Tại sao bị khàn tiếng

Khàn tiếng lâu ngày do đâu?

Khàn tiếng xảy ra khi dây thanh âm chịu một sự tác động nào đó, khiến bộ phận này rung động không đều hoặc phù nề, không khép kín. Bình thường, khàn tiếng sẽ cải thiện sau vài ngày, nhưng nếu kéo dài thì bạn cần hết sức lưu ý bởi nó có thể là dấu hiệu của các bệnh như:

Viêm thanh quản mạn tính

Khàn tiếng lâu ngày có thể do trước đó người bệnh mắc viêm thanh quản cấp nhưng không khắc phục triệt để, dẫn tới tái phát nhiều lần và thành mạn tính. Ngoài khàn tiếng, mất tiếng, người bị viêm thanh quản mạn còn bị đau rát họng, ho nhiều, nói nhanh mệt…

Tổn thương thực thể tại thanh quản

Những tổn thương tại thanh quản như: hạt xơ dây thanh, polyp dây thanh, u nang dây thanh… thường gặp ở người làm công việc phải sử dụng giọng nói nhiều, ví dụ như: giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên… Nguyên nhân là vì họ lạm dụng giọng nói thường xuyên, không cho dây thanh thời gian nghỉ ngơi và phục hồi tổn thương, dẫn đến khản tiếng, hụt hơi…

Tại sao bị khàn tiếng

Các tổn thương tại thanh quản có thể là nguyên nhân gây khàn tiếng lâu ngày (ảnh minh họa)

Tổn thương dây thần kinh thanh quản

Vì một lý do nào đó mà dây thần kinh chi phối giọng nói bị tổn thương hoặc liệt sẽ không thể điều khiển được dây thanh âm để tạo ra giọng nói bình thường. Thay vào đó, giọng nói sẽ có sự biến đổi, biểu hiện bằng việc khàn tiếng kéo dài, âm thanh ồm ồm.

Ung thư

Trường hợp này thường gặp ở người lớn tuổi hoặc nghiện thuốc lá lâu năm. Dấu hiệu ban đầu đôi khi chỉ là khàn tiếng lâu ngày, nói nhanh mệt, sau một thời gian mới xuất hiện các triệu chứng khác như: khó thở, ho ra máu, nuốt đau…

Mặt khác, khàn tiếng lâu ngày cũng đến từ thói quen ăn uống và sinh hoạt của bạn. Hút thuốc lá, dị ứng hay trào ngược dạ dày thực quản… đều có thể kích thích dây thanh âm và cổ họng, làm chất nhầy tiết ra nhiều hơn, từ đó dẫn đến khàn tiếng.

Nhưng theo các chuyên gia, nguyên nhân sâu xa dẫn tới khàn tiếng lâu ngày là do niêm mạc thanh quản vốn mỏng manh nên dễ bị tổn thương, viêm nhiễm trước sự tấn công của virus, vi khuẩn gây hại, từ đó tái phát thường xuyên.

Khàn tiếng kéo dài có nguy hiểm không?

Về bản chất, khàn tiếng không phải bệnh mà là dấu hiệu của nhiều bệnh lý, tình trạng khác nhau. Vì vậy, tùy theo từng mức độ và biểu hiện cụ thể mà khàn tiếng lâu ngày có thể chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc, hay nặng hơn là gây nguy hiểm cho sức khỏe. Cụ thể:

Ảnh hưởng đến hệ hô hấp

Nếu đã từng bị khàn tiếng thì có lẽ bạn sẽ hiểu cảm giác khó chịu, vướng víu như có thứ gì đó mắc kẹt trong cổ họng nên muốn khạc nhổ để tống khứ nó ra ngoài. Nhưng chính hành động này lại là thủ phạm làm tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng hơn.

Hôi miệng

Dịch tiết ra từ ổ viêm nhiễm sẽ làm khoang miệng có mùi hôi khó chịu. Ngoài ra, nhiều người vì khàn tiếng lâu ngày nên hạn chế giao tiếp, làm tuyến nước bọt hoạt động kém, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển, gây ra hôi miệng.

Ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và nuốt

Khàn tiếng thường đi kèm với đau rát họng gây hạn chế khi nuốt, khiến việc ăn uống và nói chuyện bình thường đều trở nên khó khăn. Lâu dần, chỉ cần nói nhiều một chút là người bệnh cảm thấy mệt, hay bị hụt hơi nên ngại trò chuyện, giao tiếp, ảnh hưởng lớn đến công việc.

Tại sao bị khàn tiếng

Khàn tiếng kéo dài ảnh hưởng đến công việc của người mắc (ảnh minh họa)

Công thức từ thảo dược giúp hỗ trợ cải thiện khàn tiếng lâu ngày, phòng tránh tái phát

Khàn tiếng kéo dài có thể gây ra những trở ngại trong công việc và cuộc sống của bạn. Để sớm cải thiện điều này, bạn hãy hạn chế nói chuyện càng nhiều càng tốt, vệ sinh khoang miệng thường xuyên, tránh khói thuốc lá, không khạc nhổ và cần giữ ấm cổ họng khi ở trong phòng lạnh.

Cùng với việc lưu ý những thói quen trong ăn uống và sinh hoạt để không gây kích ứng thêm cho thanh quản thì một giải pháp đang được đánh giá cao hiện nay là sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thảo dược nhằm hỗ trợ nâng cao sức đề kháng dây thanh, góp phần làm giảm triệu chứng khàn tiếng. Một trong số đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính từ cao rẻ quạt.

Nghiên cứu tại Trung Quốc năm 2015 cho thấy: Thân, rễ rẻ quạt chứa nhiều nhóm hoạt chất như isoflavonoid, flavonoid, iridal-triterpenoid. Đây đều là những hoạt chất có tác dụng như kháng sinh thực vật giúp hỗ trợ kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa mạnh, vị thuốc này đặc biệt có hiệu quả đối với các bệnh đường hô hấp như: khàn tiếng, mất tiếng, viêm thanh quản…

Tại sao bị khàn tiếng

Rẻ quạt giúp hỗ trợ cải thiện khàn tiếng lâu ngày hiệu quả, an toàn (ảnh minh họa)

Để nâng cao tác dụng của rẻ quạt, các nhà khoa học còn kết hợp thêm với nhiều thảo dược khác như: bán biên liên, bồ công anh, sói rừng giúp tiêu viêm, giảm sưng, hỗ trợ cải thiện nhanh triệu chứng khản tiếng, mất tiếng hiệu quả. Đồng thời, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho tế bào dây thanh âm đang tổn thương hoặc suy yếu, phục hồi các tổn thương mạn tính, phòng ngừa tái phát.

Với thành phần chính từ cao rẻ quạt chứa các kháng sinh thực vật, chống viêm thực vật nên sản phẩm rất thân thiện với cơ thể, dễ hấp thu, giúp hỗ trợ cải thiện nhanh triệu chứng khản tiếng, mất tiếng mà không gây tác dụng phụ. 

Khàn tiếng lâu ngày có thể cải thiện được khi bạn nắm rõ nguyên nhân và tìm ra phương pháp xử lý phù hợp. Để khôi phục giọng nói, tự tin khi giao tiếp, hãy ăn uống và sinh hoạt khoa học, kết hợp sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính từ cao rẻ quạt mỗi ngày!

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tiêu Khiết Thanh - Giữ gìn sự trong sáng của giọng nói

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tiêu Khiết Thanh là sản phẩm được kết hợp từ các loại thảo dược như: rẻ quạt, bán biên liên, bồ công anh, sói rừng. Sản phẩm có công dụng: Thanh nhiệt, giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng: ho, đau họng, viêm thanh quản, khản tiếng, mất tiếng; Dùng cho người bị viêm họng, khản tiếng, mất tiếng, viêm thanh quản.

Đặc biệt, theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam, có đến 90,8% người tiêu dùng hài lòng về hiệu quả cải thiện khản tiếng, mất tiếng, viêm thanh quản… khi sử dụng sản phẩm Tiêu Khiết Thanh.

Tại sao bị khàn tiếng

Tiêu Khiết Thanh - Giúp cải thiện khàn tiếng lâu ngày hiệu quả, an toàn

Sản phẩm được tiếp thị bởi Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu.

GPQC: 02501/2019/ATTP-XNQC

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Để tiết kiệm chi phí cho người sử dụng, nhãn hàng Tiêu Khiết Thanh đang có chương trình ưu đãi đặc biệt: 

- Mua 6 tặng 1: Khi mua 6 hộp Tiêu Khiết Thanh 30 viên, quý khách sẽ được tặng 1 hộp cùng loại.

- Mua 1 tặng 1: Khi mua 1 hộp Tiêu Khiết Thanh 180 viên, quý khách sẽ được tặng 1 hộp Tiêu Khiết Thanh 30 viên.

- Mua 2 tặng 1: Khi mua 2 hộp Tiêu Khiết Thanh 90 viên, quý khách sẽ được tặng 1 hộp Tiêu Khiết Thanh 30 viên thông qua hình thức tích điểm nhận quà.

Hơn nữa, nhãn hàng Tiêu Khiết Thanh cam kết hoàn tiền 100% nếu quý khách sử dụng không hiệu quả. Hãy đăng ký để được tham gia chương trình. Chi tiết liên hệ: 024.7302.9996.  


Thu Hương

Khàn giọng (khàn tiếng) không phải là một bệnh nặng nhưng nếu gây khó chịu, bất tiện và mất tự tin khi giao tiếp. Việc phòng tránh hiện tượng khàn giọng này không khó, chỉ cần bạn biết và chú ý làm theo.

Khàn tiếng là một hiện tượng thay đổi bất thường trong giọng nói của bạn với triệu chứng phổ biến là khô, ngứa cổ họng. Khi bạn bị khàn tiếng, giọng nói của bạn sẽ không được trong và mượt như bình thường mà âm bạn phát ra sẽ yếu hơi, nghe trần và nhỏ.

Khàn tiếng có thể là hậu quả của việc thanh quản bị viêm (viêm thanh quản). Bệnh khàn tiếng thường chỉ kéo dài một vài ngày nhưng nếu bạn bị khàn tiếng kéo dài trong một vài tuần thì bạn phải xem xét cẩn thận hơn, thậm chí bạn cần phải đến gặp bác sĩ để tìm hiểu rõ tình trạng bệnh của mình.

Tại sao bị khàn tiếng

Khàn giọng là hiện tượng thay đổi ất thường trong giọng nói của bạn

Khàn tiếng thường được gây ra do nhiễm virus ở đường hô hấp trên. Có thể xuất hiện khi bạn bị viêm họng, viêm đường hô hấp. Các yếu tố phổ biến khác có thể góp phần, hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng khàn tiếng của bạn bao gồm:

– Do trào ngược axit, tức axit ở dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ra hiện tượng ho, khàn tiếng

Hút thuốc

– Uống thức uống chứa caffeine và cồn

– La hét hoặc lạm dụng dây thanh âm của bạn

– Dị ứng

– Hít phải các chất độc hại

– Ho quá mức

Tại sao bị khàn tiếng

Khàn tiếng có thể xuất hiện khi bạn bị ho nặng và lâu ngày

– Hạn chế nói chuyện và la hét nhiều trong thời gian bị khàn giọng

– Uống nhiều chất lỏng ẩm. Chất lỏng có thể làm giảm một số triệu chứng của bạn và làm ẩm cổ họng của bạn. Tránh chất chứa caffeine và rượu, vì chúng có thể làm khô cổ họng của bạn.

– Hãy tắm nước nóng, vì hơi nước từ vòi sen sẽ giúp mở đường hô hấp của bạn và cung cấp độ ẩm.

– Ngăn chặn hoặc hạn chế hút thuốc lá vì thuốc lá có thể gây kích thích cổ họng của bạn.

– Làm ẩm cổ họng của bạn bằng cách nhai kẹo cao su. Điều này kích thích tiết nước bọt và có thể giúp làm dịu cổ họng của bạn.

– Loại bỏ chất gây dị ứng từ môi trường của bạn. Dị ứng thường có thể làm trầm trọng thêm hoặc kích hoạt khản giọng.

Tại sao bị khàn tiếng

La hét sẽ làm tổn thương dây thanh quản và gây ra hiện tượng khàn giọng

Bằng việc điều chỉnh thói quen hằng ngày của bạn, bạn có thể bảo vệ dây thanh âm, hạn chế được hiện tượng khàn tiếng. Dưới đây là một số lời khuyên hữ ích cho bạn.

– Bỏ hút thuốc và tránh khói thuốc lá. Hít khói thuốc có thể gây ra sự kích thích của dây thanh âm và thanh quản và có thể làm khô cổ họng của bạn.

– Rửa tay thường xuyên. Khàn tiếng thường được gây ra bởi một bệnh nhiễm trùng hô hấp do virus. Rửa tay của bạn sẽ ngăn chặn sự lây lan của vi trùng và giữ cho bạn khỏe mạnh.

– Uống đủ nước:chất lỏng loãng sẽ luôn giữ độ ẩm cho cổ họng bạn. Vì vậy hãy uống đủ lượng nước cơ thể bạn cần mỗi ngày nhé.

– Tránh đồ uống có caffeine và đồ uống có cồn.

– Cố gắng hạn chế việc quá sức cho cổ họng như hét to, nói quá nhiều, hát lâu,..Điều này có thể làm tăng áp lực lên dây thanh âm và gây viêm.

Đừng chủ quan khi bị khàn giọng

Đau họng không ho là tình trạng gì?

Đau họng kéo dài do nguyên nhân nào?

Tại sao bị khàn tiếng

Uống nhiều nước và giữ ẩm cho cổ họng là cách bảo vệ cổ họng và giọng nói của bạn

Khàn giọng không phải là một hiện tượng nguy hiểm. Nhưng nếu bạn bị khản giọng kéo dài và mãn tính thì nguyên nhân có thể đến từ một căn bệnh nghiêm trọng nào đó đang tiềm ẩn trong bạn. Việc xác định sớm nguyên nhân khàn tiếng kéo dài của bạn có thể ngăn chặn tình trạng của bạn và tránh trường hợp bệnh tình tồi tệ hơn, hạn chế nguy hại cho dây thanh âm hoặc cổ họng của bạn. Nếu bạn thấy hiện tượng khàn tiếng kéo dài quá lâu, ít dấu hiệu thuyên giảm, hoặc khàn giọng có kèm theo chảy nước dãi, khó thở thì bạn cần đến gặp bác sĩ tại các phòng khám, bác sĩ để được kiểm tra và chữa trị nhé.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/