Tại sao đạt ma chỉ có 1 chiếc giày

Một trong những mẫu tượng gỗ Đạt Ma được nhiều người biết đến đó là Đạt Ma và một chiếc giày. Tại sao không phải là một đôi giày mà lại là một chiếc giày? Truyện kể rằng, 3 tháng sau khi Ngài viên tịch, có ông Tấn Công đời nhà Đường trên đường đi sứ Tây Vực về gặp Đạt Ma trên vai quẩy một chiếc giầy. Ông Tấn Công hỏi Ngài đi đâu, Ngài nói ta đi về Tây. Sau đó, Tấn Công về tâu lại với vua, khi đào phần mộ của Đạt Ma sư tổ lên thì chỉ còn lại một chiếc giày. Hình ảnh Đạt Ma sư tổ Quẩy một chiếc giày xuất hiện từ đó. Mặc dù câu chuyện còn khá nhiều bí ẩn nhưng ý nghĩa của tượng gỗ Đạt Ma quẩy một chiếc giày vẫn tồn tại và được lưu truyền rộng rãi.

Hình ảnh một chiếc giày như muốn nói lên rằng, cuộc đời thực sự cũng chỉ là một cõi đến đi mà thôi. Hình ảnh Đạt Ma sư tổ cùng chiếc giày này cũng nhắc nhở con người về cuộc sống trần gian – Đời người sau khi mất đi chỉ còn lại tro tàn, hãy sống thế nào để người đời còn nhớ đến. Thiền trượng mà Ngài dùng để quẩy chiếc giày lên vai là biểu trưng của sự giác ngộ. Người ta cho rằng, Đức Đạt Ma chỉ dùng thiền trượng để quẩy một chiếc giày mang ý nghĩa: Chiếc giày để lại mộ phần là dù con người chết đi nhưng vẫn lưu dấu trên dương thế, dấu vết đó sẽ tùy duyên mà hiện hữu hay tuyệt diệt. Còn chiếc giày được ngài mang về cõi Tây thiên chính là cõi siêu thoát. Như vậy, hình ảnh sư tổ Đạt Ma quẩy chiếc giày cũng là lời nhắc nhở con người muốn giải thoát thì trước tiên cần giác ngộ, loại bỏ tham, sân, si mà sống tích cực hơn với đời.
Việc chọn một tác phẩm Đồ gỗ mỹ nghệ mang tính tâm linh thiêng liêng và có thể dùng để bài trí phong thủy, phải là một bức tượng gỗ đẹp, đẹp ở đây không chỉ mẫu mã thấy đẹp mà còn nhiều các yếu tố như việc phù hợp với phong thủy như nào, chất liệu gỗ ra sao, giá thành như nào, màu gỗ có hợp với mệnh gia chủ không…

Đầu tiên thì cúng ta hãy quan tâm tới một bức tượng Đạt Ma Sư Tổ đẹp ở hình dáng bên ngoài. Đối với bức tượng gỗ tả Ngài thì phải là một bức tượng có thế chuẩn, hơn nữa khuôn mặt tả đức Đạt Ma phải dữ dằn, dữ dằn tại sao lại là đẹp, bởi dữ dằn là phong thái của đức Ngài, đó cũng là điều trong phong thủy rất ưa thích bởi người ta sử dụng tượng gỗ Đạt Ma chủ yếu để trấn trạch nhà cửa, như vậy việc dung thái của Ngài dữ và chuẩn với thế tượng là điều mà chúng ta cần phải quan tâm rất nhiều. Muốn mua được bức tượng như vậy thì hãy nhìn vào việc điêu khắc mắt của Ngài, nếu đôi mắt đó toát lên được vẻ uy nghi và dữ dằn thì đó là một bức tượng đáng mua.

Điều thứ hai là chất liệu gỗ tạc bức tượng gỗ đạt ma, ngày nay vì lợi nhuận mà có nhiều thương lái thấy người khách hàng của mình không tường tận về gỗ do đó thường nói sai sự thật khiến cho giá trị của bức tượng gỗ Đạt Ma cao hơn bình thường, từ đó khách hàng sẽ bị lừa. Có rất nhiều chất liệu gỗ làm lên bức tượng gỗ Đạt Ma: gỗ Hương, gỗ Trắc… Mỗi loại gỗ sẽ có những đặc điểm khác nhau từ đó giá cả cũng khác nhau. Độ quý hiếm của loại gỗ cũng quy định giá cả của bức tượng gỗ.

Màu của tượng gỗ, quý bạn đọc hãy tìm hiểu xem mình thuộc mệnh gì hợp với màu nào thì nên chọn bức tượng gỗ Đạt Ma đúng với máu đó, như vậy vừa hợp phong thủy lại không bị sung khắc, từ đó nhận được ý nghĩa phong thủy trọn vẹn.

BAN QUẢN TRỊ CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU ĐÁP:

* Sự tích chiếc giày trong quan tài của Tổ Bồ Đề Đạt Ma như sau:

* Câu chuyện này là do Hòa thượng Thiền sư Đông Viễn dựng lên để nói ý nghĩa về pháp môn Thiền tông mà Tổ Bồ Đề Đạt Ma mang từ nước Ấn Độ sang nước Trung Hoa:

–  Hồi ấy, vua Lý Thế Vân, là vị vua đang trị vì nước Đường ở Trung Hoa. Nhà vua có sai Ngài Tống Vân đi sứ nước Ấn Độ. Khi về nước, Ngài Tống Vân có trình lên vua Lý Thế Vân, là Ngài thấy Tổ Bồ Đề đứng trên cành lao sậy, vượt biển trở về nước Ấn Độ, trên vai có quảy 1 chiếc giày.

– Câu chuyện này được đồn ầm lên, là Tổ Bồ Đề Đạt Ma sử dụng thần thông để trở về nước Ấn Độ, chứ xác Tổ không còn ở trong tháp nữa.

* Vua Lý Thế Vân không tin như vậy. Vì khi Tổ Bồ Đề Đạt Ma mất, Tổ đã 130 tuổi rồi, thì làm gì sử dụng Thần thông được mà trở về nước Ấn Độ. Nên vua Lý Thế Vân ra lệnh mở cửa tháp, và mở quan tài của Tổ Bồ Đề Đạt Ma ra xem. Thấy trong quan tài không có xác Tổ, mà chỉ có 1 chiếc giày.

* Câu chuyện này, ý của Hòa thượng Thiền sư Đông Viễn muốn nói với nhân dân nước Trung Hoa rằng:  

– Tổ Bồ Đề Đạt Ma vâng lời dạy của Đức Phật, là đem pháp môn Thiền tông từ nước Ấn Độ sang nước Trung Hoa, chôn ở đây. Chứ không phải Tổ đem xác của Ngài chôn ở nước Trung Hoa này.  

      Thiền tông là Nhất tự thiền

      Buông, Dừng, Thôi, Dứt, hết liền tử sanh.

– Nhất tự thiền là biểu tượng 1 chiếc giày. Vậy, nhân dân và các môn đồ của Ngài hãy vâng lời Đức Phật mà tu tập “Nhất tự thiền”, để trở về Phật giới. Đừng có lủi đầu vào cúng tụng nữa, mà làm mất đi cái Tinh Hoa của Đức Phật dạy.

Ban quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu.

Từ khóa:

Thờ tượng Tổ Sư Đạt Ma mất một chiếc dép đã trở thành điều đương nhiên của Thiền tông hay các Phật tử theo lối Thiền tông. Đạt Ma là ai? Các sự tích về việc Ngài mất một chiếc dép là thế nào? Cùng tìm hiểu hay qua bài viết này nhé.

Tổ sư Đạt Ma là ai?

Bồ Đề Đạt Ma tiếng Phạn là Ja. Bodai Daruma, dịch nghĩa là Giác Pháp, sống khoảng năm 470-543. Ông được coi là người truyền bá và sáng lập ra Thiền học và Võ thuật Trung Quốc. Theo truyền thuyết Trung Quốc, ông đã truyền thụ phương pháp rèn luyện thân thể cho các nhà sư Thiếu Lâm và dẫn đến việc hình thành môn võ Thiếu Lâm. Ông cũng là cha đẻ của Thiền Phật giáo Trung Quốc.

Còn rất ít thông tin về tiểu sử của ông, chủ yếu chỉ còn lại là truyền thuyết kể lại. Tại Ấn Độ, truyền thuyết kể rằng Bồ Đề Đạt Ma là con trai thứ ba của một vị vua Pallava Tamil từ Kanchipuram, trong khi ở Nhật Bản truyền thuyết kể rằng ông đến từ Ba Tư. Tại Trung Quốc tồn tại 2 truyền thuyết về ông.

Một trong những thuyết nói rằng ông đến vào triều đại Lưu Tống [420-479] hay muộn hơn vào triều đại nhà Lương [502-557]. Ông chủ yếu hoạt động tại lãnh thổ của các triều đại Bắc Ngụy [386-534]. Thời kỳ truyền bá của ông khoảng vào đầu thế kỷ thứ 5. Ông là Tổ thứ 28 và cuối cùng sau Phật Thích Ca Mâu Ni của Thiền tông Ấn Độ và là Sơ tổ của Thiền tông Trung Quốc. Các tên gọi khác là: Bồ Đề Đạt Ma Đa La, Đạt Ma Đa La, Bồ Đề Đa La, và tên thường gặp là Đạt Ma. Ngài viên tịch năm 543, đến nay đã hơn ngàn năm.

Sư Tổ Đạt Ma được cho là người truyền bá và sáng lập ra Thiền Tông và môn võ Thiếu Lâm

=>> Tượng đồng phong thủy tốt nhất

Sự tích Sư Tổ Đạt Ma mất một chiếc dép

Tương truyền sau khi Tổ Bồ Đề Đạt Ma viên tịch, ba năm sau, Tống Vân [nhà Ngụy], đi sứ Tây Vực về, gặp Tổ Đạt Ma tại ngọn núi Thông Lãnh, thấy Tổ quảy sau lưng một chiếc dép, một mình đi mau như bay, Tống Vân hỏi: 

“Đại sư, pháp của ngài đã truyền cho ai rồi?”

Đạt Ma đáp: “Sau này ngươi sẽ biết, giờ ta phải đi Thiên Trúc rồi!”. Nói xong, Đạt Ma bỏ chiếc dép đang cầm trên tay đưa cho Tống Vân, nói: “Ngươi hãy dùng chiếc dép này mau trở về đi, chủ của ngươi khó mà qua được ngày hôm nay”. Tống Vân từ giã Đạt Ma rồi trở về kinh thành thì quả thực vua Minh Ðế đã băng hà.

Hình ảnh Sư Tổ Đạt Ma mất một chiếc dép đã trở thành cảm hứng và bài học cho đời sau

Tống Vân thấy việc Đạt Ma nói rất đúng, nên đem chuyện tâu lên với vua Hiếu Trang mới vừa tức vị. Nhà vua không tin, cho lệnh tống giam Tống Vân vào ngục tối. Một thời gian sau, khi đã bớt giận, vua Hiếu Trang mới cho gọi Tống Vấn đến và hỏi rõ ngọn ngành. Tống Vân lúc này mới đem chuyện gặp Đạt Ma nói lại với vua. Vua nghe xong ra lệnh quật mộ Đạt Ma lên để kiểm chứng. Khi quan tài được mở ra, trong quan tài không có gì cả, ngoài một chiếc dép cũ. Các vị quan được lệnh khám xét quan tài thấy vậy vô cùng kinh ngạc, đem mọi chuyện về tâu lại với vua. Vua nghe thấy vậy, mới tin những gì Tống Vân nói là thực bèn ra lệnh cho đưa chiếc đép còn lại của Đạt Ma về chùa Thiếu Lâm để thờ ở đó.

Đến đời Đường niên hiệu Khai Nguyên năm thứ 15, khoảng năm 728, các môn đồ Thiền tông đòi chiếc dép về chùa Hoa Nghiêm, đến nay không rõ tung tích.

=>> Tượng Phật bằng đồng thờ tại gia

Ý nghĩa việc thờ tượng Sử Tổ Đạt Ma mất một chiếc dép

Vào thế kỷ XVII, Phật giáo Đại thừa Trung Quốc có tác động mạnh mẽ đến xứ Đàng Trong Việt Nam qua sự truyền bá trực tiếp của các Thiền sư Trung Quốc, mang phái Thiền Lâm Tế vào Đàng Trong. Hình thức tín ngưỡng tôn thờ các vị tổ, đặc biệt là vị sơ tổ sáng lập ra dòng Thiền, càng được đặc biệt tôn kính. Chính vì vậy, hầu hết các chùa ở Nam Bộ, dù là ngôi chùa cổ hay mới vừa được xây dựng gần đây, trên bàn thờ tổ, thường đặt tượng Bồ Đề Đạt Ma để ngưỡng vọng.

Ở Nam Bộ, ngoài phong cách tạc tượng Bồ Đề Đạt Ma tư thế đứng, tay cầm cây, quảy một chiếc dép, còn có thể thấy một số phong cách tạc khác, nhưng không phổ biến, như tượng đứng, tay càm chiếc dép, đặt trước ngực. Người ta hay truyền nhau câu thơ nhà Phật:

Dép cỏ lối về còn hiển hiện

Hoa đàm tuy rụng vẫn dư hương

Hình ảnh một chiếc dép như muốn nói lên rằng, cuộc đời thực sự cũng chỉ là một cõi đến đi mà thôi. Việc thờ tượng Đạt Ma Sư Tổ cùng chiếc dép nhắc nhở con người về cuộc sống trần gian. Đời người sau khi mất đi chỉ còn lại tro tàn, hãy sống thế nào để người đời còn nhớ đến. Thiền trượng mà Ngài dùng để quẩy chiếc giày lên vai là biểu trưng của sự giác ngộ.

Tại Việt Nam, có nhiều chùa thờ tượng Sư Tổ Đạt Ma mất một chiếc dép

Người ta cho rằng, Đức Đạt Ma chỉ dùng thiền trượng để treo một chiếc dép mang ý nghĩa: Chiếc dép để lại mộ phần là dù con người chết đi nhưng vẫn lưu dấu trên dương thế, dấu vết đó sẽ tùy duyên mà hiện hữu hay tuyệt diệt. Còn chiếc dép được ngài mang về cõi Tây Thiên chính là cõi siêu thoát. Như vậy, hình ảnh Sư Tổ Đạt Ma mang một chiếc dép cũng là lời nhắc nhở con người muốn giải thoát thì trước tiên cần giác ngộ, loại bỏ tham, sân, si mà sống tích cực hơn với đời. Khi đã chọn đúng đường thì dù còn 1 chiếc giày cũng vẫn cứ đi. 

Bảo Long là đơn vị uy tín chuyên chế tác các loại tượng đồng, tranh đồngđồ thờ bằng đồng theo công gnheej truyền thống Ý Yên Nam Định. Để theo dõi các mẫu sản phẩm hoặc được tư vấn tốt nhất, vui lòng liên hệ Hotline: 0968.966.268

Video liên quan

Chủ Đề