Tại sao bình oxy lại nổ

Trước số ca mắc COVID-19 đang gia tăng cao tại nước ta, trong những ngày qua, không chỉ người dân ở TP Hồ Chi Minh và các tỉnh đang bùng phát dịch, mà người dân Hà Nội cũng tìm mua các thiết bị thở máy, thiết bị tạo oxy, tích trữ các bình khí oxy để “phòng” cho những tình huống dịch có thể xảy ra.  

Việc người dân tìm mua và dự trữ máy thở, các bình khí oxy ở nhà có thực sự cần thiết hay không? 

Ths.BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, đối với các trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 có xuất hiện tình trạng suy hô hấp, khó thở thì việc sử dụng các thiết bị, hệ thống hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhân là điều cần thiết. Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp bệnh nhân COVID-19 đều cần đến thở máy. 

Tại sao bình oxy lại nổ
Ths.BS Nguyễn Trọng Khoa.

BS Khoa cho biết, theo dữ liệu được ghi nhận trong đợt dịch lần này có khoảng 80% các bệnh nhân không triệu chứng hoặc có biểu hiện lâm sàng nhẹ chỉ có khoảng 5% số ca cần thở oxy gọng kính, 0,17% thở máy không xâm nhập và 1,3% số ca thở máy xâm nhập. Việc thiết lập, vận hành và đưa vào sử dụng hệ thống máy thở cũng khác và yêu cầu cao hơn so với các thiết bị theo dõi sức khỏe thông thường tại nhà như nhiệt kế, máy đo huyết áp, máy đo đường huyết… mà người dân có thể sử dụng.

Theo đó việc thiết lập và vận hành hệ thống máy thở cần được thực hiện tại các cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị phụ trợ (hệ thống oxy, hệ thống khí nén), cần có thầy thuốc (bác sĩ, điều dưỡng) được đào tạo chuyên môn bài bản để vận hành. Đồng thời quá trình bệnh nhân sử dụng máy thở cũng cần được kiểm tra, theo dõi định kỳ, tiến hành các xét nghiệm cần thiết để có những chỉ định và xử lý kịp thời.

"Do đó trong điều kiện gia đình thì không thể thiết lập các hệ thống máy thở, cũng như không thể cắt cử các kíp chuyên môn đến vận hành và theo dõi việc sử dụng máy thở tại nhà riêng cho bệnh nhân", BS Khoa nói.

BS Khoa cho biết: Bộ Y tế và TP Hồ Chí Minh cam kết không thiếu máy thở, khí oxy cho người bệnh, do đó người dân hoàn toàn có thể yên tâm. Người dân không nên mua, tích trữ máy thở vì vừa gây lãng phí do không thể tự dùng được, mà còn tạo sự khan hiếm nguồn cung khiến các cơ sở y tế, bệnh viện có thể không mua được máy cho bệnh nhân cần trong trường hợp dịch bệnh có những diễn biến khó lường.

Về vấn đề nguồn cung khí oxy, Bộ Y tế đã tiến hành khảo sát và đánh giá năng lực sản xuất oxy tại nước ta, kết quả cho thấy khả năng cung ứng oxy từ các đơn vị sản xuất trong nước cao gấp 30 lần so với nhu cầu hiện nay tại các bệnh viện, do đó nguồn cung cấp khí oxy cho cả nước nói chung hay tại TP Hồ Chí Minh nói riêng đều không thiếu. 

Thêm vào đó, BS Khoa khuyến cáo. mgười dân không nên mua, tích trữ các bình khí oxy tại nhà vì chẳng những không thể sử dụng được mà còn tiềm ẩn mối nguy cháy nổ rất lớn.


Tr.Hằng

Cập nhật: 19:59 - 25/08/2021 | Lần xem: 81541

Bình ô-xy y tế là một thiết bị được sử dụng khi bệnh nhân có vấn đề về hô hấp. Tuy bình oxy không quá khó sử dụng nhưng người dùng cần nắm kỹ các nguyên tắc khi sử dụng bình để cung cấp ô-xy cho người bệnh cũng như cần chú ý chú ý nơi đặt để, cách lắp tháo nhằm an toàn cháy nổ khi sử dụng.

1/ Chuẩn bị chỗ để bình ô-xy:

  • Dọn dẹp phần đầu giường của bệnh nhân để đặt bình ô-xy.
  • Đặt bình nơi không bị va chạm, không gian thông thoáng.
  • Bình cách xa nguồn nhiệt, nguồn điện (bếp ga, khói thuốc lá….) ít nhất 5 mét.

2/ Kiểm tra bình ô-xy:

  • Bình ô-xy xanh.
  • Bộ thở khí ô-xy hay còn gọi là bộ đồng hồ và cột chứa bi ô-xy, bình tạo ẩm, gồm: van điều chỉnh lưu lượng, đồng hồ đo áp suất, đo lưu lượng, bộ tạo ẩm.
  • Dây ô-xy thở có hoặc không kèm mặt nạ thở.

3/ Cách lắp đặt bình ô-xy:

Bước 1: Nối đồng hồ vào bình ô-xy. Chú ý xoay ren sau đó sau đó dùng mỏ lết siết chặt.

Bước 2: Đổ nước vào bình tạo ẩm.

  • Mực nước: Châm khoảng ½ bình
  • Dùng nước tinh khiết hoặc nước uống
  • Nước không được thấp hơn vạch trên bình (nếu có 2 vạch thì tính vạch dưới)

Bước 3: Lắp dây ô-xy vào bình tạo ẩm

Bước 4: Mở van bình ô-xy bằng cách xoay van bình ngươc5 với chiều kim đồng hồ.

Bước 5: Kiểm tra kim đồng hồ. Kim đồng hồ ở khu vực màu xanh là còn ô-xy, màu vàng là sắp hết ô-xy và màu đỏ là hết ô-xy.

Bước 6: Chỉnh liều lượng ô-xy. Xoay núm vặn ô-xy sao cho viên bi ngang số 2 (nghĩa là thở 2 lít/ phút)

Bước 7: Đeo dây ô-xy thở.

  • Đeo cannula mũi hoặc mặt nạ và hít thở đều
  • Đeo cannula: Kiểm tra gọng ô-xy xem có bị gãy, nứt. Chú ý chiều cong hướng xuống dưới, sau đó luồn dây qua tai và thắt nút.
  • Chú ý liều lượng ô-xy: Với Cannula, khởi đầu ở 2 lít/ phút, tối đa 6 lít/ phút. Với mặt nạ, khởi đầu ở 5 lít/ phút, tối đa 10 lít/ phút.

4/ Thứ tự tắt bình ô-xy:

Bước 1: Đóng chặt van bình: Xoay theo chiều kim đồng hồ.

Bước 2: Đợi đồng hồ ô-xy về mức 0.

Bước 3: Xoay núm xoay về mức 0

Bước 4: Tháo ren

5/ An toàn cháy nổ:

  • Khi vận chuyển: Đóng tất cả van và núm vặn. Cố định bình chắc chắn, không kéo lê và vận chuyển nhẹ nhàng.
  • Phòng hờ bình chữa cháy và thiết bị báo cháy (nếu có)
  • Chân tay, quần áo không dính dầu mỡ, dung dịch chứa cồn (ví dụ nước rửa tay khô…) khi lắp ráp bình ô-xy.
  • Van hở (có tiếng xì), không được tự ý sửa.
  • Không tự sang chiết khí hay nạp khí lạ vào bình.
  • Không chạm làm hư hỏng ren, nơi gắn dây ô-xy làm rò rỉ ô-xy.
  • Xanh tím môi và đầu ngón tay
  • Co kéo vị trí cơ trên vùng cổ và 2 bên sườn
  • Chóng mặt
  • Mạch trên 100 lần/phút. Đếm liên tục trong 1 phút bằng ngón 2 và 3.
  • Khó thở, thở nhanh >24 lần/ phút. Đếm nhịp thở bằng cách đặt tay lên thành bụng đếm sự di động thành bụng khi thở trong 1 phút.
  • Đo bằng máy SpO2 (nếu có): chỉ số <94%
  • Nguyên tắc chung khi cho bệnh nhân thở ô-xy:
  • Tránh làm khô đường thở bằng cách dùng bình tạo ẩm và uống thêm nước.
  • Khi thở ô-xy lâu phải duy trì ở liều thấp nhất mà bệnh nhân không khó thở. Không thở ở liều quá cao hoặc tăng liều quá nhanh. Điều chỉnh sau mỗi 15 phút.

Tại sao bình oxy lại nổ

Tại sao bình oxy lại nổ

Tại sao bình oxy lại nổ

Tải file tại đây !

Minh Hà, Yến Thư – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố (HCDC)

"Chi phí quan trọng hơn chất lượng, nhưng chất lượng là con đường tốt nhất để giảm chi phí" - Genichi Taguchi

Tại sao bình oxy lại nổ
Nơi xảy ra vụ nổ bình oxy ngày 4/9 vừa qua.

Ngày 4/9/2020 vừa qua, tại Khu công nghiệp Phú Thị (huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội) đã xảy ra vụ nổ bình oxy khiến công nhân Đinh Hoàng H. (sinh năm 1969, ở Hưng Yên) tử vong tại chỗ. Hai công nhân là Nguyễn Văn D. (sinh năm 1985 ở Vĩnh Phúc) và Nguyễn Thị N. bị thương. Nơi xảy ra vụ việc là Nhà máy Chế tạo kết cấu thép và sửa chữa máy xây dựng (Công ty Licogi 12).

Hiện nay, khí oxy được sử dụng rộng rãi cùng các loại khí khác như nitrogen, oxy, carbon, carbon dioxide, argon, hydro, helium, acetylene… Khí oxy được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau: Từ các ngành công nghiệp nặng (dầu khí, hoá dầu, hóa chất, điện, khai thác mỏ, luyện kim, kim loại)… đến các ngành dược phẩm, công nghệ sinh học, thực phẩm, nước, phân bón, điện hạt nhân, điện tử, hàng không vũ trụ…

Tại sao bình oxy lại nổ
Phong tỏa hiện trường vụ nổ tại Khu công nghiệp Phú Thị.

Đặc biệt trong lĩnh vực đóng tàu và xây dựng, bình chứa oxy được sử dụng rất nhiều để hàn và cắt kim loại. Nguy cơ mất an toàn tiềm ẩn trong quá trình quản lý, sử dụng chai chứa khí oxy là cháy nổ và ngạt khí.

Theo Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động thì các loại chai dùng để chứa, chuyên chở khí nén, khí hóa lỏng, khí thiên nhiên nén, khí dầu mỏ hóa lỏng, khí hòa tan có áp suất làm việc cao hơn 0,7 bar cần được kiểm soát từ khâu chế tạo bình, nạp khí cho đến khâu sử dụng.

Người sử dụng phải tuân thủ các tiêu chuẩn hiện hành gồm TCVN 4245:1996 Yêu cầu kỹ thuật an toàn trong sản xuất, sử dụng oxi, axetylen; TCVN 6713:2013 Chai chứa khí - An toàn trong thao tác; TCVN 6304:1997 Chai chứa khí đốt hóa lỏng - Yêu cầu an toàn trong bảo quản, xếp dỡ và vận chuyển.

Tại sao bình oxy lại nổ
Bình chứa oxy cần có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Theo các tiêu chuẩn trên, để ngăn ngừa nguy cơ cháy nổ thì chai chứa khí không được để ở nơi mà nó có thể trở thành một phần của mạch điện. Khi sử dụng phối hợp chai chứa khí với việc hàn điện, chai chứa khí không được dùng làm dây nối đất cho thiết bị điện. Phải có biện pháp ngăn cách chai chứa khí gần với hồ quang mối hàn. Không được phép dùng chai chứa khí để thử đánh lửa hồ quang. Phải chú ý quan sát để tránh chai chứa khí tiếp xúc với các vết cháy hồ quang.

Bên cạnh đó, không được để chai chứa khí ở nơi có nhiệt độ trên 65oC. Không được để ngọn lửa hoặc nguồn nhiệt tác động trực tiếp vào bất kỳ bộ phận nào của chai chứa khí hoặc để nó tiếp xúc bất kỳ hệ thống năng lượng điện nào. Không được sử dụng chai chứa khí đã được phát hiện rò rỉ. Nếu chai chứa khí hoặc van chai bị hư hỏng hoặc bị ăn mòn rõ rệt, người cung cấp khí phải được thông báo và xử lý kịp thời.

Tại sao bình oxy lại nổ
Bình chứa oxy còn được sử dụng trong lĩnh vực y tế.

Theo KS. Lê Duy Thăng - Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) thuộc Hội Khoa học kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động Việt Nam: "Người vận hành, sử dụng bình chứa khí oxy phải là người có chuyên môn, được đào tạo để hiểu về công việc mình làm, loại khí mình sử dụng. Cần đánh giá an toàn, thậm chí là xử lý ngay trước và sau khi kết thúc công việc để tránh các tai nạn đáng tiếc. Tuyệt đối không được sử dụng chai chứa khí làm vật lăn, vật đỡ hoặc các mục đích khác ngoài việc dùng nó để cung cấp khí chứa".

Tại sao bình oxy lại nổ
Khí oxy thường được dùng để hàn cắt kim loại. Ảnh minh họa.

Cũng theo ông Thăng, đối với các cơ sở, tổ chức sử dụng cần tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu an toàn trong công tác sử dụng thiết bị. Chỉ sử dụng các bình chứa oxy đã được kiểm định, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra định kỳ chất lượng của bình chứa oxy. Chỉ sử dụng những lao động đã được đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ để làm những việc liên quan đến khí công nghiệp. Tổ chức sắp xếp gọn gàng các chai chứa oxy, có biển báo, hướng dẫn sử dụng ngay tại cơ sở.

Tại sao bình oxy lại nổ
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 10/9

Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 10/9, tổng số người nhiễm trên toàn cầu là gần 28 triệu, hơn 907 nghìn người ...

Tại sao bình oxy lại nổ
Áo dài có làm nên... công chức?

Chuyện Thừa Thiên - Huế yêu cầu cán bộ, công chức ngành văn hóa mặc áo dài thứ hai đầu tháng đang gây nhiều tranh ...

Tại sao bình oxy lại nổ
Bữa cơm mùa Covid của công nhân lao động

Bị giảm thu nhập do ảnh hưởng bởi Covid-19, bữa cơm hằng ngày của công nhân không còn đầy đủ như trước, chỉ lác ...