Tại sao ủy ban olympic nga

Vì sao nước Nga bị cấm thi đấu tại Olympic Tokyo 2020?

Cập nhật lúc: 06:56, 29/07/2021 [GMT+7]
Là một cường quốc về thể thao nhưng tại Thế vận hội Tokyo 2020 lần này, các VĐV Nga chỉ thi đấu dưới lá cờ của Ủy ban Olympic Nga vì lệnh cấm nước Nga thi đấu tại các kỳ Olympic và các giải đấu lớn quốc tế đang còn hiệu lực!
Các VĐV thể dục dụng cụ của Nga giành huy chương tại Tokyo 2020. Ảnh: Internet
WADA và lệnh cấm
WADA là tên viết tắt từ tiếng Anh của Cơ quan Phòng chống Doping Thế giới [World Anti-Doping Agency], một tổ chức phi chính phủ, thành lập từ tháng 10/1999 bởi Ủy ban Olympic Quốc tế [International Olympic Committee - IOC]. Ban đầu trụ sở chính của WADA tại Lausanne, Thụy Sỹ sau đó chuyển văn phòng sang Montreal, Canada trong năm 2020. Hiện WADA có các văn phòng đại diện trên các châu lục.
Với khẩu hiệu “Thi đấu thật - Play True”, nhiệm vụ chính của WADA là tìm kiếm, phát triển năng lực, nghiên cứu khoa học, khuyến khích, tăng cường hợp tác cũng như điều hành, giám sát cuộc chiến chống sử dụng chất kích thích [doping] trong thể thao trên thế giới hiện nay.
Cơ quan này sau thành lập đã đưa ra bộ quy ước về chống sử dụng chất kích thích trong thể thao [World Anti-Doping Code]. Quy ước này đến nay được trên 650 tổ chức thể thao chấp nhận và tuân thủ, bao gồm các liên đoàn thể thao quốc tế, các tổ chức chống sử dụng chất kích thích trong thể thao của các quốc gia, Ủy ban Olympic Quốc tế và Ủy ban Thể thao người khuyết tật quốc tế.
Để phán xử một quốc gia thành viên có tuân thủ theo quy ước này hay không, IOC còn có một Tòa án Trọng tài Thể thao [Court of Arbitration for Sport-CAS] phán xử.
Chính IOC thông qua phán xử của CAS đã đưa ra lệnh cấm nước Nga tham dự Thế vận hội Tokyo 2020 vào tháng12/2019 sau một vụ bê bối sử dụng chất kích thích khét tiếng liên quan tới Thế vận hội Sochi 2014, làm rung chuyển thế giới thể thao lúc đó.
Thế vận hội mùa đông Sochi 2014 tại Nga năm đó, rất nhiều đoàn thể thao là cường quốc thể thao mùa đông trên thế giới ngạc nhiên tự hỏi vì sao họ tận lực như thế mà đoàn thể thao Nga vẫn cứ nhẹ nhàng qua mặt lượm huy chương, kể cả huy chương vàng. Kết thúc thế vận hội này, Nga dẫn đầu với 33 huy chương, trong đó có 13 Huy chương Vàng; còn Na Uy về nhì với 26 huy chương, trong đó có 11 Huy chương Vàng; Canada về thứ ba với 25 huy chương, trong đó có 10 Huy chương Vàng.
Nhưng mọi việc không dừng ở đây. Ngay sau đó, tại Thế vận hội mùa đông dành cho người khuyết tật 2014 cũng ở Sochi, đoàn VĐV Nga đã làm “kinh ngạc” các nước dự giải với tổng cộng 80 huy chương giành được, trong đó có 30 Huy chương Vàng. Trong khi đó nước Đức về nhì đứng liền sau đó nhưng chỉ đúng 15 tấm huy chương, trong đó có 9 Huy chương Vàng.
Sự việc vỡ lở khi bí mật lộ ra. Đó là việc có một phòng được xây dựng liền kề phòng xét nghiệm kiểm tra chất kích thích của Ban tổ chức. Theo quy định, mỗi ngày cơ quan chống doping lấy mẫu thử nước tiểu của các VĐV để kiểm tra doping và để vào phòng xét nghiệm này. Nhưng khi đêm đến, khi phòng xét nghiệm đóng cửa, các mẫu thử nước tiểu này lại được thay thế bằng các mẫu sạch đã chuẩn bị trước đó ở phòng bên.
Kết quả, chẳng có VĐV Nga nào dương tính với chất kích thích, họ cứ thản nhiên thi đấu và “thu hoạch” huy chương. Chính người đứng đầu kế hoạch đánh tráo mẫu thử này Tiến sỹ Grigory Rodchenkov, lãnh đạo của Phòng thí nghiệm cơ quan phòng chống Doping trong thể thao của Nga sau đó đã qua Mỹ và đưa sự tình này lên một bài phỏng vấn trên tờ báo lớn của Mỹ năm 2016, cả thế giới thể thao như ngã ngửa.
Theo một báo cáo của WADA, các quan chức nước Nga đã tổ chức một hệ thống che đậy rất tinh vi, bí mật hủy các mẫu thử nước tiểu bẩn của VĐV nước mình để thay thế bằng các mẫu sạch. Báo cáo này cũng lần ngược lại việc sử dụng chất kích thích bất hợp pháp trong thời gian diễn ra từ Thế vận hội London 2012, từ giải Vô địch Điền kinh thế giới tại Moscow năm 2013 và điển hình nhất là tại Thế vận hội mùa đông Sochi 2014.
Ủy ban Olympic Quốc tế - IOC với báo cáo trên của WADA sau đó đã đưa ra phán quyết, cấm Nga cử đoàn VĐV thi đấu tại các kỳ thế vận hội và các sự kiện thể thao lớn thế giới trong 4 năm tính từ năm 2019.
VĐV Nga theo phán quyết cũng bị cấm thi đấu tại Thế vận hội mùa đông 2018 ở Pyeongchang, Hàn Quốc. Trước đó, trong năm 2015, các VĐV điền kinh Nga bị cấm thi đấu với tư cách đại diện cho quốc gia. Trong thời gian bị phạt, Nga không được đăng cai hoặc tham gia tranh cử đăng cai bất kỳ sự kiện Olympic, Paralympic hoặc giải vô địch thế giới nào. Các quyết định trao quyền đăng cai cho Nga trước đó, nếu có, sẽ bị thu hồi.
Nước Nga cho đến nay vẫn kiên quyết phủ nhận mọi liên quan đến kế hoạch sử dụng chất kích thích có hệ thống, được nhà nước tài trợ; cho rằng nhiều quốc gia đã “chính trị hóa” chuyện thể thao và kháng cáo lệnh cấm ban đầu 4 năm của IOC tính từ năm 2019.
Mặc dù trong năm 2020 Tòa án Trọng tài Thể thao CAS đã phán xử lại, rút ngắn thời hạn cấm ban đầu từ 4 năm được giảm xuống còn 2 năm nhưng trong năm 2021 này Nga không thể cử đội tuyển góp mặt tại Thế vận hội Tokyo 2020, sau đó là Thế vận hội Người khuyết tật Paralympic Tokyo 2020.
Trong năm 2022 sắp đến Nga cũng sẽ không được tham dự Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh 2022. Trong trường hợp nước Nga dù có đủ điều kiện vẫn không được tham dự Vòng chung kết giải Bóng đá thế giới FIFFAWorld Cup 2022 tại Qatar, trừ trường hợp thi đấu dưới một cái tên trung lập. [Nhưng một điều vui là vừa qua Nga vẫn được phép tham dự Vòng chung kết UEFA Euro 2020 vì IOC và WADA cho rằng giải đấu này chỉ ở cấp khu vực châu Âu].
Cho đến ngày 16/12/2022 khi lệnh trừng phạt kết thúc, Nga theo phán quyết không được tham dự bất kỳ sự kiện thể thao thế giới nào khi có WADA tham dự. Nước này chỉ được phục hồi sau lệnh cấm nếu tuân thủ lệnh trừng phạt, nộp tất cả các khoản đóng góp lẫn số tiền phạt lên đến 1,27 triệu USD từ chi phí điều tra vụ bê bối này.
VĐV Nga vẫn có mặt
Với rất nhiều VĐV Nga, nhất là những người không liên quan đến việc sử dụng chất kích thích, việc cấm thi đấu tại các kỳ Olympic là một thiệt thòi nếu không nói là bất công rất lớn cho họ.
Đời người có hạn. Được thể hiện mình và giành huy chương trên đấu trường lớn nhất hành tinh luôn là niềm khát khao mà không ai có thể dễ dàng làm được. Phải ở một độ tuổi nào, một quãng đời nào, một sự tập luyện kiên trì hay một tài năng thiên phú nào mới giành được quyền đại diện cho đất nước mình đi thi tài trên đấu trường lớn nhất hành tinh này. Mà Olympic mùa hè hay Olympic mùa đông thì cũng chỉ tổ chức 4 năm 1 lần.
IOC đã nhìn thấy điều này từ lâu nên mở một cánh cửa sổ cho tất cả các VĐV không liên quan đến chất kích thích có thể tranh tài tại thế vận hội. Trong trường hợp bị cấm này của nước Nga, các VĐV Nga có thể có mặt tranh tài dưới một lá cờ trung lập: cờ Olympic!
Tại Tokyo 2020 năm nay có 2 đoàn trung lập như vậy, một là đoàn thể thao người tỵ nạn 29 VĐV và đoàn thể thao Nga đông hơn nhiều, với 335 VĐV.
Trong các trận đấu, các VĐV Nga thay vì dùng quốc kỳ Nga sẽ dùng lá cờ của Ủy ban Olympic Nga [Russian Olympic Committee - ROC] có hình ngọn đuốc Olympic với biểu tượng màu xanh lam, đỏ và trắng của cờ Nga. Còn quốc ca Nga dành cho VĐV chiến thắng sẽ là bản hòa tấu Piano số 1 của Tchaikovsky - nhà soạn nhạc người Nga.
Là một cường quốc thể thao, các VĐV Nga vẫn thể hiện mình rất tốt tại thế vận hội lần này thông qua các tấm huy chương họ giành được trong rất nhiều bộ môn. Nhưng như nhiều nhà chuyên môn nhận xét, lệnh cấm về lâu dài với việc vắng mặt tại các giải đấu lớn sẽ có tác động nhất định, có thể làm nước Nga tụt dần vị thế của mình trên đấu trường thể thao thế giới.
VIẾT TRỌNG

Olympic Tokyo hạn chế quay hình ảnh gợi dục của nữ vận động viên

Hướng tới mục tiêu bình đẳng giới, cơ quan phát thanh truyền hình của Olympic Tokyo 2020 hạn chế quay cận trang phục và bộ phận cơ thể của vận động viên.

07:59 27/7/2021

Mệt mỏi vì bị 'tình dục hóa', VĐV Olympic mặc trang phục thi đấu kín

Đội tuyển thể dục dụng cụ nữ của Đức mặc unitard với quần dài đến mắt cá chân cho buổi thi đầu tiên của họ tại Thế vận hội Tokyo 2020.

19:58 26/7/2021

Tại sao các VĐV Nga lại thuộc đoàn ROC tại Olympic Tokyo 2020?

Trọng Khang
13:58 ngày 24-07-2021
  • 7
  • 2
Tại Olympic Tokyo 2020 có một đoàn thể thao khá lạ mang tên ROC gồm toàn các VĐV đến từ Nga. Đây là các VĐV không đại diện cho đoàn thể thao Nga nhưng vẫn được Ủy ban Olympic quốc tế [IOC] cho phép thi đấu bình đẳng với các đối thủ.

Mục lục

Lịch sửSửa đổi

Ủy ban Olympic Nga được thành lập vào năm 1911 bởi đại diện của các hiệp hội thể thao Nga tại một cuộc họp ở Sankt-Petersburg, trong khuôn viên của Hiệp hội Tiết kiệm nước Đế quốc Nga [số 50 phố Sadovaya], khi quy chế được thông qua và các thành viên của ủy ban được bầu.

Chủ tịch đầu tiên của Ủy ban Olympic Nga là Vyacheslav Sreznevsky[1].

Theo quyết định của Hội đồng lập hiến ngày 1 tháng 12 năm 1989, Ủy ban Olympic toàn Nga được thành lập như một tổ chức công độc lập. Vào ngày 13 tháng 8 năm 1992, nó chính thức được đặt tên là Ủy ban Olympic Nga [ROC]. Ủy ban Olympic Quốc tế [IOC] đã nhận được sự công nhận cuối cùng và đầy đủ của ROC với tư cách là người kế nhiệm hợp pháp của Ủy ban Olympic Liên Xô [hay NOC USSR] tại Kỳ họp thứ 101 của IOC vào tháng 9 năm 1992.

Vào tháng 11 năm 2017, ROC đã ra mắt trang web mang tên "Team Russia" [Đội tuyển Nga] chuyên cung cấp tin tức về kết quả của các vận động viên Nga trong các sự kiện thể thao[2].

2017 đến naySửa đổi

Vào ngày 5 tháng 12 năm 2017, Ủy ban Olympic Nga đã bị IOC đình chỉ vì tham gia vào một chương trình doping do nhà nước tài trợ[3].

Vào ngày 28 tháng 2 năm 2018, sau khi hoàn thành kiểm tra doping đối với các vận động viên Nga tham dự Thế vận hội mùa đông 2018, IOC đã khôi phục lại Ủy ban Olympic Nga, bất chấp hai cuộc kiểm tra chất cấm không thành công[4].

Vào ngày 9 tháng 12 năm 2019, Cơ quan phòng chống doping thế giới [WADA] đã cấm Nga tham gia tất cả các sự kiện thể thao quốc tế trong 4 năm sau khi phát hiện ra rằng dữ liệu do Cơ quan phòng chống doping Nga [RADA] cung cấp đã bị chính quyền Nga thao túng với mục đích bảo vệ các vận động viên tham gia chương trình doping do nhà nước tài trợ. Nga sau đó đã đệ đơn lên Tòa án Trọng tài Thể thao [CAS] để chống lại quyết định của WADA[5]. Tòa án Trọng tài Thể thao sau khi xem xét kháng cáo của Nga đối với trường hợp của họ từ WADA, đã ra phán quyết vào ngày 17 tháng 12 năm 2020 để giảm hình phạt mà WADA đã đưa ra. Thay vì cấm Nga tham gia các sự kiện thể thao, phán quyết này cho phép Nga tham gia Thế vận hội và các sự kiện quốc tế khác, nhưng trong thời hạn hai năm [tức đến hết 2022], đội không được sử dụng tên, quốc kỳ hoặc quốc ca của Nga và phải thể hiện mình là "Vận động viên trung lập" hoặc "Đội trung lập". Phán quyết cho phép đồng phục của các vận động viên hiển thị từ "Nga" trên đó cũng như sử dụng màu cờ Nga trong thiết kế của đồng phục, mặc dù vậy tên phải có giá trị tương đương với tên gọi "Vận động viên/Đội trung lập".[6] Nga có thể kháng cáo quyết định này[6].

Vào ngày 19 tháng 2 năm 2021, có thông báo rằng Nga sẽ thi đấu dưới tên viết tắt thay thế tạm thời là "ROC", được lấy theo tên của Ủy ban Olympic Nga [Russian Olympic Committee]. Sau đó, IOC thông báo rằng quốc kỳ Nga sẽ được thay thế bằng lá cờ của Ủy ban Olympic Nga. Bộ đồng phục có dòng chữ "Ủy ban Olympic Nga", cũng sẽ được phép sử dụng, hoặc từ viết tắt "ROC" sẽ được thêm vào[7]. Cái tên này từng gây xôn xao dư luận Đài Loan do trong quá khứ thì đoàn thể thao Đài Loan khi tham dự Thế vận hội cũng đã từng dùng tên viết tắt là "ROC", được lấy theo từ "Trung Hoa Dân Quốc" [Republic of China], ngày nay thì nó đã được đổi thành "TPE", hay đầy đủ là "Đài Bắc Trung Hoa" [Chinese Taipei][8].

Vào ngày 15 tháng 4 năm 2021, đồng phục dành cho các vận động viên của Ủy ban Olympic Nga đã được công bố, có các màu sắc của quốc kỳ Nga[9][10]. Vào ngày 22 tháng 4 năm 2021, việc thay thế bài quốc ca của Nga đã được IOC chấp thuận, sau khi một lựa chọn trước đó là bài hát ái quốc thời chiến "Katyusha" bị từ chối. Thay vào đó một đoạn của bản Concerto số 1 của Pyotr Tchaikovsky đã được sử dụng như một quốc thiều tạm thời[11][12].

TTO - Đó là đoàn thể thao trung lập gồm 333 vận động viên [VĐV] người Nga và đoàn thể thao người tị nạn 29 VĐV. Cả hai đoàn đều phải đứng ngoài cuộc đua huy chương.

  • Lịch thi đấu môn bóng đá nam Olympic Tokyo 2020
  • Đoàn thể thao Việt Nam lên đường đến Olympic Tokyo 2020
  • Một VĐV 'mất tích' bí ẩn ở Olympic Tokyo vì muốn có cuộc sống tốt hơn

Đoàn thể thao người tị nạn từng nhận được rất nhiều sự ủng hộ ở Olympic 2016 - Ảnh: Olympic

Sau khi bê bối doping bị phanh phui, Ủy ban Olympic quốc tế [IOC] áp đặt lệnh trừng phạt cấm thể thao Nga tham dự các sự kiện thể thao quốc tế trong 4 năm kể từ năm 2018.

Án phạt này sau đó được giảm xuống 2 năm và IOC cũng cho phép các VĐV trong sạch của Nga được thi đấu ở Olympic Tokyo dưới màu cờ trung lập.

Khát vọng vực dậy của thể thao Nga

Tại Olympic Tokyo 2020, tuy các VĐV Nga sẽ tiếp tục thi đấu dưới danh nghĩa của Ủy ban Olympic Nga [ROC] nhưng họ không được phép sử dụng quốc kỳ của Nga. Thay vào đó, lá cờ của họ sẽ mang biểu tượng 5 vòng tròn truyền thống của Olympic.

Các VĐV Nga mặc trang phục in biểu tượng hình ngọn lửa được nối liền bởi sọc đỏ và xanh [gần giống quốc kỳ Nga] và quốc ca Nga được thay bằng một bản nhạc của nhạc sĩ huyền thoại Pyotr Tchaikovsky.

Dù không được tham dự cuộc đua huy chương ở Olympic Tokyo nhưng các VĐV Nga sẽ nỗ lực hết sức vì thành tích cá nhân và cũng để chứng tỏ thể thao Nga đã vực dậy sau vụ bê bối. Thật vậy, chỉ tính ở Olympic 2012, Nga đã bị tước 15 huy chương, gồm 5 HCV, 8 HCB và 2 HCĐ.

Vấn đề là thể thao thế giới vẫn hoài nghi rằng hệ thống doping của Nga vẫn chưa bị đưa ra ánh sáng. Điều này thể hiện qua sự sa sút của thể thao Nga kể từ khi họ bị siết chặt quản lý trong vấn đề doping.

Ở Olympic 2000, Nga vươn đến đỉnh cao với 32 HCV nhưng sau đó giảm dần và đến Olympic 2016 chỉ còn 19 HCV, 17 HCB và 20 HCĐ.

Phải chăng khi không còn doping, thể thao Nga đã sa sút thảm hại? Đó là câu hỏi liên quan đến danh dự mà những VĐV Nga thi đấu dưới màu cờ trung lập cần phải trả lời ở Olympic Tokyo.

Đoàn thể thao giàu cảm xúc nhất

Với đoàn thể thao người tị nạn, được có mặt tại Olympic đã là một chiến tích vĩ đại của 29 VĐV đến từ nhiều quốc gia như Syria, Congo, Nam Sudan, Iran, Afghanistan...

5 năm trước, Olympic 2016 đã đánh dấu sự ra đời của đoàn thể thao người tị nạn với tổng cộng 10 thành viên. Dù ít ỏi và không đạt được thành tích đáng kể gì nhưng sức hút của đoàn này chẳng kém gì so với các ngôi sao hàng đầu thế giới.

Khoảnh khắc các nữ kình ngư Yursa Mardini hay Rami Anis bước xuống hồ bơi hoặc phòng họp báo, hàng trăm ống kính đã chĩa về họ.

Sau 5 năm, Mardini vẫn tiếp tục có mặt ở Olympic Toyo bằng suất vé mời dành cho đoàn thể thao tị nạn. 10 năm trước, Mardini là tay bơi trẻ hàng đầu của Syria. Nhưng rồi cuộc nội chiến khốc liệt đã khiến nhiều gia đình như Mardini mất tất cả.

Năm 2015, Mardini cùng em gái trốn khỏi Syria để sang Lebanon rồi Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp. Trải qua nhiều ngày lênh đênh trên biển rồi đi bộ, hai chị em Mardini cuối cùng cũng đến được Đức. Sau đó, cô được tập luyện tại một CLB ở Berlin.

Và sáng kiến thành lập đoàn thể thao người tị nạn của IOC đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời của những người như Mardini. Các VĐV tị nạn xuất sắc trên khắp thế giới được IOC tập hợp và trao cho họ cơ hội trong mơ: tham dự Olympic.

Trong số đó có Lokonyen - một cô gái người Nam Sudan đã bắt đầu chạy điền kinh từ khi còn sống trong trại tị nạn ở Kenya, Keletela - nam VĐV chạy tốc độ từng chạy trốn khỏi Congo sau khi cha mẹ chết trong chiến tranh...

Các VĐV tị nạn có thể không giành được huy chương, nhưng sự hiện diện của họ tại Olympic đã là những câu chuyện truyền cảm hứng.

'Thần đồng' quần vợt Mỹ Coco Gauff chia tay Olympic Tokyo vì dương tính COVID-19

TTO - Tay vợt 17 tuổi người Mỹ Coco Gauff đã phải rút lui khỏi Olympic Tokyo 2020, sau khi kết quả kiểm tra mới nhất của cô dương tính với COVID-19 vào rạng sáng 19-7.

Lý do Nga không tham gia Olympic

Quay trở lại quá khứ vào năm 2015 khi hàng loạt vận động viên Nga bị phát hiện sử dụng chất cấm trong thi đấu. Đây là bê bối thể thao rất lớn của nước Nga, chính vì lý do đó họ đã nhận lệnh trừng phạt cấm tham dự các sự kiện thể thao trên toàn cầu trong vòng 4 năm từ Ủy ban Olympic quốc tế [IOC], tính từ năm 2018.

Theo lệnh cấm trên thì Nga sẽ không thể tham gia Olympic Tokyo 2020 và ngay cả World Cup 2022 cũng sẽ vắng mặt nước Nga.

Vì sao Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế nhẹ tay với Nga ?

Đăng ngày: 04/08/2016 - 17:09

Tú Anh

Hàng trăm vận động viên Nga sẽ tham gia Thế Vận Hội Rio 2016. Cho dù bản báo cáo của Cơ quan Thế giới chống doping AMA kết luận có bằng cớ bộ Thể Thao Nga tổ chức gian lận với sự tiếp tay của mật vụ FSB và đề nghị trừng phạt Nga, Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế CIO cuối cùng đã chọn thái độ chừng mực.

Quảng cáo
Đọc tiếp

Nga không bị trục xuất, nhưng với 119 vận động viên điền kinh chính thức bị loại, hình ảnh nước Nga của ông Putin bị thiệt hại nhiều. Bị tố giác vào tháng 11/2015, tệ nạn « doping có hệ thống » trong giới vận động viên điền kinh Nga và do chính Liên đoàn Quốc gia và Cơ quan chống dùng thuốc kích thích của Nga tổ chức đã gây chấn động thế giới Olympic. Quả bom gian lận cấp quốc gia này đã gây sóng gió cho đến ngày khai mạc Olympic Rio 05/08/2016.

Bản báo cáo công bố ngày 18/07/2016 của ủy ban điều tra độc lập Mc Laren, tên của luật gia Canada do Cơ quan Thế giới chống dùng thuốc kích thích AMA ủy nhiệm, đã chỉ rõ qui mô « quốc gia » của nạn dùng thuốc kích thích trong giới vận động viên Nga : không giới hạn trong Thế Vận Mùa Đông ở Sotchi và cũng không giới hạn trong bộ môn điền kinh.

Từ năm 2011 đến 2015, Cơ quan chống doping của Nga, dưới sự giám sát của bộ Thể Thao và sự tiếp tay của mật vụ FSB, hậu thân của KGB, đã sửa đổi các kết quả xét nghiệm từ « có » thành « không ». Tổng cộng, 30 bộ môn thể thao của Nga đều gian lận.

Ủy ban điều tra Mc Laren đưa ra danh sách chi tiết và rất dài, đứng đầu là điền kinh với 139 mẫu, cử tạ với 117 mẫu, đô vật 28, xe đạp 26, bơi lội 18 …

Tuy nhiên, cho dù tệ nạn doping « có tổ chức » ở cấp độ Nhà nước và trong Ủy Ban Thế Vận Nga , Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế đã không sử dụng biện pháp trục xuất thành viên Nga. Đổi lại, các vận động viên Nga phải qua ba lần thanh lọc : phải được sự chấp thuận của Liên đoàn quốc tế liên hệ, không bị Toà án Trọng tài Thể thao TAS bác đơn kháng cáo và cuối cùng là phải được đèn xanh của một ủy ban đặc biệt gồm ba « thẩm phán » do CIO chỉ định.

Nếu nhìn vào thành phần « thẩm phán » này, người ta có thể dự đoán kết quả ít nhiều thuận lợi cho Nga.

Tuy nhiên, theo quan điểm của Matxcơva, do CIO không thể tự làm mất mặt nên tìm mọi cách để giới hạn số vận động viên Nga tham gia Thế Vận Rio. Theo luận điểm này, do bị chỉ trích quá bao dung đối với nước Nga, giờ đây CIO phải đặt thêm điều kiện để gây khó khăn cho Nga qua « Ủy ban đặc biệt ba thẩm phán ».

Báo Moskovsky Komsomolets cho rằng ủy viên Claudia Bokel, cựu vận động viên kiếm thuật của Đức có lập trường trừng phạt tập thể. Tuy nhiên, tờ báo đại chúng này không nói rõ là thành viên thứ hai, bác sĩ Ugur Erdener, người Thổ Nhĩ Kỳ và cũng là chủ tịch Liên đoàn bắn cung quốc tế cho rằng các cung thủ của Nga không có gì để nghi ngờ. Vị « thẩm phán » thứ ba là con trai của cựu chủ tịch CIO Juan-Antonio Samaranch, người Tây Ban Nha, cũng chống lại biện pháp trừng phạt tập thể.

Kiểm tra doping. Ảnh minh họa. REUTERS/Sergei Karpukhin/File Photo

Những lý do giải thích thái độ chừng mực của CIO

Theo Armand de Rendiger, chuyên gia quốc tế về phong trào Olympic thì nếu CIO « đập mạnh » thì sẽ đi ngược lại nguyên tắc sinh hoạt của tổ chức Thế Vận Quốc Tế . Ông nhận định trên Le Figaro như sau :

Tuy là chủ nhân của Thế Vận Hội nhưng CIO không có quyền trừng phạt tập thể với lý do có đông đảo vận động viên của một liên đoàn phạm tội gian lận. Làm như vậy là bất công đối với những vận động viên không gian dối.

Thứ hai, CIO tuy có quyền trục xuất một Ủy ban Thế vận Quốc gia thành viên vì có sự can thiệp chính trị của Nhà nước như đã trừng phạt Koweit và Irak nhưng không thể làm như thế trong trường hợp « doping ».

Thế Vận Rio đã gặp nhiều khó khăn. Chuyện gian lận của vận động viên điền kinh Nga chỉ là vấn đề bổ sung mà thôi. Nga, cũng như Mỹ, Canada, Úc và Ý là những nước đóng góp rất nhiều cho nguồn tài chính của CIO. Đụng chạm với một trong những nhà tài trợ này về tiền nong, vận động viên hay hình ảnh quốc gia sẽ gây nhiều hậu quả xấu về sau.

Cũng theo chuyên gia Armand de Rendiger, chủ tịch CIO Thomas Bach, người Đức, hiện nay là một nhà « ngoại giao tinh tế » : Một người khác chắc chắn sẽ đập bàn tuyên bố bất chấp hệ quả tài chính và hình ảnh để trừng phạt Nga đến nơi đến chốn. Thế nhưng vị chủ tịch người Đức này biết rõ CIO đối phó với nhiều vấn đề. Do vậy, biện pháp hay nhất là giải quyết từng vấn đề một, xong chuyện này đến chuyện khác trong một thế giới mà thể thao thế vận đã trở thành một chuyện quốc sự.

Chủ tịch CIO Thomas Bach điều hành Ủy Ban Thế Vận với bàn thay sắt tùy theo mục đích và tham vọng của ông. Juan-Antonio Samaranch quản lý CIO [1980-2001] trong bối cảnh Ủy Ban mở cửa đón nguồn tài trợ tư nhân và giới quản trị chuyên nghiệp. Jaques Rogge [2001-2013] lên kế vị, chọn thái độ trung lập, để phải nỗ lực chỉnh đốn hệ quả thời Samaranch. Từ 2013 đến nay, Thomas Bach phải chứng tỏ khả năng chiến lược từ thể thao cho đến chính trị để điều hành CIO.

Ủy Ban Quốc Tế CIO không muốn phải đối đầu với một loạt vụ kiện tụng với các Ủy ban Quốc gia và vận động viên sau khi Thế Vận Hội Rio bế mạc. Chủ tịch Thomas Bach còn nhiều ưu tiên và ưu tư cải cách cơ cấu điều hành tổ chức nhất là về tài chính.

CIO nương tay nhưng Nga đã mất nhiều uy tín

Địa chiến lược chính là lý do sâu xa nhất theo nhà phân tích Pascal Boniface, giám đốc Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Iris. Tác giả quyển sách « JO Politique » khen ngợi một quyết định địa chiến lược « thông minh » của CIO.
Sau đây là bài phỏng vấn do báo Le Figaro ngày 02/08/2016 thực hiện :

Le Figaro : Theo ông thì vì sao CIO trao cho các liên đoàn thể thao liên hệ trách nhiệm trục xuất vận động viên Nga ?

Pascal Boniface : CIO đã lấy quyết định địa chính trị sáng suốt. Các bằng chứng tệ nạn dùng thuốc kích thích được tổ chức ở cấp quốc gia rất rõ ràng. Tuy nhiên, CIO không muốn làm cho Nga bị sỉ nhục như Nam Phi thời chế độ Apartheid và Afghanistan khi Taliban chiếm chính quyền năm 2000 và cấm phụ nữ chơi thể thao. Tôi nghĩ rằng CIO muốn giữ thái độ chừng mực là chỉ trừng phạt những vận động viên Nga gian lận nhưng không trừng phạt « nước Nga ».

Ông Putin và người Nga sẽ la hoảng đây là âm mưu của Tây phương còn người Tây phương sẽ chỉ trích CIO thiếu cứng rắn. Tuy vậy, thái độ chừng mực này của CIO cũng đủ làm Putin thua ngược và hình ảnh của nước Nga đã bị sứt mẻ rất nhiều.

Le Figaro : Trong bối cảnh khủng hoảng chính trị-kinh tế- thể thao trong những tháng gần đây, vị thế của nước Nga tại Rio ra sao ?

Pascal Boniface : Nước Nga, chủ nhà tổ chức cúp bóng đá thế giới trong hai năm tới đây, đã bị mất mặt vì Liên đoàn Điền kinh Quốc tế cấm vận động viên Nga tham sự Thế Vận Rio. Hệ quả tất yếu là Nga sẽ bị mất nhiều huy chương. Nhục thứ hai là đội tuyển bóng đá Nga bị loại ngay vòng một ở cúp vô địch Châu Âu Euro 2016 vừa qua trong khi chỉ còn hai năm là họ tổ chức cúp Thế giới. Không phải chỉ có sự yếu kém của các cầu thủ mà chính tác phong của ủng hộ viên du côn hooligans Nga làm dư luận chê cười. Thế mà cúp Vô địch Thế giới 2018 rất quan trọng đối với tổng thống Putin, với những thử thách về hình ảnh nước Nga và an ninh trong hai năm tới đây. Ông Putin cần một World Cup thành công mỹ mãn từ việc tiếp đón các phái đoàn cầu thủ và ủng hộ viên ngoại quốc cho đến trình độ của bóng đá Nga để tô điểm cho hình ảnh đất nước của ông. Tổng thống Putin kỳ vọng vào thể thao nhưng bị thua điểm về hình ảnh.

Le Figaro : Thế Vận Hội ngày nay phải biểu hiệu cho những giá trị nào và cần phải tránh những sai trái nào ?

Pascal Boniface : Bị nghi ngờ gian lận, dùng thuốc tăng lực trái phép là chuyện quan trọng cần phải tránh. Do vậy phải trừng phạt nặng nề tội này. Sự kiện CIO gia tăng biện pháp bài trừ doping và khả năng [khoa học] cho phép truy ngược thời gian tìm bằng chứng ai là kẻ gian lận là một bảo đảm cho tương lai. Những Thế Vận Hội xứng đáng được tôn trọng và thể thao hoàn toàn trong sạch. Thế Vận Hội phải cống hiến hình ảnh tích cực, hình ảnh của những cuộc thi tài minh bạch trong đó mọi vận động viên xứng đáng phải có chổ đứng và mọi gian trá phải bị cấm triệt để.

Làng thế vận, nơi sinh hoạt của hàng chục ngàn vận động viên đến từ hàng trăm quốc gia đại diện cho nhiều bộ môn thể thao khác nhau phải là biểu tượng của ngôi làng toàn cầu và của nhân loại.Số phận của đoàn vận động viên điền kinh Nga, với chứng cớ dùng thuốc kích thích rõ như ban ngày, xem như đã an bài. Theo tin giờ chót, 11 võ sĩ quyền Anh của Nga, 9 nam, 2 nữ vừa được đèn xanh tham dự JO Rio. Phái đoàn Nga đến Rio cũng còn khá đông đảo với khoảng 260 vận động viên theo thông tin cho đến ngày 04/08 , tuy CIO vẫn chưa thông báo quyết định chính thức, 24 giờ trước khi Thế Vận Hội khai mạc.

Bộ trưởng thể thao Nga Vittali Moutko cám ơn CIO nhẹ tay, không trục xuất Ủy Ban Thế Vận Nga trong kỳ Olympic Rio.

  • Tạp chí
  • Thể thao
  • Quốc tế
  • Nga
  • Olympic Rio 2016
  • Thế vận hội

Video liên quan

Chủ Đề