Tại sao hay bị nổi mẩn ngứa

Bệnh dị ứng, mề đay mẩn ngứa ngày càng phổ biến và có xu hướng xảy ra ở mọi lứa tuổi. Người bệnh dễ bị sốc phản vệ dẫn tới tử vong nếu không được xử lý kịp thời. Tìm hiểu triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị dị ứng, mề đay là cách cần thiết để giảm thiểu mức độ nguy hiểm mà bệnh gây ra.

Nổi mề đay [hay còn gọi là mày đay] là phản ứng của mao mạch trên da với các yếu tố khác nhau gây phù cấp hoặc mãn tính ở trung bì. Căn bệnh này phổ biến, dễ nhận biết và không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác.

Dựa theo tiến triển, bệnh chia thành 2 dạng: mề đay cấp [kéo dài trong 24 giờ hoặc dưới 6 tuần] và mề đay mãn tính [kéo dài trên 6 tuần].

Thời gian khỏi bệnh phụ thuộc vào biểu hiện bệnh, số lượng, cách tiếp xúc với dị nguyên và mức độ mẫn cảm của cơ thể. Ở mức độ nhẹ, dị ứng, nổi mề đay có thể tự khỏi. Ngược lại, đối với trường hợp mãn tính cần can thiệp điều trị chuyên khoa.

Dưới đây là một số triệu chứng nổi mề đay cơ bản:

  • Nổi ban đỏ hoặc trắng ở trên mặt, thân mình, tay hoặc chân;
  • Các loại ban khác nhau về kích thước và hình dạng;
  • Ngứa.

Những triệu chứng trên tái phát thường xuyên và không thể lường trước được, đôi khi trong vòng vài tháng hoặc vài năm.

Nổi ban đỏ ở tay là triệu chứng của nổi mề đay

Căn nguyên gây nổi mề đay rất phức tạp. Trên cùng một người bệnh có thể có một hoặc nhiều lý do. Những nguyên nhân gây nổi mề đay mẩn ngứa thường gặp gồm:

  • Do dị ứng thức ăn;
  • Do dị ứng thuốc;
  • Do côn trùng cắn;
  • Dị ứng hóa mỹ phẩm;
  • Di truyền;
  • Bệnh lý;
  • Nguyên nhân tự phát.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị nổi mề đay chẳng hạn như:

  • Giới tính: Phụ nữ bị nổi mề đay nhiều gấp đôi so với đàn ông;
  • Tuổi tác: Người trẻ có nhiều nguy cơ mắc bệnh.

Để kiểm soát bệnh nổi mề đay cần áp dụng các biện pháp sau:

  • Mặc quần áo sáng màu;
  • Tránh chà xát lên vùng da bị nổi mề đay hoặc sử dụng các loại xà phòng độc hại;
  • Làm mát khu vực bị nổi mẩn bằng vòi sen, quạt, vải mát hoặc kem dưỡng da loại nhẹ;
  • Lập danh sách khi nào và ở đâu bệnh xuất hiện, lúc đó đang làm gì, ăn gì... điều này có thể giúp người bệnh và bác sĩ xác định chính xác yếu tố gây bệnh;
  • Tránh các thức ăn, đồ uống gây dị ứng.

Người bị nổi mề đay cần kiêng cafe

Bên cạnh dùng thuốc, người bị nổi mề đay cũng cần kiêng một số yếu tố có thể làm bệnh nặng hơn như:

  • Các chất kích thích như thuốc lá, cà phê;
  • Các thực phẩm cay nóng như tiêu, ớt...;
  • Các thực phẩm giàu protein như hải sản, chocolate, trứng, sữa; đồ ngọt như kẹo, bánh, đường, chè vì có thể làm tình trạng viêm nghiêm trọng hơn;
  • Muối;
  • Nước nóng: Nước nóng sẽ làm da dễ bị tổn thương hơn.

Để ngăn ngừa dị ứng, nổi mề đay tái phát, hỗ trợ quá trình chữa bệnh, mọi người cần chủ động kiểm soát các tác nhân gây dị ứng. Đặc biệt người bệnh cần nắm được vấn đề nổi mề đay nên, kiêng gì để có chế độ sinh hoạt hợp lý, tránh làm tình trạng bệnh trầm trọng thêm.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Vì sao bạn bị nổi mề đay, mẩn ngứa sau khi sinh con?

Vì sao bạn bị dị ứng thời tiết?

XEM THÊM:

Bạn đã từng phải chịu đựng sự khó chịu của các cơn ngứa mỗi khi thời tiết giao mùa chưa? Vậy vì sao các cơn ngứa hay nổi mề đay lại hay xuất hiện khi chuyển mùa và chúng có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ không?

Vì sao bạn mẩn ngứa, nổi mề đay khi chuyển mùa?

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Vũ Thị Mai, Bác sĩ Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City

Khi bước vào thời điểm giao mùa sẽ dẫn đến thay đổi nhiệt độ nóng - lạnh hoặc độ ẩm hướng đến sự phát triển của dị nguyên như bọ nhà, nấm mốc hoặc làm thay đổi nồng độ phấn hoa trong không khí. Khi đó, ở da thường xuất hiện các biểu hiện như da mẩn đỏ, ngứa, nổi mề đay,.... đó được gọi là dị ứng thời tiết. Tuỳ vào cơ địa mà dị ứng thời tiết gây ra các mức độ ảnh hưởng khác nhau.

Một số trường hợp dị ứng thời tiết khác còn đi kèm theo các vấn đề hô hấp, mũi họng...khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Dị ứng thời tiết có triệu chứng khá điển hình. Một số dấu hiệu thể hiện qua da có thể nhận biết như:

  • Nổi mề đay: Song song xuất hiện với dấu hiệu mẩn ngứa. Các trường hợp này thường xuất hiện dấu hiệu phù, mảng mề đay dày cộm, có màu trắng hoặc hồng. Sau khoảng thời gian ngắn khi da tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên khi thay đổi thời tiết hoặc yếu tố nhiệt độ như lạnh - nóng,...da sẽ nổi mề đay.
  • Chàm bội nhiễm: các bệnh nhân sẽ có dấu hiệu dị ứng, nổi mẩn đỏ có thể kèm mụn nước li ti, chảy dịch vàng, có nhiều vảy gầu ở đầu, da khô, bong da kèm dày da vùng khuỷu tay, đầu gối và mặt. Sau một thời gian, mụn nước vỡ dẫn đến trợt loét, da khô ráp, dày sừng và nứt nẻ. Để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và ngăn ngừa chàm bội nhiễm tiến triển nặng hơn cần phải can thiệp sớm.

Ngoài ra các triệu chứng ngoài da có thể gặp trong dị ứng khi thay đổi thời tiết như:

  • Triệu chứng tại hô hấp: hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi ngạt mũi, đôi khi có thể có ho, khò khè và khó thở
  • Triệu chứng tại mắt gặp trong viêm kết mạc dị ứng: ngứa mắt, đỏ mắt và chảy nước mắt, cộm mắt

Lên làm gì khi nổi mẩn ngứa?

Dị ứng thời tiết là bệnh khá lành tính và có thể thuyên giảm nhanh sau vài ngày đến vài tuần. Tuy nhiên, bệnh có thể chuyển biến sang giai đoạn mãn tính và tăng nguy cơ phát triển các bệnh lý bội nhiễm khác như nhiễm nấm, nhiễm khuẩn da. Chính vì thế, sau khi được chẩn đoán, bệnh nhân cần áp dụng một số phương pháp điều trị như: xác định được nguyên nhân chính xác gây dị ứng, hạn chế tiếp xúc với các yếu tố khởi phát bệnh, thực hiện một số mẹo chăm sóc tại nhà, sử dụng thuốc,.. Bên cạnh đó, liệu pháp điều trị tự nhiên bằng việc duy trì các thói quen ăn uống và lối sống lành mạnh được xem là phương pháp mang lại điều trị hiệu quả căn bệnh này. Các thói quen người bệnh nên duy trì như:

  • Uống nhiều nước, ăn uống đầy đủ chất, tăng cường ăn hoa quả để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể nhằm chống lại những tác nhân gây dị ứng từ môi trường bên ngoài. Nếu không bị dị ứng thức ăn, không cần kiêng khem thức ăn như hải sản, đậu phộng, trứng,...tuy nhiên nên ăn hải sản tươi, hạn chế hải sản đông lạnh.
  • Giữ ẩm da đặc biệt
  • Không sử dụng thuốc lá, thức uống có cồn như bia rượu, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bụi, phấn hoa
  • Giữ cho cơ thể ở nhiệt độ môi trường ổn định để tránh khỏi tình trạng thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, hợp lý để tăng cường sức đề kháng
  • Hạn chế lao động nặng nhọc dưới trời nắng nóng. Và mặc ấm và giữ ấm cho cơ thể vào mùa đông nếu có ban đỏ ngứa liên quan đến nóng lạnh
  • Khi thấy da của mình có dấu hiệu dị ứng sẩn ngứa thì cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ những nơi bị dị ứng và đi đến bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường
  • Tránh gãi hoặc ma sát mạnh trên da vì dễ dẫn đến nhiễm trùng hoặc tổn thương da thứ phát như
  • Mang những loại quần áo mỏng nhẹ, mềm mại và dễ thấm mồ hôi nhằm giúp cho da hạn chế bị cọ xát và dị ứng không thể lan rộng khắp cơ thể.

Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải bệnh dị ứng thời tiết, nó không chỉ khiến cho người bệnh khó chịu mà còn ảnh hưởng tới cuộc sống và gây nên cả những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, khi các triệu chứng trở nên nặng hơn, cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để tìm ra giải pháp chữa trị phù hợp và hiệu quả nhất.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Tình trạng ngứa khắp người có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, chẳng hạn như do thay đổi thời tiết, dị ứng, hoặc cũng có thể là do một số bệnh lý mạn tính về gan, thận gây ra. Vì thế, bạn không nên chủ quan nếu gặp phải tình trạng bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân. Cần tìm ra nguyên nhân chính xác để điều trị bệnh hiệu quả và phòng tránh những biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

1. Không nên chủ quan khi bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân

Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng ngứa khắp người:

- Do da khô: Tình trạng da khô chính là nguyên nhân phổ biến khiến bạn bị ngứa. Vào mùa đông, mùa hanh khô, tình trạng này lại càng phổ biến hơn. Một số trường hợp khác cũng có thể bị ngứa do da khô là người cao tuổi, người uống quá ít nước, hay một số người thường xuyên tắm nước quá nóng.

Bị ngứa khắp người có thể do thay đổi thời tiết

- Thời tiết thay đổi đột ngột cũng có thể khiến da của bạn bị kích ứng và gây ngứa. Đây là vấn đề thường gặp ở những người có làn da nhạy cảm.

- Do vệ sinh cơ thể chưa tốt: Vệ sinh cơ thể là việc cần làm mỗi ngày. Nếu bạn vệ sinh cơ thể không tốt khiến cho bụi bẩn, vi khuẩn có cơ hội tích tụ trên da. Từ đó, không chỉ gây ngứa ngáy mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

- Do dị ứng: Nếu bạn bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân, thì rất có thể đây chính là nguyên nhân ban đầu của một số loại dị ứng. Chẳng hạn như dị ứng với một số loại thực phẩm, dị ứng với một số loại hóa chất trong các loại mỹ phẩm, sản phẩm có chứa chất tẩy rửa,… Hoặc nguyên nhân khiến bạn bị ngứa khắp người cũng có thể là do bạn mặc quần áo quá chật hay do một số loại đồ trang sức,…

- Do căng thẳng, lo lắng: Tâm lý bạn không được ổn định, bạn đang phải lo lắng về một vấn đề nào đó hoặc gặp phải những áp lực lớn trong công việc,… cũng có thể là nguyên nhân gây ra ra một số vấn đề về sức khỏe, trong đó có tình trạng ngứa da.

Thay đổi nội tiết tố khi mang thai cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngứa khắp người

- Do thay đổi nội tiết tố: Với những trường hợp bị thay đổi nội tiết tố như phụ nữ đang mang thai, phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh,… cũng có thể gặp phải tình trạng ngứa toàn thân. Riêng với trường hợp phụ nữ mang thai, tình trạng ngứa da toàn thân còn có thể do rối loạn tuần hoàn hay cũng có thể do thai nhi phát triển khiến tử cung của mẹ bầu ngày càng to lên.

- Do các bệnh về da: Nếu bạn gặp phải tình trạng bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân thì đừng nên chủ quan vì rất có thể bạn đang gặp phải một số bệnh lý về da. Trong đó phổ biến nhất là:

+ Bệnh viêm da dị ứng: Ngoài cảm giác ngứa ngáy khó chịu khắp người, bệnh nhân bị viêm da dị ứng còn có thể bị nổi mẩn đỏ.

+ Nổi mề đay: Biểu hiện của bệnh nổi mề đay là tình trạng da nổi các mảng mẩn đỏ, gây đau rát và ngứa ngáy vô cùng khó chịu.

+Vảy nến: Da của người bệnh bị vảy nến thường bị khô và nứt nẻ, đồng thời xuất hiện những mảng da đỏ phủ vảy bạc khiến cơ thể đau nhức và ngứa rát.

+ Một số bệnh lý về da khác cũng có thể gây ngứa khắp người là bệnh nấm tổ đỉa, viêm nang lông, nấm ngoài da, viêm da tiết bã,…

- Do một số bệnh lý khác: Ngoài những bệnh lý về da, thì những vấn đề sức khỏe tại nhiều cơ quan khác trong cơ thể cũng có thể gây ra tình trạng ngứa ngáy toàn thân. Chẳng hạn như:

+ Các bệnh về gan: Đi kèm với triệu chứng ngứa ngáy, bệnh nhân còn có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như vàng da, vàng mắt, nước tiểu có màu đậm hơn bình thường,…

+ Một số bệnh lý về thận: Bệnh nhân có biểu hiện ngứa khắp người, kèm theo đó là dấu hiệu đi tiểu nhiều hơn, thậm chí với một số trường hợp nghiêm trọng còn đi tiểu ra máu.

+ Bệnh tiểu đường: Những người mắc bệnh tiểu đường cũng có thể gặp phải tình trạng ngứa ngáy ở các chi, nhất là những vùng da tối màu, vùng da có nếp gấp.

+ Người mắc bệnh về tuyến giáp cũng có thể gặp phải triệu chứng ngứa da. Bên cạnh đó là tình trạng rối loạn kinh nguyệt, kém tập trung, căng thẳng và hay bị run,…

+ Các trường hợp bị mắc một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh HIV/AIDS, bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà,...

+ Người bị thiếu sắt, mắc bệnh đa hồng cầu hay một số bệnh về máu khác.

2. Phải làm sao nếu bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân?

Rất nhiều người lo lắng khi bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân và dưới đây là lời khuyên cho bạn:

Ngứa khắp người có thể là do bệnh lý về gan gây ra

- Khi bị ngứa, bạn cần xem xét về một số vấn đề chẳng hạn như có phải đang là thời điểm giao mùa hay không, trước đó bạn có ăn món ăn lạ nào không hoặc ăn thực phẩm mà bạn đã từng bị dị ứng với nó hay không, bạn có vừa thay đổi sản phẩm dưỡng da hay sữa tắm nào đó không, thời gian gần đây bạn có thường xuyên bị căng thẳng hay không,… Với những trường hợp này, bạn cũng không cần lo lắng quá, chỉ cần giữ ấm cơ thể, loại bỏ thực phẩm, sản phẩm có thể gây dị ứng, giữ tinh thần vui vẻ thì tình trạng ngứa ngáy có thể được cải thiện sớm.

- Tuy nhiên, nếu tình trạng bị ngứa khắp người còn kèm theo một số triệu chứng khác như nổi mụn, nổi mẩn, đau rát,… thì rất có thể đây là dấu hiệu của một số bệnh lý về da. Bạn nên đi khám để được các bác sĩ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Các loại bệnh lý về da tuy không gây nguy hiểm nhưng nếu bạn để bệnh lâu ngày có thể gây mất thẩm mỹ và gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt hằng ngày.

Không nên gãi nhiều để tránh tổn thương cho da

- Nguy hiểm hơn khi tình trạng ngứa khắp người là biểu hiện của những bệnh lý về gan, thận, bệnh tiểu đường. Những trường hợp này cần được đi khám sớm, việc để lâu, ủ bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

- Lưu ý: Khi bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân, bạn cũng cần tránh gãi để hạn chế gây tổn thương da và khiến cho tình trạng ngứa càng nghiêm trọng hơn, nên mặc đồ rộng rãi, để cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn.

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo đường dây nóng 1900 56 56 56 để được giải đáp chi tiết hơn về vấn đề này.

Video liên quan

Chủ Đề