Tại sao không hắt xì được

Từ VLOS

Đã bao giờ bạn cảm thấy muốn hắt hơi nhưng cảm giác cứ ngập ngừng ở đầu mũi? Khi đó bạn muốn hắt hơi cho hết cảm giác khó chịu rồi mới tiếp tục nói chuyện, đặc biệt là lúc đang trong cuộc họp, đang dùng bữa hay cần chào đón người yêu của mình. Vì hắt hơi là phản ứng tự nhiên nên bạn chỉ cần tạo yếu tố kích thích thì có thể kích hoạt phản ứng này. Bạn nên làm một thí nghiệm nhỏ vì yếu tố kích thích hắt hơi không giống nhau ở mỗi người, cũng như chúng ta có các điểm nhạy cảm khác nhau.

  1. Ăn đồ cay. Tránh hít bột ớt trực tiếp trong lọ. Thay vào đó, bạn có thể thưởng thức một món ăn cay! Hãy chọn món nào đó chứa nhiều hạt tiêu, thì là, mùi tây hoặc ớt nghiền. Nếu bạn nghiền bất cứ gia vị nào trong số những gia vị trên, bạn rất có thể sẽ hắt hơi trước khi bạn thưởng thức món ăn! Món ăn cũng sẽ ngon hơn rất nhiều bởi các gia vị này.[1]
  2. Hít một chút tinh dầu ớt. Tình dầu ớt được chiết xuất tự nhiên từ ớt và được dùng trong chế phẩm dược và sản xuất bình xịt hơi cay. Tinh dầu ớt đôi khi cũng được chỉ định để giảm triệu chứng polyp mũi, và an toàn để sử dụng mặc dù có thể gây đau nhẹ khi sử dụng. Vì bạn chỉ cần giải quyết cơn hắt hơi tạm thời, không nên nhỏ tinh dầu ớt vào trong mũi bởi sẽ gây ra nóng rát. Thay vào đó, hãy chấm đầu tăm bông vào tinh dầu ớt và hít hương tinh dầu. Bạn chắc chắn sẽ hắt hơi![2]
  3. Tránh hít “bột gây hắt hơi”. Loại bột này thường được bán tại cửa hàng đồ chơi và chứa nhiều thành phần độc hại. Một trong số các thành phần là chất alcaloid chứa nitơ được cho là không an toàn. Mặc dù bạn có thể tìm thấy loại bột này trên mạng, không nên sử dụng hoặc để người khác sử dụng.[3]
  4. Uống hay ngửi thức uống có ga. Uống thức uống có ga như nước chanh, cola, nước uống ướp gừng để xem có hiệu quả không, hoặc bạn chỉ cần đưa cốc nước đang sủi bọt vào mũi và ngửi. Phương pháp này không hiệu quả với nước uống không sủi bọt do đã để lâu ngoài không khí. Hương vị và mùi nặng của nước uống sẽ làm mũi nhột và đôi khi gây hắt xì.[4]
  1. Ngoáy lỗ mũi. Đánh lừa cơ chế phòng vệ mũi bằng cách cố tình gửi sai tín hiệu lên não. Để làm việc này, bạn cần nhẹ nhàng kích thích khoang mũi. Bên trong lỗ mũi rất nhạy cảm khi bị kích thích, bạn có thể dùng khăn giấy để kích thích lông mũi, từ đó gây ra hắt hơi.[4]
    • Lấy miếng khăn giấy và xoắn một góc lại để tạo thành mũi nhọn. Đưa đầu nhọn này vào lỗ mũi, xoay và lúc lắc khăn giấy để tạo cảm giác nhột.
    • Cũng giống như vậy, dùng lông chim hay lông gà trong ruột gối hoặc phụ kiện quần áo để phe phẩy dưới mũi. Bạn không cần phải dính thêm thứ gì khác vào lông chim để kích thích mũi. Chỉ riêng chiếc lông chim cũng đủ làm bạn hắt hơi.
    • Không nhét bất cứ thứ gì vào sâu trong lỗ mũi, thậm chí khăn giấy. Chỉ đưa vào đầu khoang mũi là đủ.
    • Không sử dụng kẹp tóc hay những thứ có đầu nhọn để kích thích lông mũi.
  2. Ngả đầu ra sau. Nếu bạn cảm thấy cơn hắt hơi đang đến nhưng nó diễn ra quá chậm thì nên thử ngả đầu ra sau. Động tác đơn giản này nhiều khi cũng gây hắt hơi. Nếu vẫn không thể hắt hơi, hãy hít vào chậm và từ từ thở ra qua lỗ mũi trong khi vẫn giữ đầu ngả ra sau. Dòng không khí lưu thông có thể kích thích khoang mũi để gây hắt hơi, đặc biệt khi đầu ngả ra sau.[4]
  3. Giả làm động tác hắt hơi. Đôi khi giả vờ hắt hơi cũng khiến hắt hơi thật! Kích thích cơn hắt hơi bằng cách tác động lên các cơ mũi được dùng tới khi hắt hơi. Nghe có vẻ không khả thi lắm nhưng bạn hoàn toàn có thể thử. Hãy tưởng thượng như bạn là một chú voi và đang chuẩn bị hắt hơi qua chiếc vòi dài của mình, cách suy nghĩ này sẽ tác động lên các cơ mũi.[4]
  4. Ngâm nga giai điệu yêu thích. Mục tiêu của bạn là làm rung màng mũi để gây hắt hơi. Thử ngâm nga một bài hát trong khi miệng đang đóng, đồng thời cố gắng làm rung một phần của mũi. Nếu cách này không hiệu quả, hãy thử mím môi và đẩy không khí qua khoang miệng vào môi. Để không khí thoát ra ngoài từ từ để làm rung môi. Thở thật mạnh để làm rung môi và bạn sẽ không thể ngăn được cơn hắt hơi.[4]
  5. Lắc mũi. Bóp chặt sống mũi và nhẹ nhàng lắc mũi qua lại. Động tác này có thể tạo cảm giác buồn trong mũi và khiến bạn muốn hắt hơi. Bạn thậm chí có thể cù mũi bằng cách xoay trôn mũi theo vòng tròn kết hợp với cơ mặt.[4]
  1. Bất ngờ nhìn vào ánh đèn sáng. Có khoảng 1/3 số người trong chúng ta mắc chứng "hắt hơi trước ánh sáng mặt trời", phản xạ hắt hơi do ánh sáng này có thể di truyền qua các thế hệ. Với những người đó chỉ cần nhìn vào bóng đèn đang chiếu sáng cũng đủ làm họ hắt xì. Để biết mình có thuộc nhóm người này hay không, bạn thử hạn chế tiếp xúc với ánh sáng và nhắm mắt lại, sau đó mở mắt ra và lập tức bật đèn lên.[5]
    • Bạn có thể thực hiện phương pháp này bằng cách bước vào căn phòng sáng, hoặc nhắm mắt và bước ra ngoài trời nắng. Nếu bạn là người có phản xạ hắt hơi do ánh sáng thì khả năng bạn sẽ hắt hơi và còn hắt nhiều lần liên tục.
    • Vì sao có hiện tượng này? Dây thần kinh sinh ba kiểm soát phản xạ hắt hơi vô tình chạy dọc theo dây thần kinh thị giác. Ở một số người, khi dây thần kinh thị giác bị kích thích quá mức thì tín hiệu sẽ "lây" sang dây thần kinh sinh ba [tương tự như các dây cáp truyền dữ liệu có thể "giao thoa"] và cơ thể phản xạ nhầm bằng cách hắt hơi.
    • Không nhìn trực tiếp vào mặt trời vì có thể làm hỏng mắt.
  2. Hít một hơi thật sâu không khí lạnh. Một cách hiệu quả khác để kích thích phản xạ hắt hơi là hít thở sâu không khí lạnh. Cố gắng đột ngột hít thở một luồng không khí lạnh. Ví dụ, nếu ngoài trời không khí khá lạnh thì bạn thử bước ra ngoài và bất ngờ hít không khí lạnh vào.[4]
    • Nếu ngoài trời cũng không đủ lạnh thì bạn thử đưa đầu vào trong tủ lạnh!
    • Một cách khác đó là tắm nước nóng dưới vòi sen, sau đó nhanh chóng đưa đầu ra ngoài dòng nước và hít không khí mát bên ngoài.
  3. Nhai kẹo cao su hương bạc hà mạnh. Đối với một số người mùi hương bạc hà mạnh bất ngờ xộc vào mũi có thể khiến hắt hơi. Với những người khác thì kem đánh răng có hương bạc hà mạnh có thể mang lại cảm giác hắt hơi. Về mặt lý thuyết, hương vị mát lạnh đột ngột sẽ kích thích mũi gây ra hắt hơi. Làm mới hơi thở là cách tốt nếu tất cả cá phương pháp đều không thành công![4]
  • Chuẩn bị sẵn khăn giấy để hắt hơi vào đó và lau sạch tay ngay sau khi xong. Nếu bạn không có khăn giấy thì không thể lau tay ngay lúc đó, nếu vậy bạn nên hắt vào tay áo để không làm lây lan mầm bệnh ra tay.[6]

Hắt xì hơi là một phản xạ rất tự nhiên của con người mà ai cũng gặp phải. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hành động hắt hơi này sẽ bị xem là bất lịch sự, nhất là khi bạn ở nơi công cộng, hay chốn đông người mà quên không lấy tay che miệng.

Nhưng có một sự thật bạn không thể ngờ đó là việc lấy tay che miệng khi hắt hơi đơn thuần là hành động không được khuyến khích, nếu không nói là khá "bẩn". Vì sao vậy?

Cần nói rõ rằng, hắt hơi [hay hắt xì, nhảy mũi] - là cơ chế bảo vệ đường hô hấp trước các phần tử lạ xâm nhập qua đường mũi.

Khi bạn ho hay hắt hơi, có từ 2.000 - 5.000 tia nước nhỏ li ti được bắn ra từ miệng bạn. Mỗi giọt chứa trung bình 100.000 con vi khuẩn, tạo áp lực phóng ra với tốc độ khoảng 160km/h.

Những tia nước này sẽ ngưng tụ, tạo thành một đám mây lơ lửng vô hình. Chúng sẽ bay trong không khí, phát tán những virus, vi trùng ra xung quanh ở phạm vi 1,5 - 2m.

Trong khi đó, nếu đơn thuần bạn chỉ lấy tay che miệng lại, bạn đã vô tình nhân số vi khuẩn này lên gấp bội.

Lý do là bởi ngoài số lượng vi khuẩn có trong những giọt nước li ti từ trong miệng kia, thì mỗi bàn tay chứa đựng khoảng 150 loại vi khuẩn, nấm... khác nhau nữa. Nguy hiểm nhất là vi khuẩn Salmonella - vi khuẩn gây độc thức ăn, E.coli - vi khuẩn gây tiêu chảy.

Và rồi sau đó, bạn sẽ mang lượng vi khuẩn "chết người" này đi khắp chốn khắp nơi, truyền cho người xung quanh qua 1 chiếc bắt tay, hay cầm nắm đồ vật chẳng hạn.

Do vậy, thay vì dùng tay không che miệng, bạn nên sử dụng khăn giấy để che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi.

Nếu không có khăn giấy, cách đơn giản nhất là bạn nên hắt hơi vào khuỷu tay hoặc phần cánh tay trên.

Cách này giúp bạn tránh việc nhân rộng lượng vi khuẩn rồi phát tán ra không khí, ngăn ngừa lây lan mầm bệnh, tránh gây truyền nhiễm cho người khác.

Nguồn: Quora, ScienceABC

Hắt hơi là một cơ chế loại bỏ chất lạ xâm nhập vào mũi như phấn hoa, khói, bụi, để làm sạch mũi hay nói cách khác đây là hiện tượng cơ thể “dọn lối đi” cho không khí sạch. Đây cũng là một trong những phản ứng quan trọng của hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại vi khuẩn và virus.

Hắt hơi là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể khi bị vật lạ xâm nhập vào đường thở hoặc đó là phản ứng của hệ miễn dịch.

Mũi có nhiệm vụ chính là “lọc sạch”, làm ẩm, ấm không khí trước khi đi vào phổi và tiết chất nhầy để loại bỏ vi khuẩn, dị vật khỏi đường thở. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp vật thể nhỏ bên ngoài môi trường xâm nhập và gây kích thích lớp màng nhầy bên trong mũi và cổ họng.

Khi lớp màng nhầy bị kích thích, chúng sẽ gởi tín hiệu đến não, não kích hoạt phản xạ hắt hơi để loại bỏ chất lạ ra khỏi khoang mũi. Quá trình hắt hơi chỉ xảy ra trong vài giây, lúc này mắt thường nhắm, vòm miệng mềm, lưỡi gà ép xuống trong khi mặt sau lưỡi nâng lên để chắn lối thông khí từ phổi đến miệng làm cho không khí được đẩy ra ngoài qua đường mũi [vì lối thông khí đến miệng bị hạn chế]. Hắt hơi có thể mang theo hạt nước nhỏ, chất nhầy, vi khuẩn, virus. 

Bên cạnh nguyên nhân là do vật thể lạ xâm nhập vào đường thở, “thủ phạm” gây hắt hơi còn có thể đến từ:

Dị ứng: Bình thường, hệ thống miễn dịch có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây hại như vi khuẩn gây bệnh. Khi bị dị ứng, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ xác định những vật thể hay sinh vật vô hại là mối đe dọa và cố gắng loại bỏ chúng ra cơ thể bằng cách hắt hơi.

Hắt hơi là một trong những triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng.

Nhiễm trùng: Nhiễm trùng do virus cảm lạnh và cảm cúm thông thường cũng có thể khiến bạn hắt hơi. Theo các chuyên gia, có đến hơn 200 loại virus có thể gây cảm lạnh ở người, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là virus rhino.

Nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác [ít gặp hơn] gây hắt hơi là:

  • Chấn thương mũi
  • Ngừng dùng một số loại thuốc như thuốc giảm đau nhóm opioid
  • Hít phải các chất kích thích, bao gồm cả bụi và hạt tiêu
  • Hít phải không khí lạnh

Cách đơn giản để khắc phục tình trạng hắt hơi đó là tìm ra nguyên nhân phát sinh, dùng thuốc điều trị [nếu nguyên nhân là do bệnh lý] và thực hiện một số thay đổi đơn giản trong nhà để giảm kích ứng.

Điều trị nguyên nhân gây hắt hơi:

Nếu dị ứng là “thủ phạm” kích hoạt cơn hắt hơi, bạn nên liên hệ với chuyên gia để tìm ra chất gây dị ứng và tránh xa chúng.

Một số loại thuốc kháng histamin kê đơn và thuốc không kê đơn như loratadine [Claritin] và cetirizine [Zyrtec] có thể giúp khắc phục triệu chứng nhanh chóng.

Đối với trường hợp dị ứng nặng, các chuyên gia có thể khuyên bạn áp dụng liệu pháp giải mẫn cảm – tiêm vào cơ thể liều lượng nhỏ chất có thể gây dị ứng để cơ thể làm quen và không hình thành phản ứng dị ứng nữa.

Nếu như hắt hơi là triệu chứng của bệnh nhiễm trùng, bạn nên liên hệ và phối hợp với chuyên gia để tìm biện pháp xử lý. Các lựa chọn điều trị sẽ hạn chế hơn do hiện nay không có loại kháng sinh nào có thể điều trị được virus gây cảm lạnh và cảm cúm. Thông thường, bạn có thể sử dụng thuốc xịt mũi để giảm nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, hoặc thuốc kháng virus để đẩy nhanh thời gian phục hồi khi bị cúm. Chú ý nghỉ ngơi và uống nhiều nước để giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn.

Biện pháp khắc phục hắt hơi tại nhà:

Thay đổi bộ lọc không khí để đảm bảo không khí được trong lành. Nếu nhà có thú nuôi, nên thường xuyên cạo lông hoặc không nuôi trong nhà để tránh chúng làm phiền bạn. Thường xuyên diệt ve, bụi trên tấm ga trải giường, chăn… bằng nước nóng. Trong một số trường hợp, cần kiểm tra xem trong nhà có bào tử nấm mốc không rồi tiêu diệt chúng để tránh bị hắt hơi.

Cho đến hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa lý giải được tại sao mọi người thường nhắm mắt khi hắt hơi nhưng nhìn chung mọi nhận định đều hướng về vai trò bảo vệ. Bằng cách tự động đóng mí mắt, cơ thể sẽ ngăn được dị vật lạ bị “trục xuất” khỏi đường hô hấp xâm nhập và gây triệu chứng khó chịu lên mắt.

Nếu từng bị hắt hơi khi bước ra ngoài ánh nắng mạnh thì đó là tình trạng khá bình thường và không chỉ riêng bạn bị bởi Theo Viện Y tế Quốc gia, có đến ⅓ dân số bị hắt hơi khi nhìn ánh nắng mặt trời. Hiện tượng này được gọi là “Phản xạ hắt hơi quang học” hay “Hội chứng Achoo“.

Có đến ⅓ dân số bị hắt hơi khi nhìn ánh sáng.

Hiện tượng này có liên quan đến dây thần kinh sinh ba [dây nằm ở rìa gần hộp sọ, từ vùng này sẽ sinh ra ba bó dây thần kinh nối mắt – khoang mũi, – quai hàm]. Do đảm nhận nhiều công việc nên thỉnh thoảng tế bào sinh ba có những phản ứng nhầm lẫn. Khi ánh sáng rọi thẳng vào mắt ta, dây thần kinh thị giác sẽ gởi tín hiệu đến não bộ, não bộ ra lệnh cho đồng tử thu hẹp lại. Tuy nhiên, thay vì truyền tín hiệu đến mắt thì chúng lại truyền nhầm đến mũi, làm hình thành phản xạ hắt hơi.

Bất kỳ ai nếu hít phải nhiều bụi trong không khí có thể bị hắt hơi. Với những người bị dị ứng với bụi, cơn hắt hơi có thể diễn ra thường xuyên hơn. Điều này cũng tương tự như với phấn hoa, vẩy da, nấm mốc và các chất gây dị ứng khác. Khi các chất này xâm nhập, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách giải phóng histamin để tấn công các chất gây dị ứng, gây nên triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mắt, ho và sổ mũi.

Giấc ngủ có cơ chế đặc biệt có thể khiến bạn không bị hắt hơi khi ngủ. Theo các chuyên gia, nguyên nhân bạn không hắt hơi khi rơi vào trạng thái ngủ là do chúng ta ít tiếp xúc với dị vật gây kích ứng mũi như lông động vật, ánh sáng mặt trời… Bên cạnh đó, hai giai đoạn của ngủ là REM [chuyển động mắt nhanh] và non-REM [mắt hầu như không chuyển động] có những cơ chế đặt biệt ngăn cản bạn hắt hơi.

Nếu để ý bạn sẽ thấy, có một số người âm thanh hắt hơi rất nhẹ nhưng cũng có nhiều người tiếng hắt hơi cực kỳ to. Sở dĩ có sự khác biệt về này là do: khi hắt hơi không khí di chuyển với tốc độ hơn 160 km/h, lực của không khí đi qua mũi và miệng tạo thành tiếng ồn, kích thước của mũi có thể ảnh hưởng đến âm lượng của tiếng hắt hơi.

Ngoài ra, âm thanh phát ra do hắt hơi tại nhiều quốc gia trên thế giới có nhiều điểm khác biệt, chẳng hạn Người Anh nói “achoo”, người Pháp nói “atchoum”, người Ý nói “hapsu”, người Nhật nói “hakushon” và người Thụy Điển nói “atjo”.

Đa số người ta chỉ hắt hơi 1 lần, tuy nhiên có người hắt hơi liên tục trong nhiều lần. Hiện tại, các chuyên gia chưa lý giải được nguyên nhân gây hiện tượng trên, nó có thể là do “lực” hắt hơi của bạn không mạnh hoặc đó là một dấu hiệu khi bị viêm mũi dị ứng mạn tính.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một số người có thể hắt hơi khi họ nghĩ về tình dục hoặc khi đạt trạng thái cực khoái dù mối liên hệ trên vẫn chưa được giải mã.

Trong thành phần của tiêu và một số loại gia vị có chứa piperine – chất có thể gây kích ứng nếu đi mũi. Do đó, nếu như bạn nghiền hạt tiêu tươi hoặc đổ tiêu vào bình, chúng có thể gây hắt hơi.

Một số sự thật có liên quan giữa hắt hơi và văn hóa đó là:

  • Trong nhiều nền văn hóa, hắt hơi là dấu hiệu của sự may mắn.
  • Ở một số quốc gia châu Á, người ta cho rằng bạn hắt hơi là do có ai đó đang nhắc đến bạn.
  • Ở Rome cổ đại, hai trong số các triệu chứng của bệnh dịch hạch là ho và hắt hơi. Giáo hoàng Grêgôriô VII đã đề nghị nói “Chúa ban phước cho bạn” cho mọi người sau khi hắt hơi để bảo vệ họ khỏi bị bệnh.

Hắt hơi là một phần quan trọng trong quá trình miễn dịch của bạn và giúp bảo vệ cơ thể bạn chống lại vi khuẩn, virus và dị vật ra khỏi đường thở. Mặc dù có hơi phiền toái nhưng đừng quá lo ngại vì đó là cách cơ thể bảo vệ bạn theo cách riêng của nó mà thôi.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề