Tại sao cánh quạt dính bụi

Chức năng chính của quạt điện là tạo ra gió để làm mát, tuy nhiên có nhiều người thắc mắc rằng: tại sao cánh quạt tạo ra gió thổi bụi đi mà lại vẫn dính bụi ? Và trong bài viết ngày hôm nay, Điện Phương Anh sẽ giải đáp cho bạn thắc mắc này nhé !

1. Bám bụi do sự tích điện ở cánh quạt

Bám bụi do sự tích điện ở cánh quạt

Sự tích điện trên quạt điện chính là nguyên nhân gây bám bụi ở cánh quạt. Cánh quạt quay liên tục tạo ra lực ma sát, cánh quạt lúc này sẽ ma sát với không khí gây tích điện, tạo ra lực hút mà đặc biệt đối với những vật thể nhỏ và nhẹ bay trong không khí như bụi. Vì vậy, sau 1 thời gian sử dụng bụi sẽ bị hút bám dính vào cánh quạt.

Không chỉ ở cánh quạt, bụi bẩn còn tập trung khá dày đặt ở phần nan quạt, trong phần mô tơ, trục quay của quạt. Điều này khiến việc vệ sinh các bộ phận khác khá khó khăn và tốn nhiều thời gian hơn so với vệ sinh cánh quạt.

2. Nên vệ sinh và bảo dưỡng quạt điện thường xuyên

Cần vệ sinh quạt thường xuyên

Quạt điện sau một thời gian sử dụng sẽ bị bám bụi ở các kẽ nan lồng quạt, viền cánh quạt và cả trên bề mặt cánh quạt. Vị trí có nhiều bụi bẩn làm cho vi khuẩn phát triển nhanh chóng dễ gây ra các bệnh về đường hô hấp, nhất là đối với người già và trẻ em. Đồng thời bụi bẩn cũng làm cho sức gió của quạt điện bị giảm đáng kể, gây hao điện, gió thổi ra từ quạt cũng nóng hơn, hiệu quả làm mát giảm.

Khi quạt hoạt động bụi bẩn bám trên bề mặt quạt có thể sẽ bay theo luồng gió vào không trung đến người dùng rất dễ gây các bệnh về hô hấp và gây mụn cho da người sử dụng. Chính vì thế, chúng ta nên vệ sinh và bảo dưỡng quạt điện thường xuyên để vừa có làn gió mát mẻ vừa bảo đảm an toàn sức khỏe cho gia đình.

3. Địa chỉ bán quạt điện chính hãng uy tín nhất ?

Nếu bạn đang tìm một nhà phân phối uy tín để mua quạt điện, hãy liên hệ ngay với Điện Phương Anh nhé!

Công ty TNHH TM Kỹ Thuật Điện Phương Anh là đơn vị đối tác của những thương hiệu sản xuất thiết bị điện danh tiếng và uy tín như Panasonic, Senko, Asia,...Chúng tôi cam kết cung cấp các sản phẩm thiết bị điện hoàn toàn chính hãng và đạt tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất. Do đó, khi mua sản phẩm tại cơ sở chúng tôi, Quý khách hàng không cần bận tâm về chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, Điện Phương Anh còn cam kết cung cấp đến khách hàng những sản phẩm có mức giá vô cùng cạnh tranh so với thị trường hiện nay, đồng thời mang đến khách hàng chất lượng chăm sóc khách hàng tốt nhất.

CÔNG TY TNHH TM KỸ THUẬT ĐIỆN PHƯƠNG ANH

Giấy phép kinh doanh: số 0313903049 do Sở KHĐT Tp. HCM cấp ngày 08/07/2016

Đ/C: 20/4B Mỹ Huề, Trung Chánh, Hóc Môn, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028.6250.0856 - 028.6251.0317

Email : 

Website: www.dienphuonganh.com.vn

Các bài viết khác

Giải thích tại sao trên các cánh quạt điện trong gia đình thường bám bụi

Câu hỏi: Giải thích tại sao trên các cánh quạt điện trong gia đình thường bám bụi

Lời giải:

      - Do cánh quạt thường xuyên quay rất nhanh, đồng nghĩa với việc cánh quạt cọ xát với không khí=> cánh quạt nhiễm điện.

      - Mà vật nhiễm điện thì hút các vật nhỏ, nhẹ. Trong không khí có bụi bần [kích thước nhỏ, khối lượng nhẹ] nên bị cánh quạt hút vào. Nên có hiện tượng bụi bám chặt vào các cánh quạt, mặc dù cánh quạt quay nhanh.

Các em cùng toploigiai tìm hiểu thêm về vật nhiễm điện nhé!

1. Khái niệm về vật nhiễm điện

      - Vật nhiễm điện là vật có khả năng hút hay đẩy các vật khác hoặc phóng tia lửa điện sang các vật khác.

      - Một vật có thể nhiễm điện do cọ xát, tiếp xúc với vật nhiễm điện khác hoặc do hưởng ứng.

2. Vật nhiễm điện âm

      - Một vật nhiễm điện âm khi nhận thêm êlectrôn.

Ví dụ: Cọ xát thước nhựa vào mảnh vải khô, sau khi cọ xát, thước nhựa nhận thêm êlectrôn nên nó nhiễm điện âm.

3. Vật nhiễm điện dương

      - Một vật nhiễm điện dương khi mất bớt êlectrôn.

Ví dụ: Cọ xát thước nhựa vào mảnh vải khô, sau khi cọ xát, miếng vải mất bớt êlectrôn nên nó nhiễm điện dương.

4. Cách nhận biết các vật đã nhiễm điện

      - Dựa vào đặc điểm của vật nhiễm điện là nó có khả năng hút các vật khác hoặc phóng tia lửa điện sang các vật khác, vì vậy muốn biết một vật đã bị nhiễm điện hay chưa ta đưa vật cần nhận biết đến:

Các vật nhẹ:

        + Nếu nó hút được các vật nhẹ thì vật đó đã nhiễm điện.

        + Nếu nó không hút được vật nhẹ thì vật đó chưa nhiễm điện.

Ví dụ: Khi ta thổi bụi thì bụi bay đi. Cánh quạt điện thổi gió mạnh nhưng sau một thời gian có nhiều bụi bám vào cánh quạt ⇒ Cánh quạt khi quay cọ xát nhiều vào không khí nên bị nhiễm điện ⇒ Cánh quạt hút các hạt bụi

Các vật khác:

        + Nếu có hiện tượng phóng điện thì vật đó đã nhiễm điện.

        + Nếu không có hiện tượng phóng điện thì vật đó chưa nhiễm điện.

Ví dụ: Cọ xát mảnh phim nhựa bằng miếng vải khô. Đặt mảnh tôn lên mảnh phim nhựa. Chạm bút thử điện vào mảnh tôn ⇒ Bút thử điện lóe sáng ⇒ Có tia lửa điện phóng qua bút thử điện ⇒ Chứng tỏ mảnh phim nhựa nhiễm điện

+ Cánh quạt điện khi quay cọ xát mạnh với không khí và bị nhiễm điện, vì thế cánh quạt hút các hạt bụi có trong không khí ở gần nó.

Đặc biệt mép cánh quạt chém vào không khí được cọ xát mạnh nhất nên nhiễm điện nhiều nhất. Do đó, chỗ mép cánh quạt hút bụi mạnh nhất và bụi bám ở mép cánh quạt nhiều nhất.

CHÚC BẠN HỌC TỐT!!!

Video liên quan

Chủ Đề