Tại sao hà nội không có phố lê lợi

Phố Lê Thái Tổ dài 690m, từ ngã tư Hàng Gai—Hàng Đào đi dọc bờ tây Hồ Gươm qua các phố Đinh Tiên Hoàng, Lương Văn Can, Bảo Khánh, Hàng Trống đến ngã tư Tràng Thi—Bà Triệu—Hàng Khay. Nay thuộc phường Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP Hà Nội. Cách BĐX Bờ Hồ: 30m. Trạm bus lân cận: BĐX Bờ Hồ [xe 09, 14], ngã ba Lê Thái Tổ—Hàng Trống [09, 31, 36].

Giới thiệu

Phố Lê Thái Tổ là đường một chiều, tuy dài đến 690m nhưng khá thuận tiện cho việc giao thông với hè phố rộng rãi và nhiều chuyến xe bus chạy qua hoặc có điểm dừng ở gần đấy. Đây là một trong những con phố đẹp nhất Hà Nội với các đoạn dốc thoai thoải được hai hàng cổ thụ to lớn che mát, vốn là phần phía tây của con đường chạy chung quanh hồ Hoàn Kiếm được khánh thành năm 1889.

  • Đoạn đầu phố Lê Thái Tổ. Panorama ©NCCong 2013

Bên trái phố là con đường lát gạch dành cho người đi bộ men theo bờ tây Hồ Gươm và xung quanh có những ghế đá, thảm cỏ, luống hoa. Du khách bất cứ lúc nào cũng có thể dừng chân ngắm nhìn những thắng cảnh như đền Ngọc Sơn và Tháp Rùa nổi trên mặt nước trong xanh phản chiếu làn da trời.

Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Photo ©NCCông 2015

Đầu phố có quảng trường Đông kinh Nghĩa thục nằm cách không xa ngôi nhà cũ của gia đình cụ hiệu trưởng là cử nhân Hán học Lương Văn Can. Tiếp theo là nhà Thủy Tạ ven hồ rồi tới trụ sở của báo Nhân Dân, các ngân hàng và công ty lớn, cùng những nơi giải trí và nhà hàng nổi tiếng từ lâu...

  • Ngã ba Lê Thái Tổ—Báo Khánh. Panorama ©NCCong 2013

Theo hướng bắc-nam, phố Lê Thái Tổ đi qua ngôi đền Đông Hương và phần đất xưa kia của các thôn Khánh Thụy Tả, Khánh Thụy Hữu, Tự Tháp, Phúc Phố, Thị Vật, Tô Mộc, tất cả đều thuộc tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương cũ. Những địa danh này vẫn còn được ghi lại trên các tấm bản đồ vẽ vào cuối thế kỷ XIX.

Truyền thuyết thần Kim Quy trao lưỡi gươm không chuôi cho chàng kéo lưới Lê Lợi không hẳn là vô lý. Nhiều thế hệ cư dân nơi đây đã từng sống bằng nghề đánh cá trên hồ Tả Vọng, tên khác là Lục Thủy [hồ nước xanh], vốn rộng mênh mang, dần dần mới bị thu hẹp thành như bây giờ.

Đền Vua Lê. Photo ©NCCong 2013

Ngày nay, người dân Việt thường đến một ngôi đền nhỏ dấu mình trong một khu vườn yên tĩnh để viếng tượng Lê Thái Tổ - vị vua khai sáng nhà Hậu Lê. Tượng đài vua được xây năm 1896, trên đỉnh là hình người anh hùng chúc ngọn kiếm xuống mặt nước hồ xanh vời vợi, trước khi trả lại thanh bảo kiếm cho thần Kim Quy.

  • Tượng đài Vua Lê Lợi. Panorama ©NCCong 2013

Ngài sinh năm 1385 trong một gia đình lãnh chúa tại động Lam Sơn [nay thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa]. Đầu thế kỷ XV giặc Minh xâm lược, diệt nhà Hồ và chiếm đóng nước ta, Lê Lợi với 21 vị hiền tài đã dựng cờ khởi nghĩa, chiêu mộ hào kiệt, kêu gọi nhân dân đứng lên giải phóng đất nước. Ròng rã 10 năm kháng chiến gian khổ, có lúc “quân không còn một đội” [theo Bình Ngô đại cáo]. Cuối cùng với phương châm tâm công, tới năm 1428 nghĩa quân đã giành thắng lợi hoàn toàn.

Nhà hàng Thuỷ Tạ. Photo ©NCCong 2015

Lê Lợi lên ngôi, chấn chỉnh nội trị, mở mang ngoại giao, đặt nền móng độc lập lâu dài. Trong buổi đầu của triều đại, ngài đã có công phát triển đất nước trên mọi mặt. Vua tinh giảm quân đội, tổ chức lại bộ máy chính quyền từ trung ương xuống địa phương, ban hành chính sách khôi phục sản xuất nông nghiệp và ổn định đời sống xã hội. Lê Lợi cũng chú ý tới việc phát triển văn hóa, giáo dục, đào tạo nhân tài. Một năm sau khi ở ngôi, vua cho mở khoa thi Minh Kinh. Năm 1431 lại mở khoa thi Hoành từ. Năm 1433, trước khi mất vua còn đích thân ra đề thi văn sách.

  • Đoạn cuối phố Lê Thái Tổ. Panorama ©NCCong 2013

Lược sử

Thời Lê Trung hưng, phủ chúa Trịnh đóng ở mé tây-nam hồ Lục Thủy, nhà chúa thường đứng trên gò Rùa để xem thủy quân thao diễn. Thuyền lính nhỏ nên có thể đi qua hai con kênh nối thông với sông Hồng ở phía đông-bắc và đông-nam hồ.

Nhà cũ trên phố Lê Thái Tổ. Photo ©NCCong 2013

Đến cuối thế kỷ XVIII, Đoàn Nguyễn Tuấn - một vị quan triều Tây Sơn và anh vợ của thi hào Nguyễn Du, sau đại thắng Đống Đa đã để lại 4 câu rất hay trong bài thơ chữ Hán “Kiếm hồ xạ đẩu” [Ánh sao Hồ Gươm]:
Hoa khai xuân sắc hoan trùng khải Sương lạc thu thanh khốc tặc phù Thương hải tang điền hồ tự nhược

Thiên uy do hoạ thuỷ vân đồ.

. Xin tạm dịch như sau:

Hoa nở sắc xuân dồn vui chiến thắng Sương rơi tiếng thu khóc giặc tù binh Trải dâu bể hồ vẫn nguyên như cũ

Oai trời còn mây nước vẽ thành tranh

.

[LĐTĐ] Từ ngày 30/4 - 1/5, 30.000 suất quà sẽ được dành tặng cho khách du lịch đến thăm, viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh [2 Hùng Vương, Điện Bàn, Ba Đình].

[LĐTĐ] Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2022 là sự kiện du lịch lớn, diễn ra trong 3 ngày từ 29/4 - 1/5 với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn như hoạt động của các gian hàng về du lịch làng nghề - ẩm thực Hà Nội, hoạt động xúc tiến du lịch của các hãng lữ hành, các hoạt động văn nghệ tại khu vực sân khấu chính..., hứa hẹn thu hút đông đảo khách du lịch và nhân dân Thủ đô dịp nghỉ lễ năm nay.

[LĐTĐ] Sáng nay [29/4], tại khu vực Tượng đài “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, hơn 30 người yêu du lịch Thủ đô đã tham gia đạp xe theo hành trình “Dấu chân làng cổ Bát Tràng”.

[LĐTĐ] Ngày 28/4, quận Nam Từ Liêm đã tổ chức lễ gắn biển tên đường phố trên địa bàn quận. Hai phố mới được gắn biển tên lần này là phố Hồng Đô [phường Phú Đô] và phố Huy Du [phường Cầu Diễn].

[LĐTĐ] Để đảm bảo vệ sinh môi trường thành phố dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và phục vụ Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 [SEA Games 31], Sở Xây dựng Hà Nội đề nghị các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch vệ sinh môi trường, tổng vệ sinh trên toàn địa bàn, bảo đảm đường phố, ngõ, xóm luôn sạch, đẹp, không tồn đọng rác thải, đất thải và các chất thải khác.

[LĐTĐ] Sáng nay [28/4], Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức trưng bày tài liệu, hiện vật “Đại tướng Văn Tiến Dũng - Danh tướng thời đại Hồ Chí Minh” nhằm ghi nhớ, tôn vinh những cống hiến to lớn của Đại tướng Văn Tiến Dũng trong sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc; góp phần khắc họa lại chân dung một chiến sĩ cách mạng kiên trung, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, qua đó giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho các thế hệ mai sau, đặc biệt là thế hệ trẻ.

[LĐTĐ] Chiều 22/4, tại đình Kim Ngân, 42-44 Hàng Bạc, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội đã tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa chào mừng kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước [30/4/1975-30/4/2022] và Ngày quốc tế Lao động 1/5.

[LĐTĐ] Chiều ngày 20/4, Trường THCS Nguyễn Du [quận Nam Từ Liêm, Hà Nội] đã tổ chức Ngày hội Thể dục thể thao năm học 2021-2022 dành cho tập thể cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh nhà trường.

[LĐTĐ] Nằm trong lộ trình phát triển các không gian công cộng của Thủ đô, tới đây Hà Nội sẽ mở thêm nhiều tuyến phố đi bộ mới. Thực tế, việc thành lập các tuyến phố đi bộ là xu hướng tất yếu, đáp ứng nhu cầu về thương mại và du lịch của địa phương. Nhiều nơi, việc phát triển tuyến phố đi bộ cũng được xem là hoạt động để thúc đẩy chất lượng sống cho người dân, là “đòn bẩy” phát huy tiềm năng văn hoá.

[LĐTĐ] Đến làng du lịch xã Hồng Vân [huyện Thường Tín, Hà Nội], du khách sẽ được thưởng ngoạn những cảnh sắc xinh tươi, thanh bình nơi đây. Một màu xanh trải rộng, xa xa là những cánh đồng rau xanh mướt; làng hoa rực rỡ các màu với hàng chục loại hoa Hồng quý; những trang trại chăn nuôi, trồng cây ăn quả và được thưởng thức các sản phẩm nông nghiệp của vùng đất ven sông Hồng.

Video liên quan

Chủ Đề