Tại sao dân cư phân bố không đồng đều

Hướng dẫn trả lời câu hỏi trang 186 Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 sách Cánh Diều – Bài 24: Dân số thế giới. Sự phân bố dân cư thế giới. Các thành phố lớn trên thế giới

Câu hỏi: Tại sao dân cư trên thế giới phân bố không đều?

Trả lời: Có thể nói, sự phân bố dân cư phụ thuộc nhiều vào yếu tố như: vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên [địa hình, đất, khí hậu, nguồn nước], sự phát triển kinh tế, trình độ của con người và lịch sử định cư. Trong khi đó, ở mỗi khu vực địa lí sẽ có những điều kiện khác nhau do đó, dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều.



    Chuyên mục:
  • Lớp 6
  • Lịch Sử và Địa Lí 6 Sách Cánh Diều

Quảng cáo

Dựa vào hình 25 [SGK trang 98], hoặc bản đồ phân bố dân cư và các đô thị lớn trên thế giới và bảng 22:

a] Hãy xác định các khu vực thưa dân và các khu vực tập trung dân cư đông đúc?

b] Tại sao lại có sự phân bố dân cư không đồng đều như vậy?

THỰC HÀNH - PHÂN TÍCH BẢN ĐỒ PHÂN BỐ DÂN CƯ.

- Giữa các bán cầu: Dân cư tập trung đông đúc ở Bán cầu Bắc và bán cầu Đông.

- Giữa các lục địa: Dân cư tập trung đông đúc nhất ở lục địa Á và Âu, thưa thớt ở lục địa Úc.

- Giữa các khu vực:

+ Các khu vực đông dân: Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á, Tây Á, Khu vực Tây Âu, Trung Âu, Đông Âu, Đông Bắc Hoa Kì, Trung Mĩ, Đông Nam Bra-xin.

+ Các khu vực thưa dân: Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Châu Đại Dương, Bắc và Trung Á, Châu Phi [trừ đồng bằng sông Nin]...

b] Giải thích

Sự phân bố dân cư không đều là do tác động của các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xà hội. Những khu vực đông dân có nhiều điều kiên thuận lợi về tự nhiên, kinh tế - xã hội:

- Tự nhiên:

+ Khí hậu: Dân cư thường tập trung đông ở những vùng khí hậu ôn hòa, ấm áp [vùng ôn đới và nhiệt đới], thưa thớt ở những nơi có khí hậu khắc nghiệt [sa mạc, vùng cực].

+ Nguồn nước: Nguồn nước dồi dào cũng là nơi thu hút dân cư như các châu thổ sông Hồng, sông Mê Công, Trường Giang, Hoàng Hà...

+ Địa hình, đất đai: Vùng đồng bằng, địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ là nơi tập trung dân cư đông đúc. Ngược lại, ở các vùng núi cao, điều kiện phát triển sản xuất và giao thông gặp nhiều khó khăn, nên dân cư thưa thớt.

+ Nơi có khoáng sản tài nguyên giàu có cũng thu hút dân cư tập trung sinh sống.

- Nhân tố kinh tế - xã hội: đóng vai trò quan trọng hàng đầu.

+ Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: Bức tranh phân bố dân cư thế giới thay đổi cùng sự phát triển của lực lượng sản xuất. 

VD. Cùng với sự phát triển kinh tế và lực lượng sản xuất, dân cư Hoa Kì đang có xu hướng chuyển từ các bang Đông Bắc đến các bang phía Nam và ven Thái Bình Dương.

+ Tính chất của nền kinh tế: Phân bô dân cư phụ thuộc chặt chẽ vào tính chất của nền kinh tế. Những khu vực dân cư đông đúc thường gắn với hoạt động công nghiệp hơn so với nông nghiệp. Trong các khu vực công nghiệp, mật độ dân cư cao thấp khác nhau cũng tùy theo tính chất của từng ngành nghề sản xuất. Cùng là hoạt động nông nghiệp nhưng vẫn có nơi thưa dân, nơi đông dân. Ví dụ: việc canh tác lúa nước đòi hỏi nhiều lao động.

+ Lịch sử khai thác lãnh thổ: Những khu vực khai thác lâu đời như các đồng bằng châu thổ ở Đông Nam Á, Tây Âu hay Đồng bằng sông Hồng ờ Việt Nam có dân cư đông đúc hơn những khu vực mới khai thác ở Ca-na-da, Ốt-xtrây-li-a hay ở đồng bằng sông Cửu Long.

+ Các dòng chuyển cư: Các đòng chuyển cư ít nhiều tác động tới bức tranh phân hố dân cư thế giới, số dân và mật độ dân số của Bắc Mĩ, Mĩ La-tinh, Ốt -xtrây - li- a tăng lên rất nhiều nhờ những cuộc chuyển cư khổng lồ từ châu Âu và châu Phi tới.

Dân cư phân bố không đều do hai yếu tố chính:

- Nhân tố tự nhiên:

+ Dân cư thường tập trung đông ở ven biển và các lưu vực sông lớn thuận lợi cho giao lưu kinh tế, các vùng đồng bằng rộng lớn, những nơi có nguồn đất đai màu mở thuận lợi cho trồng cây công nghiệp, cây lương thực,...

+ Nơi có khí hậu ấm áp, mát mẻ, ôn hòa thuận lợi cho sinh sống.

+ Có nguồn nước dồi dào thuận lợi cho việc tiêu tưới, nước sinh hoạt hằng ngày.

+ Ngoài ra nơi đó cần có nguồn khoáng sản dồi dào thuận lợi phát triển kinh tế.

- Nhân tố kinh tế - xã hội

: + Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

+ Tính chất nền kinh tế.

+ Lịch sử khai thác lãnh thổ ảnh hưởng ít nhiều đến sự phân bố dân cư,từ Nam sang Tây vì có khí hậu ấm áp hơn xuất hiện các nền công nghiệp mới.

+ Chuyển cư. => Tuy nhiên hiện nay, nhân tố kinh tế xã hội đóng vai trò lớn hơn trong sự phân bố dân cư.

So sánh bắc Âu Trung và Tây Âu [Địa lý - Lớp 7]

1 trả lời

Vào mùa khô đồng bằng Nam Bộ gặp khó khăn gì? [Địa lý - Lớp 4]

2 trả lời

Vì sao đồng bằng Nam Bộ có dất đai màu mỡ? [Địa lý - Lớp 4]

4 trả lời

Tóm tắc Đất là gì? [Địa lý - Lớp 6]

2 trả lời

Nêu nguyên nhân của ô nhiễm sông ngòi ở nước ta [Địa lý - Lớp 8]

2 trả lời

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lí vì :

- Hiện nay dân cư nước ta có sự phân bố còn chưa hợp lí và đồng đều giữa vùng đồng bằng với trung dù và miền núi, giữa thành thị và nông thôn :

+ Vùng đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số cả nước trong khi diện tích bằng ¼ cả nước. Trung du miền núi là nơi tập trung nhiều tài nguyên quan trọng nhưng mật độ dân số lại thấp, thiếu lao động cho khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên.

+ Sự phân bố chưa hợp lí giữa thành thị và nông thôn: Tỉ lệ dân thành thị mặc dù đang tăng lên nhưng vẫn còn thấp [26,9% năm 2005], tỉ lệ dân nông thôn là 73,1%.

- Sự phân bố này chưa phù hợp với tiềm năng của mỗi vùng, ảnh hưởng rất lớn đến việc khai thác sử dụng lao động và khai thác tài nguyên.

⟹ Cần thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lí

* Một số phương hướng và biện pháp đã thực hiện trong thời gian vừa qua :

- Thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

- Đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương dân số.

- Xây dựng chính sách chuyển cư hợp lí nhằm thúc đẩy phân công lao động và phân bố dân cư giữa các vùng.

- Xây dựng chính sách quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.

- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, tăng cường đào tạo tay nghề cho lao động xuất khẩu.

- Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ở nông thôn và vùng trung du miền núi nhằm khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động.

Dân cư phân bố không đều do hai yếu tố chính : -Nhân tố tự nhiên : +dân cư thường tập trung đông ở ven biển và các lưu vực sông lớn thuận lợi cho giao lưu kinh tế ,các vùng đồng bằng rộng lớn , những nơi có nguồn đất đai màu mở thuận lợi cho trồng cây công nghiệp ,cây lương thực ,... +nơi có khí hậu ấm áp , mát mẻ ,ôn hòa thuận lợi cho sinh sống. +có nguồn nước dồi dào thuận lợi cho việc tiêu tưới ,nước sinh hoạt hằng ngày . +ngoài ra nơi đó cần có nguồn khoáng sản dồi dào thuận lợi phát triển kinh tế. -Nhân tố kinh tế - xã hội: +trình độ phát triển của lực lượng sản xuất . +tính chất nền kinh tế. +lịch sử khai thác lãnh thổ ảnh hưởng ít nhiều đến sự phân bố dân cư,từ Nam sang Tây vì có khí hậu ấm áp hơn xuất hiện các nền công nghiệp mới. +chuyển cư. => tuy nhiên hiện nay ,nhân tố kinh tế xã hội đóng vai trò lớn hơn trong sự phân bố dân cư.

NẾU HAY CÁC BẠN LIKE CHO MÌNH NHA. XIN CẢM ƠN

Video liên quan

Chủ Đề