Tại sao cần kỹ năng mềm

Đa số các nhà tuyển dụng khi xem xét các ứng cử viên đều dựa trên 2 yếu tố: Kỹ năng chuyên ngành và kỹ năng mềm. Kỹ năng chuyên ngành là những kỹ năng đặc thù cũng như vốn kiến thức chuyên ngành mà bạn sở hữu để xử lý công việc. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra ở đây là: Kỹ năng mềm là gì và tại sao nó lại cực kỳ quan trọng đối với sự nghiệp của bạn?

Kỹ năng chuyên ngành là những kỹ năng mà bạn có được thông qua trường lớp, các chương trình đào tạo, thực tập cũng như kinh nghiệm đi làm. Đây là những kỹ năng hoàn toàn có thể được xác định, đánh giá một cách cụ thể. Ví dụ, kỹ năng chuyên ngành cần có cho một chuyên gia IT là lập trình, hoặc đối với thợ mộc, đó là kiến thức về đồ làm gỗ.

Kỹ năng mềm, mặt khác, là những kỹ năng liên quan đến con người và khá khó để xác định cũng như đánh giá. Kỹ năng mềm bao gồm các kỹ năng như giao tiếp, lắng nghe, đồng cảm, …

Tại sao cần kỹ năng mềm

VẬY CHÍNH XÁC THÌ KỸ NĂNG MỀM LÀ GÌ?

Kỹ năng mềm là kỹ năng cá nhân, đặc điểm tính cách, hiểu biết xã hội vốn có và khả năng giao tiếp cần thiết để thành công trong công việc. Dựa vào kỹ năng mềm ta có thể đánh giá được phần nào khả năng ứng xử của một người với xã hội.

Không giống như kỹ năng chuyên ngành có thể được đào tạo bài bản, kỹ năng mềm thiên về cảm xúc hoặc sự thấu cảm cho phép mọi người “đọc vị” người khác.

Những kỹ năng này khá khó để học, thậm chí là trong những lớp học truyền thống. Chúng cũng rất khó để đo lường và đánh giá.

TẠI SAO NHÀ TUYỂN DỤNG QUAN TÂM ĐẾN KỸ NĂNG MỀM?

Khá dễ hiểu tại sao các nhà tuyển dụng luôn muốn ứng cử viên có những kỹ năng chuyên ngành cụ thể. Sau tất cả thì, nếu bạn muốn thuê một thợ mộc, người đó phải thông thạo những kỹ năng của nghề mộc.

Tuy nhiên, kỹ năng mềm mới chính là chìa khóa quan trọng giúp bạn chinh phục nhà tuyển dụng. Bởi vì gần như mọi công việc đều yêu cầu các nhân viên phải làm việc nhóm hoặc hoạt động tập thể theo một cách nào đó. Vậy nên khả năng tương tác với mọi người vô cùng quan trọng trong bất kỳ công việc nào.

Một lý do khác khiến các nhà quản lý và tuyển dụng ưu tiên các ứng viên có kỹ năng mềm tốt là vì đây là những kỹ năng có thể sử dụng trong bất kỳ công việc nào. Điều đó khiến cho các ứng viên với kỹ năng mềm tốt trở nên linh hoạt và có khả năng thích nghi nhanh.

Ngoài ra, bởi vì các kỹ năng mềm được rèn luyện theo thời gian, trái ngược với những kỹ năng mềm có thể học được trong một thời gian ngắn qua một chương trình đào tạo. Những người có kỹ năng mềm tốt thường được xem là người thú vị, độc đáo với hiểu biết rộng có thể đa dạng hóa các ý tưởng của công ty và giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn.

Kỹ năng mềm đặc biệt quan trọng đối với những công việc liên quan đến khách hàng. Thông thường, họ sẽ phải liên lạc trực tiếp đến khách hang, điều này yêu cầu họ phải có những kỹ năng mềm cần thiết để lắng nghe và hỗ trợ khách hàng một cách hiệu quả và lịch sự.

MẸO ĐỂ LÀM NỔI BẬT KỸ NĂNG MỀM CỦA BẠN

Đầu tiên, bạn hãy lập danh sách các kỹ năng mềm mà liên quan đến công việc bạn mong muốn trong tương lai. Tiếp theo, khoanh tròn những kỹ năng mà bạn có và so sánh danh sách các kỹ năng mềm của bạn với danh sách công việc. Những kỹ năng mềm nào được đề cập tới? Đánh giá xem cái nào sẽ hữu ích cho công việc này? Chọn lọc ra các kỹ năng mềm mà bạn có cần thiết cho công việc. Sau đó, bạn có thể thêm đó vào một phần kỹ năng trong sơ yếu lý lịch của mình.

Bạn cũng có thể sử dụng làm từ khóa trong bộ sơ yếu lý lịch của mình, đề cập đến những kỹ năng này ở phần tóm tắt lý lịch của bạn hoặc trong phần mô tả “kinh nghiệm làm việc”.

Bạn cũng có thể viết những kỹ năng mềm này trong thư xin việc của bạn. Chọn một hoặc hai kỹ năng mềm cần thiết nhất đối với công việc bạn lựa chọn. Trong thư xin việc, hãy cung cấp bằng chứng cho nhà tuyển dụng thấy bạn có những kỹ năng đó.

Cuối cùng, bạn có thể liệt kê những kỹ năng mềm này trong các cuộc phỏng vấn xin việc bằng cách đề cập đến về cách bạn đã thể hiện một số các kỹ năng này tại nơi làm việc ở trong quá khứ. Ngoài ra, bạn cũng có thể chứng minh các kỹ năng mềm của mình trong các cuộc phỏng vấn. Ví dụ, nếu bạn tỏ ra thân thiện và dễ gần trong cuộc phỏng vấn có nghĩa là bạn đã thể hiện được khả năng tương tác với người khác. Và bằng cách chú ý lắng nghe trong khi người phỏng vấn đang nói, bạn sẽ thể hiện kỹ năng lắng nghe của mình. Những hành động này sẽ thể hiện kỹ năng mềm của bạn một cách rõ ràng và là một điểm cộng đáng kể trong quá trình phỏng vấn tuyển dụng.

Tại sao phải đào tạo kỹ năng mềm cho nhân viên? là câu hỏi mà nhiều nhà quản lý đặt ra. Để có được câu trả lời chính xác nhất cho vấn đề này, bạn hãy tham khảo thêm các kiến thức mà Acabiz đã tổng hợp dưới đây.

Lý do nên đào tạo kỹ năng mềm cho nhân viên

Phát triển các kỹ năng cần thiết cho công việc

>> Top các cách quản lý nhân viên hiệu quả nên “nằm lòng” ngay

>> Đánh giá năng lực nhân viên dựa theo những tiêu chí nào? 

Đối với một quy trình làm việc, để đạt hiệu quả tốt nhất thì không chỉ cần kiến thức chuyên môn mà còn cần đến các kỹ năng cần thiết khác, trong đó có kỹ năng mềm. Do đó, doanh nghiệp cần tiến hành đào tạo kỹ năng mềm cho nhân viên để đáp ứng được nhu cầu công việc một cách tối đa.

Tại sao cần kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm sẽ giúp nhân viên phát triển bản thân và hoàn thành công việc hiệu quả

Ví dụ, nhân viên mới vào làm việc kinh nghiệm chuyên môn rất tốt nhưng kỹ năng mềm không có thì cũng không thể đảm nhiệm được công việc. Như trong một buổi gặp mặt khách hàng, mặc dù mọi ý tưởng mà nhân viên đó đưa ra rất thuyết phục và thú vị, nhưng nhân viên đó không có kỹ năng thuyết trình thì cũng ý tưởng đó chỉ mãi nằm trên giấy.

Giúp nhân viên thành thạo các kỹ năng mềm thiết yếu

Không thể phủ nhận rằng, kỹ năng mềm đóng vai trò rất quan trọng đối với một nhân viên. Do đó, trong quá trình nhân viên làm việc, nhà quản lý cần quan sát thật kỹ khả năng cũng như các kỹ năng của nhân viên. Nếu cảm thấy nhân viên mình còn thiếu sót kỹ năng mềm nào đó như: giao tiếp, ứng xử, trò chuyện với khách hàng, trả lời điện thoại… thì cần có chính sách đào tạo sao cho phù hợp.

Tăng hiệu quả công việc đạt được

Lý do tiếp theo mà doanh nghiệp cần tiến hành đào tạo kỹ năng mềm cho nhân viên đó chính là giúp tăng giá trị công việc đạt được. Hãy thử tưởng tượng, nếu kiến thức chuyên môn là một hòn ngọc thô có khả năng mang lại giá trị cao, thì kỹ năng mềm chính là thước dũa giúp cho hòn ngọc thô trở nên sáng và bóng hơn.

Có thể, nếu chỉ tập trung vào kiến thức chuyên môn thì vẫn có thể hoàn thành công việc đề ra. Tuy nhiên, chính những kỹ năng mềm sẽ giúp nhà lãnh đạo hoàn thành công việc được xuất sắc hơn, thậm chí là vượt kế hoạch đề ra gấp nhiều lần.

Tại sao cần kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm là “đòn bẩy” giúp nhân viên hoàn thành xuất sắc công việc được giao

Nên đào tạo những kỹ năng mềm gì cho nhân viên?

Bên cạnh tìm hiểu lý do tại sao phải đào tạo các kỹ năng mềm cho nhân viên thì nhiều nhà quản lý cũng đặt ra câu hỏi rằng, nên đào tạo những kỹ năng mềm gì cho nhân viên. Khi nhắc đến vấn đề này, nhà lãnh đạo có thể quan tâm đến một số kỹ năng mềm cần đào tạo như sau:

- Kỹ năng giao tiếp: Trong môi trường công sở, kỹ năng giao tiếp chính là kỹ năng đầu tiên mà nhà quản lý cần quan tâm khi đề cập đến việc đào tạo kỹ năng mềm cho nhân viên. Đây chính là thước đo giúp nhân viên có thể hòa nhập để làm việc hay không, bởi trong thời đại 4.0, yếu tố chia sẻ đóng vai trò rất quan trọng.

- Tin học: Sẽ thật thiếu sót nếu như nhân viên công sở mà lại không có kỹ năng về tin học văn phòng. Cụ thể, nhân viên cần có kỹ năng cần thiết về việc sử dụng các phần mềm như: Word, Excel, PowerPoint…

- Tiếng Anh: Đây là ngôn ngữ quan trọng và được xem là kỹ năng mềm quan trọng trong thế giới phẳng. Việc thành thạo tiếng Anh sẽ tạo nền tảng quan trọng trong việc tiếp cận những cơ hội mới cho công việc cũng như bản thân.

Tại sao cần kỹ năng mềm

Có nhiều hạng mục kỹ năng mềm mà doanh nghiệp cần đào tạo cho nhân viên

Qua bài viết Acabiz chia sẻ, chắc chắn bạn đã nắm được lý do cũng như các hạng mục kỹ năng mềm mà nhà quản lý cần chú ý thực hiện đào tạo cho nhân viên. Hy vọng những thông tin này sẽ thực sự hữu ích đối với các nhà quản lý/lãnh đạo của doanh nghiệp/công ty.