Tại sao công giáo không được yêu công an

Thế giới hiện nay có rất nhiều tôn giáo, mỗi tôn giáo lại có những văn hóa khác nhau. Nếu bạn muốn lấy vợ chồng theo đạo Thiên chúa, bạn cần biết những quy tắc của tôn giáo họ đang theo để không gặp phải những vấn đề khi về chung một nhà. Vậy tại sao phải theo đạo khi kết hôn? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn.

Những điều cần biết khi kết hôn với người theo đạo.

Người xưa có câu “nhập gia tuỳ tục”. Khi bạn lấy vợ/chồng theo đạo thiên Chúa, bạn cũng nên tìm hiểu về tôn giáo của người bạn đời.Thông thường họ sẽ trải qua 4 phép bí tích: rửa tội, giải tội, thánh thể, thêm sức.

Khi mới sinh họ được cha mẹ đưa đến nhà thờ để rửa tội.Người theo đạo thường vừa học văn hóa ở trường và cũng học các lớp giáo lý khai tâm và lãnh nhận bí tích giải tội cùng bí tích thánh thể. Sau đó họ sẽ học các lớp giáo lý thêm sức và lãnh nhận bí tích thêm sức. Thời gian hoàn thành các bí tích này thường rơi vào khoảng 6-7 năm. Nếu muốn lấy vợ/chồng theo đạo thiên Chúa bạn sẽ phải học các lớp giáo huấn để theo kịp họ. Thông thường mất ít nhất cũng 6 năm.

[i] Học giáo lý tân tòng và hôn nhân 

Tùy giáo xứ và chương trình học mà thời gian có thể kéo dài 6-8 tháng.

Lớp giáo lý tân tòng giúp học viên có thêm hiểu biết về tôn giáo và đón nhận đức tin với niềm tin trọn vẹn. Đông thời bạn cần phải học thuộc các bài kinh theo yêu cầu của lớp giáo lý.

Các tân tòng được tổ chức thánh lễ trọng thể và sẽ được lãnh nhận đồng thời các bí tích rửa tội, thêm sức, thánh thể. Tuy nhiên bạn cần lưu ý bí tích rửa tội và thêm sức cần có người đỡ đầu. Do đó, bạn cần nhờ một người cùng giới tính và có đạo đỡ đầu cho bạn.

Và quan trọng nhât khi bạn đã chính thức được đón nhận là con Chúa, bạn phải hoàn thành điều răn “ Trong một năm phải xưng tội ít nhất một lần ”.

[ii] Chuẩn bị bước vào thánh đường

Trước khi lấy vợ/chồng theo đạo thiên Chúa, thông tin hai bạn chuẩn bị kết hôn sẽ được thông báo trên nhà thờ trong ba Thánh lễ Chủ nhật liên tiếp. Mục đích để những ai có ý muốn phản đối sẽ phải trình lên cha xứ.

Tại sao phải theo đạo khi kết hôn?

Tuy nhiên nếu muốn được thông báo, bạn phải xuất trình cho cha xứ giấy chứng nhận đăng ký kết hôn và chứng chỉ giáo lý hôn nhân.

Hiện nay, khi lấy vợ/chồng theo đạo thiên Chúa, hôn lễ của bạn sẽ được cử hành nhà thờ. Bạn cần nhờ hai người làm chứng cho hai bên cô dâu chú rể, đồng thời gửi nhẫn cưới cho cha để làm phép nhẫn.

Một trong những nghi thức cưới thiêng liêng nhất khi lấy vợ/chồng theo đạo thiên Chúa đó là bí tích hôn phối. Trước Chúa, đôi bên thề hứa chung thủy, chăm sóc nhau bất kể khi gian nan, lúc bệnh hoạn, đồng thời chấp nhận con cái Chúa ban.

Tại sao phải theo đạo khi kết hôn?

Có thể hiểu rằng Giáo Hội muốn con cái mình phải luôn được lãnh nhận ơn lành của Chúa. Trong một cuộc hôn nhân, vốn là quãng thời gian quan trọng nhất của đời người, Giáo Hội càng muốn cho hai bên nam nữ được Thiên Chúa chúc lành và thánh hoá cho tình yêu của họ và cho những dự phóng tương lai trong cuộc sống lứa đôi.

Khi muốn kết hôn với người không phải Công Giáo, phải gặp cha xứ, để xin ngài giúp xin phép của Đức Giám Mục, cùng với một số thủ tục kèm theo tùy quy định của từng giáo phận. Giáo Hội quy định những điều này chỉ vì lợi ích đức tin của con cái mình, chứ không hề có ý muốn bắt buộc ai phải theo đạo rồi mới cho cưới.

Những đối tượng nào không được lấy vợ/chồng theo đạo thiên chúa?

  • Cán bộ Công an nhân dân: Theo Quyết định số 1275/2007/QĐ-BCA ngày 26/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân như sau: Khi muốn kết hôn với công an thường thẩm tra lý lịch ba đời và bản thân cùng gia đình không ai theo đạo Thiên chúa, cơ đốc.
  • Đối tượng có người nhà là sĩ quan, công an theo quy định pháp luật.

Tại sao công an không được lấy vợ đạo thiên chúa?

Đối với người hoạt động trong các lĩnh vực đặc thù [an ninh quốc phòng, công an…] thì yêu cầu kết hôn quy định chặt chẽ hơn. Theo Quyết định số 1275/2007/QĐ-BCA ngày 26/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân như sau:

Khi muốn kết hôn với công an thường thẩm tra lý lịch ba đời. Nếu trong gia đình bạn có một hoặc nhiều đảng viên thù thẩm tra lý lịch hai đời cũng được [tùy thuộc vào người thẩm tra]. Các điều kiện cơ bản không lấy chồng [vợ] công an:

+ Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, tin lành, cơ đốc…

+ Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Ngụy quân, Ngụy quyền;

+ Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù;

+ Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài [kể cả đã nhập tịch]

+ Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Tại sao phải theo đạo khi kết hôn?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Có được kết hôn với công an khi đi theo đạo không?

Gia đình theo Đạo Thiên chúa ở đây thường chỉ xét trong phạm vi ông bà, cha mẹ, không xét đến hàng cô dì chú bác. Như vậy trong trường hợp này vẫn có thể tiến tới hôn nhân.

Đạo công giáo được hiểu như thế nào?

Đạo công giáo là tổ chức tôn giáo đem Phúc âm hay tin vui của chúa Giêsu Kitô đến cho mọi người. Thiên chúa biến đổi mọi người theo Phúc âm hóa để sẻ chia hạnh phúc, tình yêu thương. Những người theo đạo công giáo sẽ lấy đạo lý, sức mạnh và sức sống của mình từ Thiên Chúa, từ Thánh Truyền và từ Sách Thành.

Đạo Công Giáo và Đạo Thiên Chúa có phải là một?

Thực tế, nhiều người vẫn vô tình nhầm tưởng Đạo Thiên Chúa là Đạo Công Giáo. Đạo Công Giáo [Catholicism] là Đạo Thánh mà chính Chúa Kitô đã rao giảng và thiết lập ra Giáo Hội trên nền tảng Tông Đồ như là một phương tiện để loan truyền và mang ơn cứu độ đến cho mọi người. Đạo Công Giáo là đạo cứu rỗi để mọi người đón nhận cuộc sống hạnh phúc đời đời bên Thiên Chúa trong Vương Quốc tình yêu của Người sau khi hoàn tất hành trình con người trên trần thế.

0 ra khỏi 5

Mục lục bài viết

  • 1. Quy định cung về điều kiện kết hôn
  • 2. Quy định đặc thù về điều kiện khi lấy chông công an
  • 3. Các bước đăng ký kết hôn với chiến sỹ công an
  • 4.Bố đi tù con có được kết hôn với công an không ?

Chào luật sư, Cảm ơn luật sư đã dành thời gian cho tôi. Tôi có dự định kết hôn với người yêu là công an mong luật sư giải đáp cho các vấn đề sau ạ. 1. Ông nội tôi khi còn sống có theo đạo thiên chúa nhưng đã mất cách đây 10 năm và được chôn cất tại đất của gia đình.

2. Chú tôi có theo đạo thiên chúa nhưng đã mất được 3 năm

3.Bố tôi đã vài năm không đến nhà thờ nhiều. Trước kia có đến thì 1 năm chỉ 1 hoặc 2 lần vào các dịp đặc biệt bản thân tôi hoàn toàn không theo đạo gì. Trong gia đình không có bàn thờ thiên chúa. Gia đình hoàn toàn thờ cúng theo đúng tập quán truyền thống văn hóa của việt nam. Ngày lễ đi chùa cầu khấn như bình thường. Các loại giấy tờ như là cmnd, sổ hộ khẩu của gia đình tôi hoàn toàn tôn giáo đều điền mục không có tôn giáo. Mong luật sư trả lời giùm tôi vấn đề này sớm nhất có thể ạ. Nếu có thể mong luật sư chỉ rõ cho tôi mục nào là có ảnh hưởng với việc kết hôn cũng như ảnh hưởng gì với công việc của người yêu tôi không ạ ?

Tôi xin cảm ơn luật sư rất nhiều ạ. Chúc luật sư và gia đình 1 năm may mắn, an khang thịnh vượng ạ.

Người gửi : Hoàng Thị Hải

Luật sư trả lời:

1. Quy định cung về điều kiện kết hôn

Điều kiện kết hôn chung quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

+ Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

+ Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

+ Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

>> Việc kết hôn không thuộc các trường hợp cấm kết hôn:

+ Kết hôn giả tạo;

+ Lừa dối kết hôn

+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồngvớingười khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồngvớingười đang có chồng, có vợ;

+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

Yêu sách của cải trong kết hôn;

- Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

- Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

- Bạo lực gia đình;

- Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

Như vậy, pháp luật chỉ công nhận quyền kết hôn của nam, nữ khi thỏa mãn các điều kiện như trên. Việc kết hôn với công an khi bốtheo Đạo thiên chúa có được không hay như thế nào thì trước hết hai bạn phải đáp ứng đủ các điều kiện chung về kết hôn của pháp luật như trên.

2. Quy định đặc thù về điều kiện khi lấy chông công an

Đối với người hoạt động trong các lĩnh vực đặc thù [an ninh quốc phòng, công an...] thì yêu cầu kết hôn quy định chặt chẽ hơn. Theo Quyết định số 1275/2007/QĐ-BCA ngày 26/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân như sau:

Khi muốn kết hôn với công an thường thẩm tra lý lịch ba đời. Nếu trong gia đình bạn có một hoặc nhiều đảng viên thù thẩm tra lý lịch hai đời cũng được [tùy thuộc vào người thẩm tra]. Các điều kiện cơ bản không lấy chồng [vợ] công an:

+ Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Ngụy quân, Ngụy quyền;

+ Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, tin lành, cơ đốc...

+ Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù;

+ Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa.

+ Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài [kể cả đã nhập tịch]

Theo quy định đối với người kết hôn với chiến sỹ công an, thì gia đình hoặc bản thân phải không theo Đạo thiên chúa, tin lành, tin đốc...Thẩm tra lý lịch đối với người kết hôn với chiến sỹ công an được thực hiện trong phạm vi ba đời, do vậy ông bạn, chú bạn đều theo đạo Thiên chúa mặc dù đã mất nhưng sẽ là yếu tố để xác định bạn có đủ điều kiện kết hôn hay không. Kết quả thẩm tra lý lịch còn tùy thuộc vào cơ quan thẩm tra và đơn vị mà người yêu bạn công tác. Do vậy bạn nên làm đơn hỏi cơ quan, đơn vị công an mà người yêu bạn công tác để được hướng dẫn và chỉ dân rõ hơn.

3. Các bước đăng ký kết hôn với chiến sỹ công an

Để được kết hôn với hôn với công an thì cần làm những bước sau:

Bước 1:Chiến sĩ Công an làm đơn tìm hiểu để kết hôn trong thời gian từ 03 đến 06 tháng tùy thuộc theo mức độ tình cảm của hai người;

Bước 2:Chiến sĩ Công an làm đơn xin kết hôn [2 bản, 1 bản gửi thủ trưởng đơn vị, 1 bản gửi phòng tổ chức cán bộ];

Bước 3:Việc thẩm định lý lịch, xác minh thông tin về người mà chiến sĩ công an dự định kết hôn và những người trong gia đình người đó sẽ do phòng tổ chức cán bộ chịu trách nhiệm. [Thời gian tiến hành thẩm định trong thời gian từ 2 – 4 tháng].

Bước 4:Sau đó, phòng tổ chức cán bộ sẽ ra quyết định cho phép hoặc không cho phép két hôn. Trường hợp đồng ý thì gửi quyết dịnh về nơi chiến sĩ công an đang công tác. Sau đó thì hai bạn có thể thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật.

4.Bố đi tù con có được kết hôn với công an không ?

Chào luật sư cho tôi hỏi hiện tại em trai tôi làm trong ngành công an,có yêu mộtcô gái và bố cô ấy vì sự cố nên đã bị phạt tù vài năm nhưng do cải tạo tốt bố cô ấyđã thi hành án xong cách đây 20 năm. Vậy mong luật sư cho tôi biết giữa 2 người sẽ kết hôn đượckhông? Rất cảm ơn luật sư.

Trả lời:

Việc kết hôn với người là chiến sĩ công an nhân dân thì ngoài việc đáp ứng điều kiện kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 còn phải đáp ứng điều kiện của ngành công an.

Thứ nhất, về điều kiện cơ bản theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

“Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định điều kiện kết hôn như sau:

+ Nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ phải từ đủ 18 tuổi trở lên

+ Việc kết hôn phải do 2 bên nam và nữ tự nguyện quyết định;

+ Hai bên đều phải không bị mất năng lực hành vi dân sự;

+ Việc kết hôn không được thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của pháp luật.”

Người đang công tác trong ngành Công an nhân dân cần chú ý tuân thủ điều kiện kết hôn cơ bản của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và thực hiện thủ tục theo quy trình sau:

Chiến sỹ công an chủ động làm đơn tìm hiểu để kết hôn trong thời gian từ 03 đến 06 tháng tùy theo mức độ tình cảm của hai người;

Tiếp theo chiến sỹ công an làm đơn xin kết hôn gồm 02 đơn. 1 đơn gửi thủ trưởng đơn vị, 1 đơn gửi phòng tổ chức cán bộ;

Người dự định kết hôn với chiến sĩ công an làm đơn để kê khai lý lịch trong phạm vi 03 đời của mình;

Phòng Tổ chức cán bộ có trách nhiệm tiến hành thẩm tra lý lịch, xác minh người mà chiến sỹ công an dự định kết hôn và tất cả những người thân trong gia đình tại nơi sinh sống và nơi làm việc.

Thời gian tiến hành thẩm tra, xác minh lý lịch nói trên khoảng từ 2 đến 4 tháng.

Sau khi thẩm định lý lịch, phòng tổ chức cán bộ ra quyết định có cho phép kết hôn hay không. Nếu đồng ý cho chiến sỹ công an đó kết hôn với người chiến sỹ đó dự định cưới thì Phòng tổ chức cán bộ gửi quyết định về đơn vị nơi chiến sỹ ấy công tác.

Nếu anh bạn kết hôn thì bên đơn vị công tác của anh bạn sẽ cử cán bộ thẩm tra lý lịch trong phạm vi ba đời đối tượng anh bạn muốn kết hôn. Vấn đề thẩm định theo quy chế riêng của ngành, phụ thuộc vào kết quả thẩm tra lý lịch. Một số nội dung không được kết hôn với công an bao gồm:

“1. Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Nguy quân, Ngụy quyền

2. Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù.

3. Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành

4. Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa.

5. Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài [kể cả đã nhập tịch].”

Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp, bố của bạn gái bị phạt tù không rõ là mấy năm và đã thi hành án cách đây 20 năm, nên Căn cứ vào Điều 70 của Bộ Luật hình sự 2015 có quy định các trường hợp được xóa án tích thì yếu tố quan trọng đó là phải căn cứ vào loại tội mà Tòa kết luận và trong thời gian chưa được xóa án tích có hay không phạm tội mới.

“2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

a] 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;

b] 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;

c] 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;

d] 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.

Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.”

Như vậy, trường hợp của bố bạn gái anh bạn đã đủ thời hạn để xóa án tích. Do đó, chiếu theo các quy định trên vào trường hợp của bạn gái, bố của bạn gái của anh trai bạn đã được xóa án tích thì trường hợp này bạn gái đó có thể được kết hôn với anh trai bạn. Để biết rõ về thông tin này, anh bạn nên lên trực tiếp cơ quan nơi anh trai bạn đang làm việc để hỏi rõ về trường hợp này.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số:1900.6162để được giải đáp. Trân trọng cảm ơn!

Video liên quan

Chủ Đề