thể xảy ra. 

Mục đích của câu hỏi tại sao bạn ứng tuyển vị trí này 

Thứ ba, câu hỏi tại sao bạn phù hợp với vị trí này còn muốn biết mục tiêu và định hướng sắp tới của bạn, và cân nhắc xem liệu nó có thật sự phù hợp với chiến lược phát triển sắp tới của công ty hay không. 

Nhà tuyển dụng sẽ lựa chọn một ứng viên có thể gắn bó trong thời gian dài với công ty, thay vì những người có mục tiêu ngắn hạn.  

4 điều cần thể hiện khi trả lời “Tại sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này?”

Vậy, để đáp ứng được những mục tiêu phía trên, bạn cần thể hiện điều gì khi trả lời câu hỏi này? Dưới đây là 4 điều mà các nhà tuyển dụng thường hướng đến: 

Nêu rõ mục tiêu, định hướng của bạn

Mục tiêu và định hướng trong tương lai chính là 2 yếu tố mà nhà tuyển dụng quan tâm bậc nhất. 

Vì điều này sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng quyết định đến năng suất làm việc cũng như thời gian mà bạn có thể đồng hành cùng công ty. Các ứng viên có định hướng giống với chiến lược phát triển trong tương lai sẽ là những đối tượng được cân nhắc. 

Bên cạnh đó, việc nắm bắt được mục tiêu và định hướng công việc cũng sẽ giúp công ty xây dựng kế hoạch đào tạo và phân bố công việc cho bạn phù hợp hơn. Do đó, hãy thể hiện thật rõ ràng mục tiêu của bản thân khi trả lời câu hỏi “Vì sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này?”.

Nêu ra sự liên kết giữa đam mê, sở thích và vị trí ứng tuyển

Một ứng viên được yêu thích sẽ là người có đam mê với công việc, cũng như có những ưu điểm phù hợp với vị trí ứng tuyển. 

Vì vậy, hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được sở thích của bạn trùng hợp với công việc như thế nào, và bạn có những thế mạnh ra sao để làm việc được năng suất. 

Ví dụ, khi ứng tuyển vào vị trí nhân viên của phòng Content, hãy nói rằng thế mạnh của mình là ở mảng sáng tạo, và bản thân cũng rất hay nảy ra những ý tưởng mới. 

Điều này sẽ giúp bạn ghi điểm hơn trong mắt nhà tuyển dụng, vì những ưu điểm trên là vô cùng cần thiết đối với công việc mà bạn đang ứng tuyển. 

Làm nổi bật sự nhiệt huyết, trách nhiệm trong công việc

Sự nhiệt huyết luôn là một trong những yếu tố quan trọng của một tân binh. Do đó, hãy thể hiện điều này khi trả lời phỏng vấn. 

Đối với nhà tuyển dụng, chắc chắn họ sẽ ưng ý một ứng viên có sự nhiệt huyết, sẵn sàng đặt việc chung lên đầu hơn là người chỉ quan tâm đến lương bổng. ĐIều này còn quan trọng hơn khi bạn đi thử sức ở các vị trí thực tập sinh hay học việc. 

Hãy cho nhà tuyển dụng thấy sự nhiệt huyết của bạn 

Đọc thêm: Tư Thế Ngồi Khi Phỏng Vấn Chuẩn Giúp “Ghi Điểm” Với Nhà Tuyển Dụng

Thể hiện vị trí này giúp bạn tiến bộ như thế nào

Mối quan hệ giữa nhân viên và công ty có tính chất hai chiều. Do đó, nhà tuyển dụng không chỉ quan tâm đến những đóng góp mà bạn có thể làm cho công ty, mà còn phải cân nhắc xem liệu công ty có thể giúp gì cho bạn trong quá trình làm việc hay không. 

Ví dụ, bạn đang thử sức ở vị trí thực tập sinh của chuyên ngành Marketing, liệu sau khi hoàn thành xong thời gian thực tập, bạn có thêm được kinh nghiệm hay kỹ năng gì hay không? 

Chỉ khi cả hai bên đều giúp nhau cùng phát triển, thì ứng viên mới thật sự nhiệt huyết. Bởi họ cảm thấy bản thân đang được đặt trong một mối quan hệ cả hai cùng phát triển, chứ không phải chỉ đóng góp cho công ty mà không nhận lại được gì. 

Mẫu câu trả lời “Tại sao bạn lại ứng tuyển vào vị trí này?”

Nếu bạn vẫn còn đang phân vân chưa biết trả lời câu hỏi này như thế nào, thì hãy để Glints cung cấp cho bạn một số mẫu câu trả lời thật ấn tượng nhé: 

Vị trí Content

  • “Tôi ứng tuyển vị trí này bởi cảm thấy nó thật sự phù hợp với sở thích viết lách của tôi. Bên cạnh đó, tôi còn có thói quen đọc sách hàng ngày. Việc dành ra khoảng 5 tiếng để đọc sách mỗi ngày giúp tôi tích lũy được nhiều vốn từ hơn, cũng như biết cách áp dụng vào công việc như thế nào cho hợp lý. Tôi tin chắc rằng với những kỹ năng mình có được, tôi thật sự phù hợp với vị trí nhân viên Content”.
  • “Bản thân tôi là một người có thế mạnh về sáng tạo ý tưởng. Tôi có trí tưởng tượng khá phong phú và thường xuyên nghĩ ra nhiều ý tưởng hay ho. Trải qua một số công việc, tôi cũng đã có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc xây dựng nội dung và quảng bá sản phẩm. Do đó, tôi nghĩ bản thân phù hợp với vị trí này”.

Vị trí Nhân sự

  • “Hiện nay, tôi đang là sinh viên năm cuối của chuyên ngành quản trị nhân sự. Do đó, việc tìm cho mình một công việc đúng chuyên ngành là vô cùng cần thiết”. 
  • “Bản thân tôi cũng đã từng có kinh nghiệm làm thực tập sinh ở mảng này cho một số doanh nghiệp, do đó tôi nghĩ rằng mình thực sự phù hợp với vị trí này”. 
  • “Hơn thế, công ty mình là một doanh nghiệp nổi tiếng với bề dày không chỉ trong sự phát triển mà còn trong lĩnh vực đào tạo và bồi dưỡng nhân viên mới. Vì vậy, tôi hy vọng bản thân có thể phát triển tốt và hoàn thiện bản thân hơn ở môi trường này”.
  • “Với kinh nghiệm và sự nhiệt huyết của mình, tôi cũng rất mong mình sẽ có thể đóng góp được phần nào để công ty ngày càng phát triển”. 

Đọc thêm: Bộ Câu Hỏi Phỏng Vấn Hành Chính Nhân Sự Và Cách Trả Lời

Vị trí IT

  • “Lý do đầu tiên khiến tôi quyết định ứng tuyển vào vị trí này là bởi tôi có niềm đam mê lớn với công nghệ. Từ nhỏ, tôi đã có sở thích mày mò và tìm hiểu những điều mới lạ ở các thiết bị công nghệ như điện thoại hay máy tính. Tôi cũng đã có nhiều kinh nghiệm ở mảng IT này qua một số công việc cá nhân”. 
  • “Vì thế, với kinh nghiệm và đam mê của mình, tôi nghĩ rằng mình có thể đóng góp cho công ty với vị trí là một nhân viên IT”.

Cách trả lời khi ứng tuyển vị trí nhân viên IT 

  • “Tôi nghĩ IT không chỉ là một kỹ năng, nó còn là một niềm đam mê lớn. Bản thân tôi nghĩ rằng mình có thể đáp ứng được cả hai yêu cầu này, do đó tôi lựa chọn trở thành một nhân viên IT. Đến với công ty mình, tôi mong rằng mình vừa có thể học hỏi để trau dồi thêm bản thân, vừa có thể đóng góp để cùng đồng hành và phát triển”. 
  • “Bản thân tôi nhận thấy kế toán là vị trí yêu cầu không chỉ kinh nghiệm mà còn là kiến thức nền tảng. Tôi tốt nghiệp chuyên ngành kế toán của Đại học X, do đó tôi nghĩ rằng bản thân có thể phù hợp với vị trí này của công ty”. 
  • “Trong 1 năm qua, tôi cũng đã tự rèn luyện bản thân bằng cách tham gia vào những khóa thực tập của nhiều công ty lớn nhỏ”. 
  • “Hy vọng với kinh nghiệm của mình, có thể đồng hành để giúp công ty ngày càng phát triển”. 

Cách trả lời khi ứng tuyển vị trí kế toán 

Trên đây là một số cách trả lời cho câu hỏi “Vì sao bạn muốn ứng tuyển vị trí này?”. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin hữu ích, để bạn có thể tự tin hơn trong những lần phỏng vấn sắp tới.

Đọc thêm: Top Những Việc Cần Làm Sau Khi Phỏng Vấn Với Nhà Tuyển Dụng 

Tác Giả

Video liên quan

Chủ Đề