Tại sao giá đỗ bị đắng

Nội dung chính Trong quá trình làm giá đỗ, chắc hẳn bạn đã từng gặp một số vấn đề như: Giá đỗ bị thối, nhớt; Giá đỗ bị thâm đen, Giá đỗ bị đắng, Cọng giá nhỏ, nhiều rễ,..

Bạn đang xem: Vì sao giá đỗ bị đắng

Vậy tại sao giá đỗ lại bị thối, nguyên nhân giá đỗ bị thối, thâm đen là gì? Cách khắc phục như thế nào? ❤️️

Ở bài viết này Nhà Vườn Organic sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề trên.


Nguyên nhân giá đỗ bị thối nhớt, có mùi thối, thâm đen

Tại sao giá đỗ bị đắng

Giá đỗ bị nhớt, thốiĐây là một trong những vấn đề mà Nhà Vườn Organic thường hay gặp phải nhất và hiện tại mình cũng tìm được ra nguyên nhân của nó. 

1. Do mua nhầm loại đậu không dùng để làm giá đỗ

Chắc chắn nhiều bạn không biết rằng: Không phải loại hạt đậu nào cũng có thể làm giá đỗ được.

Trên thị trường có 2 loại đậu chính:

Hạt đậu cao sản đã được xử lý thuốc (dùng để nấu chè, xôi,..) Hạt đậu mầm: Chưa qua xử lý ( dùng để làm giá đỗ)Nếu vô tình mua phải hạt đậu cao sản thì chắc chắn 100% bạn KHÔNG THỂ LÀM GIÁ ĐỖ vì hạt đậu này đã được xử lý thuốc. Do đó bạn cần phân biệt kỹ khi mua hạt đậu làm giá đỗ.

MUA NGAY HẠT ĐẬU MẦM CHẤT LƯỢNG TRÊN SHOPEE

2. Do chất lượng hạt đậu không tốt

Ban đầu Nhà vườn Organic không chú trọng trong việc lựa chọn hạt đậu đâu nên mình lấy đại hạt đậu xanh cũ của gia đình. Khi đó giá đỗ mình làm có tỉ lệ nảy mầm rất thấp, giá đỗ lên không đều và thường hay bị hỏng sau 2 ngày.

Sau khi tìm hiểu mình mới biết được rằng là việc lựa chọn hạt đậu là vô cùng quan trọng.

Hạt đậu để lâu ngày sẽ có chất lượng kém đi vì hàm lượng chất dinh dưỡng trong đậu đã bị giảm.

Nếu sử dụng hạt đậu này thì tỉ lệ nảy mầm thấp, hạt đậu không đủ dinh dưỡng nên mầm giá nhỏ, yếu, các vi khuẩn có hại dễ dàng phát sinh và làm giá đỗ bị thối, nhớt. Nước tưới rửa giá ở ngày thứ 2-3 hầu hết có màu đục và bắt đầu có mùi hôi khó chịu.

3. Do lớp đậu quá dày

Sử dụng nhiều đậu, ủ đậu quá dày cũng là nguyên nhân khiến giá đỗ bị thối.

Việc bạn sử dụng quá nhiều đậu trên một bề mặt diện tích cũng ảnh hưởng tới khả năng hút nước của giá đỗ.

Khi số lượng hạt đậu nhiều và dày đồng nghĩa với việc nước tưới cho giá đỗ sẽ không thể phân bố đều được, sẽ có hạt đậu uống được nhiều nước, sẽ có hạt đậu không uống được nước. Do đó dẫn tới đậu giá đỗ bị thối.

4. Do chất lượng nước ( nước giếng khoan nhiễm phèn, nước chưa xử lý, nước máy )

Giá đỗ mình làm liên tục bị thối rễ??? Nguyên nhân do đâu???

Sau khi mình chuyển từ nước giếng đào sang nguồn nước giếng khoan thì giá đỗ của mình làm ra liên tục bị hỏng mà không biết nguyên nhân do đâu. Cũng may lúc đó mình có cậu em học bên ngành xử lý nước có lấy mẫu nước của nhà mình đi phân tích thì phát hiện ra nguồn nước nhà mình bị nhiễm phèn, trong nước cho nhiều vi khuẩn cần phải lắp đặt hệ thống xử lý nước ngay. Sau đó giá đỗ mình làm lại phát triển bình thường, không còn bị thối, nhớt nữa.

Vậy là bạn có thể thấy nguồn nước không đảm bảo cũng là nguyên nhân làm giá đỗ bị thối

Trong nguồn nước chưa qua xử lý thường tồn tại một số loại nấm và vi khuẩn gây hại cho quá trình phát triển của giá đỗ.

Môi trường ủ giá đỗ là môi trường thích hợp cho vi khuẩn phát triển mạnh vì độ ẩm cao, thiếu ánh sáng. Thông thường các mầm bệnh sẽ phát triển mạnh vào ngày thứ 2 – 3 của quá trình ủ giá. Chúng sẽ làm cho giá đỗ bị thối có nhớt, rễ bị thối có mùi hôi khó chịu.

Trong nguồn nước giếng khoan nhiễm phèn, các phèn nhôm, sắt,… làm cho giá bị ngộ độc, phát triển kém và gây thối rễ.

Trong nguồn nước máy cũng hay bị tình trạng này vì bị thiếu Ca2+ trong nước. Việc thiếu Ca2+ khiến tỉ lệ nảy mầm kém, chất lượng giá đỗ không tốt.

Xem thêm: Xã Hội Hóa Là Gì - Những Điều Bạn Cần Biết Về Nó

5. Do kỹ thuật làm giá đỗ không đúng ( ngâm nước quá lâu, quá nhiều lần,…)

Ngâm nước cho giá đỗ như thế nào là đúng??? 

Tùy theo cách làm giá đỗ khác nhau mà kỹ thuật ngâm nước cho giá đỗ cũng khác nhau.

Đây là lỗi cơ bản hay gặp ở những bạn mới bắt đầu làm giá đỗ chưa có kinh nghiệm. Quá trình hô hấp của giá đỗ thường sinh nhiệt do đó cần chú ý theo dõi và ngâm nước cho giá đỗ 6 – 8 tiếng / lần.

Việc ngâm giá đỗ vừa có tác dụng hạ nhiệt cho giá đỗ vừa làm sạch giá và cung cấp ẩm cho mầm giá phát triển.

Thời gian ngâm nước ít khiến giá đỗ không kịp uống nước khiến giá đỗ chậm phát triển. Đồng thời không đủ nước để làm mát giá đỗ, nhiệt độ cao làm giá đỗ dễ bị hỏng, thối.

Thời gian ngâm nước quá lâu khiến giá đỗ bị úng.

Nguyên nhân cọng giá đỗ nhỏ, dài, nhiều rễ

Cọng giá đỗ dài, thân nhỏ, nhiều rễNguyên nhân do đâu???

1. Do chất lượng hạt đậu không tốt

Như đã nói ở trên thì hạt đậu chất lượng kém thì chắc chắn giá đỗ sẽ phát triển kém. Nên giá đỗ sẽ nhỏ, nhiều rễ.

2. Do không nén chặt giá đỗ

Nén chặt giá đỗ giúp không gian của giá đỗ rất ít, do đó giá đỗ không phát triển nhiều về chiều dài mà nó phát triển mạnh về chiều ngang. Giúp giá đỗ ít rễ, thân mập mạp.

3. Do tiếp xúc với ánh sáng

Khi gặp ánh sáng, giá đỗ sẽ ưu tiên phát triển phần rễ do đó phần rễ của giá đỗ sẽ dài khi tiếp xúc với ánh sáng.

Nguyên nhân giá đỗ bị đắng

Nguyên nhân khiến giá đỗ bị đắng là trong quá trình làm giá đỗ tiếp xúc nhiều với ánh sáng. Lúc mới bắt đầu làm giá đỗ vì hay tò mò lên mình cũng hay mở giá đỗ ra xem bên trong như thế nào. Kết quả lúc thu hoạch giá đỗ ăn bị đắng. Khi biết nguyên nhân là mình “chừa” tới giờ luôn.

Cách khắc phục giá đỗ bị thối nhớt, thâm đen

Chọn loại hạt đậu tốt, mới, hạt to, chắc hạt, mua ở những đơn vị uy tín, chất lượng.Sử dụng lượng đậu phù hợp, không làm dày, phân bố đều.Kiểm tra chất lượng nước của gia đình mình. Sử dụng nguồn nước sạch, không có vi khuẩn có hại, nhiễm phèn. Đối với nước máy bạn có thể cho một ít vôi sạch vào để bổ sung Ca2+. Tránh lạm dụng vì có thể ngộ độc Ca2+.Ngâm nước cho giá đỗ bài bản, tuân thủ theo kỹ thuật của từng cách làm giá đỗ khác nhau. Thời gian ngâm giá đỗ phù hợp đó là 3 lần / ngày. Mỗi lần cách nhau 6 – 8 tiếng. Trong quá trình ngâm giá đỗ phải chú ý nước sau khi ngâm giá đỗ phải mát lạnh. Nếu còn nóng thì bạn phải thay nước mới và tiếp tục ngâm giá đỗ tới lúc nước giá đỗ sau khi ngâm mát.

Cách khắc phục cọng giá nhỏ, nhiều rễ

Không cho giá đỗ tiếp xúc với ánh sáng.Hạn chế mở giá đỗ ra kiểm tra.Nén chặt giá đỗ.

Cách khắc phục giá đỗ bị đắng

Không cho giá đỗ tiếp xúc với ánh sáng.Hạn chế mở giá đỗ ra kiểm tra.

Cách bảo quản giá đỗ được lâu ( mình hay sử dụng)

Đây là một số cách bảo quản giá đỗ mình đang sử dụng và thấy hiệu quả nên mình sẽ giới thiệu cho bạn:

Bảo quản bằng túi zip (có khóa kéo): Giá đỗ phải được làm khô ráo sau đó bỏ vào túi zip rồi đưa vào ngăn mát tủ lạnh. Túi zip rất kín hơn giúp giá đỗ bảo quản lâu hơn.Bảo quản bằng khăn: Bạn cho giá đỗ vào khăn rồi mang vào ngăn mát của tủ lạnh. Khăn giúp hút ẩm, hút nước tốt giúp giá đỗ không bị úng và thâm đen.

Trên đây là một số vấn đề thường gặp và cách xử lý khi làm giá đỗ tại nhà. Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích được cho bạn.

Mặc dù có rất nhiều dinh dưỡng nhưng thời gian gần đây giá đỗ không còn nằm nhiều trong thực đơn của những bà nội trợ bởi sản phẩm bẩn đang tràn lan.

Giá đỗ rất giàu vitamin đặc biệt là vitamin C, khoáng chất, protein… rất cần thiết cho sức khỏe. Sau hàng loạt phát giác về giá đỗ nhiễm độc, loại rau mầm giàu dưỡng chất này đã bị nhiều bà nội trợ đưa vào danh sách đen cần loại trừ. Tuy nhiên, đừng vì sự lo sợ đó mà người tiêu dùng bỏ qua thực phẩm giàu dưỡng chất này.

Giá đỗ giúp làm đẹp da, ngừa bệnh

Giá đỗ là rau năng lượng thấp, chất béo thấp nên có khả năng trợ giúp tiêu hóa, lợi tiểu, giảm mỡ, giảm cholesterol “xấu”, vì thế người béo phì nên thường xuyên ăn để giảm mỡ máu, đẩy lùi nguy cơ bị bệnh tim mạch.

Ngoài ra, lượng vitamin C và E có trong giá đỗ giúp làm chậm quá trình lão hóa, tăng tính đàn hồi, mềm mại và bóng mịn cho làn da. Đối với da khô và sắc tố đen cũng có tác dụng nhất định, rất thích hợp cho chị em phụ nữ.

Mặc dù có rất nhiều dinh dưỡng nhưng khi sử dụng giá đỗ, chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau:

Giá đỗ sạch có rễ dài thân không mập, khi bấm vào cọng thấy độ giòn.

Không ăn khi bụng đói

Rau giá đỗ có tính mát, lành, nhưng những người có biểu hiện chân tay lạnh thiếu lực, đau nhức chân tay, đi ngoài phân lỏng thì không nên ăn, vì với tính hàn trong giá đỗ, nếu ăn vào sẽ làm bệnh tình nặng thêm. Đặc biệt không ăn khi bụng đói vì sẽ không tốt cho dạ dày.

Không ăn khi chưa được nấu chín

Tuy giá đỗ rất ngon và bổ dưỡng nhưng có nguy cơ ngộ độc cao, bởi giá thường làm ở nhiệt độ 30 – 35oC, đây là môi trường tốt cho vi sinh vật phát triển. Hơn nữa, người dân hay ăn giá sống, nếu chưa rửa sạch sẽ nhiễm vi sinh vật.

Vì vậy, khi dùng giá nên chần qua nước sôi, rửa và ngâm nước sạch kèm theo ít muối.

Không ăn giá đỗ thường xuyên

Giá đỗ là một loại rau khá nhiều chất dinh dưỡng, nếu loại rau này được làm theo một cách thông thường chỉ là ngâm - ủ truyền thống thì nó rất sạch sẽ và an toàn.

Tuy nhiên, hiện nay vì lợi ích kinh tế, người làm giá đỗ bán thường sử dụng một số loại thuốc kích thích để tăng năng suất. Vì thế, nếu ăn giá đỗ “bẩn” trong thời gian dài sẽ rất nhiều hệ lụy, trong đó phải kể tới bệnh nguy hiểm như ung thư.

Cách phân biệt giá sạch và giá nhiễm hóa chất

Giá đỗ không ủ hóa chất: Rễ dài như sợi chỉ, thân không mập. Cọng giá này khi bấm vào thấy độ giòn của giá, khi xào không ra nước, và khi ăn có vị thơm của đậu.

Giá dùng thuốc kích thích: Cọng giá ngắn mập, trắng, không có hoặc rất ít rễ. Hạt mầm thường nhỏ, thậm chí không có hạt mầm bám trên thân giá. Khi xào nấu, giá ra nước nhiều, và khi ăn thường không có mùi thơm của đậu.