Tại sao hay bị muỗi chích

Chủ nhật, 15/8/2021, 00:00 [GMT+7]

Một người thu hút muỗi hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố từ nhóm máu, hơi thở, mùi cơ thể, vi khuẩn trên da đến thân nhiệt.

  Trở lại Khoa họcTrở lại Khoa học

Chia sẻ Copy link thành công

Ước tính có tới 20% người trong chúng ta hay bị muỗi đốt hơn những người khác. Và điều bất tiện này do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ nhóm máu tới tần suất tắm rửa của "khổ chủ".

Bản đồ chính xác nhất về bên trong Trái đất

Hổ mang chúa tử nạn trong vòng vây của chó nhà

Bọ cạp quỷ đứt đôi người vì "lưỡi hái" của bọ chiến binh

Bí ẩn về Người tuyết Yeti ngày càng kỳ bí

Ca cấy ghép "cậu nhỏ" thành công đầu tiên trên thế giới


Dù đối với nhiều người, các nốt muỗi đốt chỉ hơi gây khó chịu, nhưng đối với một nhóm nhỏ người khác, việc bị muỗi đốt đôi khi có thể dẫn đến những phản ứng dị ứng nghiêm trọng và cả nguy cơ nhiễm bệnh, chẳng hạn như sốt rét hay sốt xuất huyết, ...

"Khi một con muỗi đốt và hút máu người, nó cũng sẽ tiêm nước bọt vào cơ thể bạn để ngăn máu của bạn đông lại. Các protein và enzym trogn nước bọt của muỗi cũng là nguyên nhân gây kích ứng và ngứa ngáy", tiến sĩ Martin Donnelly đến từ Trường y học nhiệt đới thuộc Đại học Liverpool [Anh], giải thích.

Theo các chuyên gia, việc bạn có bị muỗi đốt hay không đều do "sự kết hợp hoàn hảo giữa các đặc điểm di truyền và mùi". Trong đó, tới 85% lí do tại sao muỗi "yêu thích" ai đó là vì di truyền. Do vậy, tin xấu là, chúng ta không thể làm được gì nhiều để giải quyết chuyện này. Và nếu bố hoặc mẹ của bạn là người hay bị muỗi đốt, bạn nhiều khả năng cũng hay bị những con côn trùng này quấy rầy.

Thống kê cho thấy, cơ thể người sản sinh ra gần 500 hóa chất dễ bay hơi khác nhau và chúng tỏa mùi qua da của chúng ta vào không khí. Những con muỗi có thể phát hiện rất nhiều trong số những hóa chất này, nhờ sử dụng một cặp râu tơ tí hon trên đầu của chúng.

Các nghiên cứu hé lộ, mồ hôi, axit lactic, axit uric và octenol thu hút muỗi. Trong đó, axit lactic được giải phóng qua các lỗ chân lông trên da, đặc biệt sau khi người tập thể dục thể thao. Axit uric được biết đến nhiều nhất như một hóa chất trong nước tiểu, nhưng cũng có thể tích tụ trong da người. Octenol được tìm thấy trong mồ hôi và hơi thở của người, nên nếu bạn ướt đẫm mồ hôi hoặc thở mạnh, bạn sẽ sản sinh ra chất hóa học này nhiều hơn, đồng nghĩa với việc thu hút nhiều con côn trùng hút máu vo ve quanh mình hơn.

Một số người trong chúng ta phát thải các hóa chất trên nhiều hơn những người khác một cách tự nhiên, nên đây có thể là nguyên nhân khiến họ được muỗi "ưu ái" hơn.

Muỗi dường như cũng thích nhiệt độ cơ thể cao hơn, trong khi thân nhiệt của chúng ta tăng lên khi tập thể dục, thể thao. Điều này giúp lý giải tại sao chúng ta có thể dễ bị muỗi đốt hơn sau buổi rèn luyện sức khỏe.

Mùi mồ hôi cũ, chẳng hạn như hơn 1 ngày, cũng được phát hiện hấp dẫn với muỗi hơn. Do đó, việc thường xuyên tắm rửa có thể khiến bạn ít nguy cơ trở thành mục tiêu tấn công của loài côn trùng hút máu này hơn.

Một yếu tố nữa ảnh hưởng tới việc bạn có hay bị muỗi đốt không là nhóm máu của bạn. Nghiên cứu chỉ ra rằng, những người có nhóm máu O đối mặt với nguy cơ bị muỗi đốt cao hơn gấp 2 lần so với những người sở hữu nhóm máu B. Người có nhóm máu A thậm chí còn ít bị muỗi "hỏi thăm" hơn những người sở hữu nhóm máu B.

Ngoài ra, 85% người trong chúng ta tiết ra một hóa chất giúp muỗi biết chúng ta sở hữu nhóm máu nào và họ cũng nhiều khả năng bị muỗi bám đuổi hơn 15% số con lại.

Lượng cácbon điôxit bạn thở ra cũng là thứ dẫn dụ muỗi. Những con muỗi cái sử dụng hàng loạt kỹ thuật để săn tìm con mồi. Tuy nhiên, một trong những kỹ thuật quan trọng nhất là dựa vào sự hiện diện của cácbon điôxit - chất khí không màu, vô hình mà chúng ta thở ra.

Những người thải ra lượng khí này nhiều nhất, vốn thường là người to lớn hoặc phụ nữ mang thai, nhiều khả năng lọt vào "tầm ngắm" của muỗi hơn. Chúng sử dụng một cơ quan có tên gọi là xúc tu hàm trên để phát hiện các đám mây cácbon điôxit trước khi bay tới chỗ nguồn tạo ra chúng. Cơ quan thăm dò này nhạy tới mức có thể lần ra đấu vết của khí từ cách xa tới 50 mét.

Cách tốt nhất xử lý nốt muỗi đốt

Theo tiến sĩ Ron Behrens thuộc Trường Vệ sinh và y học nhiệt đới London [Anh], vấn đề chính với các nốt muỗi đốt là việc nhiễm trùng. Ông nói, một số người có phản ứng nghiêm trọng tới mức cơ thể họ tạo ra một phản ứng viêm theo cách làm sưng phồng và tích tụ dịch quanh vùng bị đốt. Những phản ứng dị ứng này có thể gây khó chịu da nhiều tới mức khiến chúng ta có nhu cầu gãi chúng mất kiểm soát.

Tuy nhiên, lời khuyên là bạn nên hạn chế gãi càng nhiều càng tốt, vì gãi làm rách da, khiến bạn dễ bị mắc các nhiễm trùng nghiêm trọng như nhiễm trùng máu hay viêm mô tế bào da.

"Cách tốt nhất phòng ngừa nhiễm trùng là thoa một loại kem kháng viêm, chăng hạn như ibuprofen, ngay sau khi bạn bị muỗi đốt. Sau đó, dùng gạc băng chỗ muỗi đốt lại để ngăn bạn gãi vào đó", tiến sĩ Behrens nhấn mạnh.

Tuấn Anh [Theo Daily Mail]

Những nguyên nhân khiến bạn hay bị muỗi đốt:

Khi chúng ta thở, chúng ta thải ra khí CO2. Bạn càng vận động nhiều thì lượng khí thải ra càng nhiều.

Theo nghiên cứu cho thấy, muỗi có thể phát hiện ra sự thay đổi nồng độ khí CO2 trong môi trường. Việc tăng nồng độ khí CO2 có thể là một cảnh báo cho muỗi rằng đang có vật chủ tiềm năng ở khu vực gần đó, và điều này sẽ khiến muỗi tập trung về đó.

Muỗi có thể bị thu hút bởi một số chất trên da hay mùi cơ thể. Nhiều chất được xác định là hấp dẫn đối với muỗi, có thể kể đến như mùi acid lactic hay mùi amoniac.

Việc có mùi cơ thể hấp dẫn so với muỗi có thể mang tính di truyền. Giả sử cha mẹ của bạn hay bị muỗi đốt thì bạn cũng có thể bị muỗi đốt thường xuyên hơn. Theo một nghiên cứu được tiến hành vào năm 2015 cho thấy muỗi rất dễ bị thu hút bởi những cặp song sinh có mùi bàn tay tương tự nhau.

Tình trạng vi khuẩn trên da cũng đóng vai trò định hướng cho muỗi. Theo nghiên cứu, những người có nhiều vi khuẩn trên da sẽ kém hấp dẫn muỗi hơn so với những người có làn da sạch sẽ.

Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng muỗi dễ bị thu hút bởi những người mặc đồ tối màu, tuy nhiên nguyên nhân vẫn chưa rõ ràng. Nếu bạn mặc đồ tối màu, bạn hoàn toàn có thể dễ bị muỗi đốt hơn những người khác.

  1. Nhiệt độ cơ thể và hơi nước

Cơ thể chúng ta sản sinh ra nhiệt lượng và giải thoát ra ngoài bằng nhiều con đường, trong đó có qua da bằng cách tỏa hơi nước. Đối với muỗi, chúng có thể phát hiện ra nguồn nhiệt và hơi nước. Điều này có thể lý giải cho việc nhiều người hay bị muỗi đốt hơn những người khác.

Theo nghiên cứu, muỗi thường hay di chuyển về vị trí của các nguồn nhiệt gần xung quanh nó. Điều này là khá quan trọng trong việc tìm vật chủ của muỗi. Tuy nhiên, các nhóm động vật khác nhau sẽ lại có nhiệt lượng và hơi nước tỏa ra khác nhau, và điều này có thể không hấp dẫn đối với muỗi thích hút máu người.

Muỗi có khả năng thích nghi với một loại vật chủ nào đó nhất định. Chúng có khả năng liên kết những đặc điểm từ một vật chủ có “bữa ăn ngon nhất” với những yếu tố của vật chủ đó, chẳng hạn như mùi hương.

Theo nghiên cứu, các bệnh truyền nhiễm qua muỗi cho thấy 20% vật chủ chiếm tới 80% nguồn truyền bệnh trong cộng đồng. Điều này có nghĩa là muỗi có xu hướng chọn một phần nhỏ vật chủ trong cộng đồng.

Theo nghiên cứu, việc sử dụng các đồ uống có cồn có khả năng làm hấp dẫn muỗi. Nghiên cứu thấy rằng những người uống bia dường như hấp dẫn muỗi hơn và dễ bị muỗi đốt hơn những người không sử dụng rượu bia.

Việc mang thai dẫn đến khả năng bị muỗi đốt cao hơn. Đây là kết luận của nghiên cứu về mối liên quan giữa mang thai và khả năng bị muỗi đốt. Một cách lý giải cho điều này là những phụ nữ mang thai thường có thân nhiệt cao hơn so với người bình thường, và họ cũng có chuyển hóa hô hấp và đào thải khí CO2 cao hơn người bình thường.

Muỗi hay đốt ở vị trí nào?

Bình thường thì muỗi sẽ đốt ở bất cứ vị trí nào của cơ thể. Tuy nhiên, cũng có những vị trí mà muỗi hay đốt hơn so những vị trí khác.

Trong một nghiên cứu cho thấy 2 vị trí mà muỗi hay đốt nhất là khu vực đầu và chân. Nghiên cứu cho thấy rằng 2 vị trí này thường có nhiệt độ và tuyến mồ hôi hấp dẫn hơn các vị trí khác so với muỗi.

Tại sao muỗi đốt lại ngứa?

Khi muỗi đốt bạn, chúng đưa một lượng nhỏ nước bọt của chúng vào trong mạch máu của bạn để giữ mạch máu không bị đông và máu có thể chảy liên tục. Điều này khiến hệ miễn dịch của bạn phản ứng các chất hóa học có trong nước bọt của muỗi, và gây sưng, ngứa, đau.

Làm thế nào để giảm ngứa do muỗi đốt?

Nếu bạn bị muỗi đốt, bạn có thể làm một số việc sau để giảm ngứa:

  • Tránh gãi. Thực tế là bạn không nên gãi, vì gãi sẽ làm sưng và có thể tổn thương bề mặt da.
  • Chườm lạnh. Bạn có thể sử dụng một miếng gạc hay khăn lạnh và chườm vào vị trí muỗi đốt. Điều này có thể giúp giảm sưng và ngứa.
  • Sử dụng các thuốc kem bôi. Có nhiều loại kem giảm ngứa có sẵn, bao gồm những kem có chứa hidrocortisol hay kem dưỡng da chứa calamine.
  • Hãy cân nhắc sử dụng thuốc kháng histamine nếu tình trạng của bạn không quá nghiêm trọng.

Đa phần các nốt muỗi đốt sẽ biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu bạn bắt gặp các tình trạng như sốt, sưng đau hay đau đầu sau khi bị muỗi đốt, bạn nên đến gặp bác sĩ.

Làm thế nào để tránh muỗi đốt?

Nếu bạn đang chuẩn bị đến những nơi có khả năng có nhiều muỗi, hay chuẩn bị vào mùa muỗi phát triển, bạn có thể thực hiện những cách dự phòng sau:

  • Sử dụng các thuốc chống côn trùng
  • Mặc quần dài, áo dài tay và đi tất nếu có thể
  • Chọn các loại quần áo sáng màu.
  • Tránh các thời điểm hoạt động mạnh nhất của muỗi, ví dụ như chập tối hay hoàng hôn.
  • Loại bỏ các môi trường sống của muỗi.
  • Giữ cho muỗi không bay vào trong nhà.

Tổng kết

Khi bạn thấy mình bị muỗi đốt nhiều tức là bạn có thể có một hoặc nhiều yếu tố gây hấp dẫn với muỗi như lượng khí CO2 thở ra nhiều, có mùi cơ thể hay nhiệt độ cơ thể cao. Nếu bạn bị muỗi đốt, bạn có thể thực hiện một vài biện pháp nhẹ nhàng để giảm sưng và ngứa như sử dụng kem bôi hay chườm lạnh.

Muỗi có thể truyền bệnh truyền nhiễm, do đó bạn nên thực hiện các bước để bảo vệ bản thân và dự phòng trước khi di chuyển hay đến mùa phát triển của muỗi.

Tham khảo thêm thông tin tại: Biện pháp đơn giản để phòng muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết

Video liên quan

Chủ Đề