Tại sao tử hình vào sáng sớm

Trước khi thực hiện phạm tội hay chuẩn bị gây ra những đại án các bạn có biết giây phút này hay không?

Từng khóc cùng tử tù Trong những năm làm Giám thị Trại tạm giam, tôi luôn tâm niệm một điều, ở bất cứ con người nào, dù có phạm phải những tội ác man rợ đến đâu thì tận sâu trong góc khuất của họ đều có những con đường sáng. Nếu biết khơi dậy niềm tin, ánh sáng lương tâm thì con người ấy sẽ hướng thiện. Tôi nhớ có một đối tượng tử tù khoảng 19 tuổi. Bố chết từ lúc còn nhỏ, mẹ bỏ đi lấy chồng, nó ở với ông nội, 2 bác và các anh chị. Lúc lớn tuổi hơn, khi ý thức được thì nó bắt đầu tính đến chuyện ở riêng và sống trên mảnh đất mà ông nội đã chia cho bố.

Nhưng người bác chửi mắng, cho nó là vô học, lêu lổng rồi đối xử với nó rất tệ, thậm chí muốn đuổi thằng cháu ra khỏi mảnh đất đó. Và mâu thuẫn bắt đầu từ đây. Sau nhiều lần lăng mạ, chửi bới, mâu thuẫn giữa hai bác cháu ngày càng lên cao. Trong một lần va chạm, nó cầm dao chém chết bà bác, chém chết 2 đứa anh con ông bác. Ông nội can vào cũng bị nó chém chết luôn. Có thể nói đấy là một tấm thảm kịch không thể tin được chỉ vì trong một gia đình không có tình yêu thương. Cả một thời gian dài giam trong khu biệt giam, nó không hé mồm nói một câu gì. Đám tử hình mấy chục đứa giam cùng khu còn phải sợ thằng bé con máu lạnh này. Nhưng rồi có một lần nó khóc. Thấy lạ, tôi mới gọi ra hỏi chuyện vì sao khóc, nó bảo đêm hôm qua nằm mơ thấy ông cháu về, ông cháu ôm cháu và ông cháu khóc. Từ lúc giam giữ, nó không nói với ai câu nào và khi nói câu ấy, nó khóc và khiến cho tất cả chúng tôi đều khóc.

Phút giây quý giá trước giờ trả án

Lại có một tử tù không biết chữ, sau khi vào trại được dạy học đã xin tôi một cuốn kinh sám hối để đọc. Tôi về chùa xin được một số quyển kinh phát cho anh ấy và một số tử tù bên cạnh. Tôi nói, đây là tài sản chung, ai “đi” thì để lại cho những người sau. Từ khi đọc quyển kinh đó, anh ta và những người tử tù khác ngoan hẳn, bớt quậy phá đi nhiều. Họ nói khi nào “đi” muốn xin được mang theo cuốn đấy, và nếu khâm liệm thì Ban gối vào đầu cho con. Sau này khi gặp mẹ của phạm nhân và gửi lại tất cả những lá thư và hồ sơ của phạm nhân này cho gia đình, tôi thấy có một bài thơ anh này làm gửi cho mẹ nhân ngày sinh nhật mẹ. Người mẹ ấy khi được đọc bài thơ con trai viết đã thốt lên rằng, trời ơi, tôi như chết thêm 2 lần, giá cháu biết đọc, biết viết, được học hành sớm hơn thì đâu đến nỗi này. Lúc đưa phạm nhân này đi thi hành án, anh ta giật tay khỏi cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp. Khi đó, tất cả cảnh sát bảo vệ đã sẵn sàng nổ súng, nhưng bằng linh cảm của mình tôi giơ tay ra hiệu cho mọi người đứng im. Phạm nhân này bị trói, chạy xuống trước mặt tôi, các đồng chí trong Ban giám thị và quản giáo, gập đầu xuống nói trong nước mắt rằng: con xin Ban và các thầy, cho con lạy Ban và các thầy 3 lạy khi con còn sống để con ra đi. Lúc đấy cả hội đồng thi hành án tử hình đều lặng đi.

Những chuyện không thể quên Tôi nhớ có một vụ án hiếp dâm và đối tượng đã bị tuyên án tử hình. Đối tượng này rất đặc biệt vì thời gian để đợi thi hành án khá lâu, tới 5 năm. Đây là một kẻ hiếp dâm theo kiểu bệnh hoạn và chỉ hiếp dâm người già. Giết xong rồi hiếp. Anh này sinh ra trong một gia đình rất nghèo ở làng quê ven bờ sông An Lão. Lớn tuổi nhưng không có gia đình, không chịu làm ăn, chủ yếu uống rượu. Vì gia đình rất nghèo nên không lấy được ai và cũng có thể không ai lấy anh ta vì kiểu sống, cách sống của anh ta khiến mọi người sợ. Tôi ấn tượng mãi lúc mang anh này đi thi hành án tử hình. Khi đội thi hành án làm xong nhiệm vụ, thì chúng tôi, những người ở trại giam, thường cùng với anh em gỡ họ xuống để chuẩn bị chụp ảnh tử thi. Nhưng sau khi Hội đồng thi hành án ra về, khi cắt dây để gỡ người này xuống thì mắt anh ta trợn lên, người giãy giãy. Tất cả những người chưa quen đều rất sợ. Tôi chỉ bảo rằng là đây là những nhịp thần kinh cuối cùng thôi, cứ bình tĩnh tránh ra, đợi cho một phút. Thời gian đó qua đi, khi chúng tôi gỡ anh ta nằm xuống và lau máu trên người để phục vụ cho việc chụp ảnh tử thi thì, đôi mắt anh ta lại chừng lên, lại giãy giãy cả thân và đầu. Anh em lúc đó đều rất sợ, tôi bảo cứ để lặng yên. Một lúc sau rồi anh ta mới thực sự “đi”. Con người này không giống ai cho đến tận lúc chết.

Tử tù trước giờ thi hành án

Một chuyện khác tôi cũng không thể quên, đó là về một nữ tử tù 49 tuổi. Thời trẻ chị ta rất nổi tiếng về nhan sắc, khi vào trong tù rồi vẫn giữ được những nét mặn mòi, son sắc. Con người này xinh đẹp nhưng cũng đa tình và lắm tật. Có tới 4 đứa con thì lại của 4 người chồng khác nhau. Chị ta là đối tượng liên quan đến đường dây ma túy rất lớn. Đối tượng này có điều lạ là bình tĩnh cho đến tận lúc chết. Tôi hỏi tại sao như vậy, chị ta đáp, biết là có ngày sẽ như vậy rồi nên chấp nhận. Tôi hỏi trong lúc buôn ma túy, biết là chết như vậy thì có bao giờ cảm thấy sợ không? Cô ta bảo, sợ thì rất sợ nhưng tay đã nhúng chàm rồi thì không thể rút ra được nữa. Trước lúc thi hành án, chị ta bình tĩnh ăn một chút rồi hút hết 2 bao thuốc ba số trong vòng một tiếng đồng hồ.

Lúc viết thư cho các con, chị ta viết rất chi tiết, nét chữ rất đẹp. Trong thư chị ta dặn dò tỉ mỉ các con, đặc biệt là đứa lớn đang học Đại học Y khoa ở TP. HCM cố gắng học giỏi, xin việc để nuôi đám em. Ngôi nhà chị ta đã xin với bà ngoại để cho người con lớn khi học xong về đây lấy chỗ mà trông các em cho nó lớn lên thành người, và dựng vợ gả chồng cho các em. Còn đứa nào tìm về với bố, nếu bố nhận thì theo nhưng thấy phức tạp thì chị em ở lại nuôi lấy nhau. Khi bị đưa đi xử bắn chị ta còn xin phép để được hát. Trong vòng 10 phút, trước khi những loạt đạn của pháp luật kết liễu những số phận của những tội phạm nguy hiểm, thì tiếng hát vang lên trong buổi sáng ở chân đồi vắng rất vang vọng. Rồi chợt tiếng hát tắt lịm.

Tất cả trường bắn không có một tiếng động nhỏ nào. Rất kỳ lạ, mọi người cũng chết lặng. Như là một sự chia tay với tội ác hay là sự chia tay với số phận con người đã tham gia tội ác, đã theo đuổi những ham muốn cá nhân, những dục vọng, những mục đích sống không lành mạnh. Chứng kiến người trở về từ cõi chết Có một tử tù bị tuyên án sau đó lại được tha tội chết. Anh này được mẹ vợ nhờ đi đòi nợ rồi sau đó gây ra vụ án giết người. Khi bị tuyên án tử hình, anh ta trở thành một người bất cần. Kể cả khi gặp vợ con, gia đình nhà vợ anh ta đều tỏ thái độ khó chịu, giận dỗi vì cho rằng nguyên nhân do gia đình nhà vợ nên anh ta mới phải chịu như vậy. Trong buồng giam tử hình, anh ta đập phá nhiều lần, gào thét và bảo mình điên, anh em quản giáo gần như không trị được. Một lần, quản giáo gọi tôi xuống buồng anh ta. Tôi hỏi, tại sao anh lại đập phá gây khó khăn. Mọi người xung quanh đều mang án tử hình như anh cả, nhưng có ai làm gì giống anh đâu. Anh trả lời với giọng rất cùn là, tôi thích thế đấy.

Trong khi nói chuyện, tôi quan sát thấy trong phòng anh ta có treo một số con hạc giấy. Tôi bảo anh còn biết gấp con hạc giấy này tức là anh còn muốn hy vọng sống. Cứ bình tĩnh lại, đừng tự hủy hoại mình, đừng làm khó cho chúng tôi. Sau khi tôi nói câu đấy rồi anh ấy không đập phá nữa và xin thuốc đau đầu để uống.  Có một điều lạ là một tuần sau thì có quyết định của Chủ tịch nước tha tội chết cho anh ta xuống chung thân. Đêm hôm ấy khu tử hình có 2 người “đi”, anh ta cũng thức trắng cả đêm để “đợi”.

Cho tới khoảng 9 giờ sáng, sau khi thu xếp cho 2 phạm nhân mới dọn đồ đến và gọi anh ấy ra. Trước khi vào gặp, tôi có nói với bác sĩ của trại giam là cẩn thận tay này, đọc quyết định xong là khả năng nó điên thật. Lúc mở cửa buồng, đưa ra ngoài, anh ấy hỏi, có việc gì mà Ban lại gọi cháu vào giờ này, cháu đang ngủ. Đến khi đọc quyết định tha tội chết của Chủ tịch nước, đúng như tôi dự đoán, anh ta gần như phát điên. Tôi nói bác sĩ phải giữ chặt và vỗ vai xoa nhẹ, động viên. Sau rồi anh ấy khóc nức nở, nằm vật ra, đến chừng 20 phút không nói được câu gì.

Rồi anh ta từ từ ngồi dậy như người vừa tỉnh cơn mê, đờ đẫn bảo, thế là xong rồi Ban ạ. Sau đó tôi ký quyết định chuyển buồng cho anh ta từ tử hình xuống buồng giam để thi hành án. Đấy là câu chuyện của một người từ cõi chết trở về, nó ấn tượng với tôi hơn bất kỳ khoảnh khắc nào khác.

Nguồn: Theo báo An ninh thế giới.

Từ trước đến nay, dù ở thời đại nào, bất kể ở đâu, tử hình cũng luôn là biện pháp cuối cùng để ngăn chặn các hành vi phạm tội. Vậy, pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về hình phạt này? Chúng ta cần biết những gì về hình phạt tử hình? Trình tự thực hiện án tử ở Việt Nam ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp dưới bài viết này. Nếu chưa rõ quý khách có thể liên hệ trực tiếp với Luật Thiên Minh SĐT 0839 400 004 – 0836 400 004 để được tư vấn cụ thể.

1. Khi nào bị áp dụng hình phạt tử hình:

Tử hình là biện pháp cuối cùng, là hình phạt nặng nhất dành cho các tội phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác. Bởi vậy, không phải tội nào cũng bị áp dụng hình phạt tử hình.

Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: Chỉ những tội phạm được coi là đặc biệt nghiêm trọng, có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất mà Bộ luật Hình sự 2015 quy định là chung thân hoặc tử hình thì mới phải chịu tử hình.

Do đó, với mọi tội phạm, căn cứ vào mức độ nguy hiểm, tính chất của hành vi phạm tội mà tội phạm bị áp dụng các khung hình phạt khác nhau và cao nhất là hình phạt tử hình.

2. Những tội danh không còn hình phạt tử hình hiện nay

Với mục đích thể hiện sự nhân đạo của pháp luật, Bộ luật Hình sự 2015 đã bãi bỏ hình phạt tử hình với các tội danh sau:

– Tội cướp tài sản

– Tội phá huỷ công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia

– Tội chống mệnh lệnh

– Tội đầu hàng địch

– Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm

– Tội tàng trữ, trái phép chất ma túy

– Tội chiếm đoạt chất ma túy

– Tội hoạt động phỉ.

Lưu ý là Tội hoạt động phỉ đã được Bộ luật Hình sự 2015 loại bỏ.


3. Đối tượng nào không phải chịu án tử hình

Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 nêu rõ, các đối tượng không áp dụng hình phạt tử hình khi phạm tội hay xét xử bao gồm:

– Người dưới 18 tuổi khi phạm tội

– Phụ nữ có thai

– Phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi

– Người đủ 75 tuổi trở lên

Ngoài ra, cũng tại Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015, các đối tượng bị kết án nhưng không phải thi hành án tử hình bao gồm:

– Phụ nữ có thai

– Phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi

– Người đủ 75 tuổi trở lên

– Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn

Đối với những trường hợp không phải thi hành án tử hình dù đã bị kết án hoặc trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân.

4. Các biện pháp thi hành hình phạt tử hình

Hiện nay, theo quy định tại Luật Thi hành án hình sự 2010 thì hình phạt tử hình chỉ bị thi hành bằng một biện pháp là tiêm thuốc độc.

Trước khi bị đưa ra thi hành án tử hình, người chấp hành án được ăn, uống, viết thư, ghi âm lời nói gửi lại thân nhân.

Chi phí cho việc tổ chức thi hành án tử hình do ngân sách nhà nước bảo đảm.

 

Trình tự thực hiện án tử hình

Việc thực hiện thi hành án tử hình gồm các bước và theo trình tự như sau:

1. Áp giải người sẽ bị tử hình đến nơi làm việc của Hội đồng thi hành án tử hình.

2. Lăn tay, kiểm tra căn cước, đối chiếu với hồ sơ, tài liệu có liên quan [chụp ảnh việc đang làm thủ tục lăn tay, kiểm tra căn cước và lập biên bản].

3. Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình công bố quyết định thi hành án và giao cho người sẽ bị tử hình đọc các văn bản sau [Nếu người bị thi hành án tử hình không biết chữ, không biết tiếng Việt thì Hội đồng thi hành án tử hình chỉ định người đọc hoặc phiên dịch các quyết định trên cho người đó nghe]:

– Quyết định thi hành án tử hình.

– Quyết định không kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao và quyết định không kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

– Quyết định bác đơn xin ân giảm của Chủ tịch nước [nếu trước đó người bị thi hành án có đơn xin ân giảm án tử hình].

4. Cho người sẽ bị đưa ra tử hình ăn, uống, viết thư hoặc ghi âm lời nói gửi lại thân nhân.

Sau đó, người tử tù sẽ được đưa ra pháp trường. Thường là vào buổi sáng sớm, khoảng 2 – 3 giờ sáng xe chở từ tù sẽ rời khỏi trại giam.

5. Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, Cảnh sát hỗ trợ tư pháp trong Công an nhân dân hoặc Cảnh vệ trong Quân đội nhân dân thực hiện việc tử hình đối với người bị thi hành án.

Thi hành án tử hình được thực hiện bằng tiêm thuốc độc.

Trên thực tế, ở Việt Nam lâu nay vẫn thi hành án tử hình bằng biện pháp bắn bằng súng trực tiếp vào phạm nhân. Thường thì một đội thi hành án tử hình sẽ gồm khoảng 5 tay súng, nhắm bắn vào “mục tiêu” là tim người tử tù trong khoảng cách không quá 10m. Sau đó, người đội trưởng sẽ bắn phát súng “đặc ân” vào não người tử tù. Để thực sự và chắc chắn chấm dứt mạng sống của người tử tù. Nói chung, đây là một quá trình thực sự “ghê rợn” và cần phải thực hiện nhanh chóng, dứt khoản và hiệu quả. Vì nếu không thì chỉ thêm đau lòng mà thôi.

Chẳng hạn như trong một bộ phim của Mỹ có tên gọi là “Dặm đường xanh”, hội đồng thi hành án tử hình đã sơ xuất trong việc gắn miếng dẫn điện trên đầu người tử tù. Do vậy, khi thực hiện việc thi hành án [ngồi ghế điện], người tử tù đã không chết ngay mà rất đau đớn, gây sự phẫn nộ cho những người chứng kiến. Trên thế giới có nhiều hình thức tử hình khác như: treo cổ, ném đá, tiêm thuốc độc, ngồi ghế điện …

6. Kiểm tra tình trạng của người đã bị thi hành án tử hình [xem đã thực sự chết chưa].

7. Tổ chức táng người đã bị thi hành án tử hình. Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thi hành án có trách nhiệm trong việc này.

Người nhà được phép nhận thi hài tử tội

Sau khi thi hành xong án tử hình, Hội đồng thi hành án sẽ lập biên bản, báo cáo Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan quản lý thi hành án hình sự và giao Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thi hành án làm thủ tục khai tử cho người bị tử hình.

Trong thời hạn 3 ngày sau khi bản án đã được thi hành, trại tạm giam thông báo cho thân nhân của người bị thi hành án tử hình biết, giao cho họ tiền, tài sản và đồ vật khác có liên quan.

Trường hợp trong thời gian tạm giam chờ thi hành án tử hình mà thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của người bị tử hình có đơn đề nghị được nhận thi hài của người đã bị thi hành án tử hình để táng, tự chịu chi phí liên quan, cam kết bảo đảm yêu cầu về vệ sinh môi trường, an ninh, trật tự, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đề nghị đang cư trú thì Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án tử hình xem xét, quyết định.

Liên quan đến án tử hình, hiện nay Liên hiệp quốc đang kêu gọi và nhiều nước đã từ lâu bỏ hình phạt tử hình vì tính thiếu nhân đạo của nó. Tại Việt Nam, mới đây nhất cũng đã có đợt sửa đổi luật hình sự. Theo đó, án tử hình cũng đã được bãi bỏ ở một số tội danh.

Xem thêm:

>>> Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề dược

>>> Xác định tài sản cố định theo quy định pháp luật

CÔNG TY LUẬT THIÊN MINH

Address: Tòa AQUA 2 109OT12B Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1

Hotline: 0839 400 004 – 0836 400 004

Email: 

Trân trọng!

Video liên quan

Chủ Đề